Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, việc tổ chức đấu thầu theo phương thức đối tác công tư (PPP) phải bảo đảm cạnh tranh, công bằng và minh bạch, không hình thức, không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" …
Theo dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn TP. Hà Nội, không gian ngầm đô thị phải được phân vùng chức năng theo mục đích sử dụng và theo chiều thẳng đứng; phân vùng không gian gắn với không gian trên mặt đất để quản lý, khai thác, sử dụng…
Theo tính toán sơ bộ, sau khi hợp nhất Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ giảm khoảng 3.600 đầu mối đơn vị, tổ chức tương ứng 37,7% so với hiện nay...
Tại Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1/2025, một số đại biểu đề nghị nên coi dạy thêm, học thêm là hoạt động có điều kiện, tổ chức dạy học có nơi, có chỗ, có đăng ký để quản lý chặt chẽ, giảm trục lợi, tiêu cực...
Việc quy định đối tượng nhà giáo có trình độ, học hàm, học vị cao, nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù có thể được kéo dài thời gian làm việc và nghỉ hưu ở tuổi cao hơn là cần thiết và hợp lý nhằm tận dụng, khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao…
Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trong tháng 02 năm 2025 để học sinh, giáo viên và các nhà trường, các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động chuẩn bị cho công tác tuyển sinh...
Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân trong nước tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực...
Ứng dụng bức xạ, đồng vị phóng xạ và phát triển điện hạt nhân có đóng góp quan trọng và hiệu quả cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân...
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, nhiều lĩnh vực kinh tế đã khởi sắc ngay từ tháng đầu năm 2025, tạo nền tảng vững chắc cho một năm được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. Đáng chú ý, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm trước, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thuận lợi, ...
Sau giai đoạn 1 quy hoạch báo chí, Việt Nam đang có trên 800 cơ quan báo chí. Vấn đề kinh tế báo chí và cơ chế tài chính báo chí đang được phân tích để đưa ra giải pháp giúp báo chí phát triển. Tuy vậy, cơ chế tài chính báo chí vẫn còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ...
Giải Pulitzer Mỹ 2024 công bố vào ngày 6/5/2024 vừa qua đã đánh dấu sự trỗi dậy của những định dạng mới như là một lực lượng đáng gờm trong báo chí. Báo mạng cũng đã vượt qua báo giấy truyền thống với việc có nhiều các ứng cử viên cho giải hơn bao giờ hết...
Sự xuất hiện của trợ lý thông tin kinh tế, Askonomy, không chỉ giúp tạo thêm giá trị gia tăng cho phiên bản số của Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, mà còn mang đến một “cuộc cách mạng” về việc truyền tải tin tức báo chí bằng công nghệ...
Trong đợt 2 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều nội dung, dự án luật quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng; biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp (trong đó có nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021– 2030 và giảm thuế giá trị gia tăng)...
Theo Bộ Y tế, để giải quyết các vấn đề liên quan đến đảm bảo cung ứng thuốc triệt để và lâu dài, cần điều chỉnh các chính sách phù hợp với thực tiễn, trong đó sửa đổi Luật Dược là giải pháp trọng tâm hàng đầu...
Chiều 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...
Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030 đưa ra định hướng tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 15,85 triệu ha, trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm 51,5%; mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0-5,5%/năm. Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Quy hoạch là 217.305 tỷ đồng…
Từ ngày 12 đến ngày 14/6/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 42. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì Kỳ họp...
Sáng 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng...
Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đã phần nào đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các quy định trong bản dự thảo vẫn bộc lộ những nội dung cần được hoàn chỉnh hơn nữa…
Nhiều quy định của luật Khoa học và Công nghệ đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật hiện hành...
Hoạt động điều tra cơ bản đất đai là thông tin đầu vào hết sức quan trọng và cần thay đổi tư duy trong xác định những khu vực cần điều tra, các thông số sát thực tế, chính xác để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi biến động tài nguyên đất quốc gia...
Cả nước hiện có trên 2.000 km đường bộ cao tốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phát động phong trào thi đua 500 ngày để hoàn thành 3.000 km cao tốc trước ngày 31/12/2025; đồng thời chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để xử lý những khó khăn, vướng mắc...