Bài toán tiến độ của Bộ trưởng Đinh La Thăng
Từ những động thái quyết liệt của Bộ trưởng Đinh La Thăng, bức tranh tiến độ của ngành này có thay đổi căn bản?
Làm gì để thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông vẫn đang trong tình trạng ì ạch là nội dung dự kiến được thảo luận kỹ tại hội nghị tổng kết ngành giao thông tổ chức ngày 7/1 tại Hà Nội.
Chậm tiến độ là tình trạng chung của nhiều dự án giao thông trong nhiều năm liền. Trong năm 2011 vừa qua, nhiều dự án vẫn tiếp tục điệp khúc đó.
Mạng lưới các đường vành đai của Hà Nội có thể coi là một ví dụ tiêu biểu. Trong nhiều năm liền, trải qua nhiều nhiệm kỳ chủ tịch của thành phố Hà Nội cũng như nhiều nhiệm kỳ bộ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải, mạng lưới này vẫn dang dở.
Đến đầu tháng 12/2011, tình hình chậm tiến độ của các dự án giao thông trên toàn quốc đã được Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận.
Đáng chú ý là, theo Vụ Kế hoạch đầu tư thuộc bộ này, tình trạng chậm tiến độ diễn ra khá phổ biến tại các dự án sử dụng vốn ODA. Cụ thể, trong số 36 dự án ODA mà ngành này đang triển khai với tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD, thì hiện nay mới chỉ ký hợp đồng vay vốn với các nhà tài trợ khoảng hơn 7,9 tỷ USD.
Nhưng đáng chú ý hơn, trong số vốn đã ký hợp đồng vay, cũng chỉ mới giải ngân được hơn 3,7 tỷ USD, đạt khoảng hơn 47,2%. So với tổng vốn đã cam kết, phần giải ngân là quá khiêm tốn.
Ngày 14/12/2011 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có cuộc họp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), một trong những nhà tài trợ chính cho các dự án giao thông sử dụng vốn ODA tại Việt Nam để kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án trong năm 2011.
Tại cuộc họp này, vấn đề thúc đẩy tiến độ đã được JICA đặt ra và hai bên đã thống nhất sẽ tổ chức hội thảo trao đổi với JICA và các nhà tài trợ khác để thống nhất quan điểm về nâng cao năng lực, mô hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA.
Đối với các dự án sử dụng vốn trong nước, năm 2011, với “hiệu ứng” từ chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án giao thông nói chung có sự chững lại nhất định.
Tuy nhiên, tín hiệu mừng là một số dự án, công trình đã được khởi công, hoàn thành như khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C; dự án hợp long cầu Đầm Cùng thuộc dự án đường Hồ Chí Minh; khởi công dự án thành phần 1 (km 0 - km 123) thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo quốc lộ 20; khánh thành nhà ga cảng hàng không Buôn Ma Thuột; khánh thành nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; khởi công xây dựng 3 cầu đường bộ Tam Bạc (Hải Phòng), Thị Cầu (Bắc Ninh - Bắc Giang) và Đồng Nai (Đồng Nai)…
Theo ông Nguyễn Văn Công, người phát ngôn của Bộ Giao thông Vận tải thì nguồn ngân sách nhà nước các dự án của Bộ trong năm 2011 đã thực hiện được 11.900,1 trên 7.190 tỷ đồng được giao theo kế hoạch, đạt 165,5%, so với năm 2010 tăng 3,6%.
Đối với nguồn vốn trái phiếu chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm là 11.000 tỷ đồng, nhưng 12 tháng năm 2011 đã thực hiện 12.816,4 đồng, đạt 116,5% so với kế hoạch.
Trong khi đó, đối với các dự án BOT như dự án đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình; dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn vành đai 2 - Dầu Giây), khối lượng thực hiện cũng đã đạt 8.787,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngay cả khi các số liệu thống kê có thể hiện một bức tranh toàn cảnh khá tích cực, thì tình trạng chậm tiến độ của nhiều dự án giao thông trên toàn quốc, vẫn là điều không thể phủ nhận.
Ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có một số quyết định khá quyết liệt nhằm chấn chỉnh tình trạng chậm tiến độ tại một số dự án giao thông quan trọng, tiêu biểu là tại dự án nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Ngồi lại với các “tư lệnh” của mình tại hội nghị ngành, bao gồm lãnh đạo các ban quản lý dự án, các sở và các doanh nghiệp ngành giao thông, hẳn Bộ trưởng hẳn sẽ phải tiếp tục có những động thái mới nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông nói chung, điều mà ông khá trăn trở và ít nhiều đã ghi dấu ấn trong mấy tháng đầu tiên của nhiệm kỳ?!
Chậm tiến độ là tình trạng chung của nhiều dự án giao thông trong nhiều năm liền. Trong năm 2011 vừa qua, nhiều dự án vẫn tiếp tục điệp khúc đó.
Mạng lưới các đường vành đai của Hà Nội có thể coi là một ví dụ tiêu biểu. Trong nhiều năm liền, trải qua nhiều nhiệm kỳ chủ tịch của thành phố Hà Nội cũng như nhiều nhiệm kỳ bộ trưởng của Bộ Giao thông Vận tải, mạng lưới này vẫn dang dở.
Đến đầu tháng 12/2011, tình hình chậm tiến độ của các dự án giao thông trên toàn quốc đã được Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận.
Đáng chú ý là, theo Vụ Kế hoạch đầu tư thuộc bộ này, tình trạng chậm tiến độ diễn ra khá phổ biến tại các dự án sử dụng vốn ODA. Cụ thể, trong số 36 dự án ODA mà ngành này đang triển khai với tổng mức đầu tư hơn 16 tỷ USD, thì hiện nay mới chỉ ký hợp đồng vay vốn với các nhà tài trợ khoảng hơn 7,9 tỷ USD.
Nhưng đáng chú ý hơn, trong số vốn đã ký hợp đồng vay, cũng chỉ mới giải ngân được hơn 3,7 tỷ USD, đạt khoảng hơn 47,2%. So với tổng vốn đã cam kết, phần giải ngân là quá khiêm tốn.
Ngày 14/12/2011 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có cuộc họp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), một trong những nhà tài trợ chính cho các dự án giao thông sử dụng vốn ODA tại Việt Nam để kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án trong năm 2011.
Tại cuộc họp này, vấn đề thúc đẩy tiến độ đã được JICA đặt ra và hai bên đã thống nhất sẽ tổ chức hội thảo trao đổi với JICA và các nhà tài trợ khác để thống nhất quan điểm về nâng cao năng lực, mô hình quản lý các dự án sử dụng vốn ODA.
Đối với các dự án sử dụng vốn trong nước, năm 2011, với “hiệu ứng” từ chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án giao thông nói chung có sự chững lại nhất định.
Tuy nhiên, tín hiệu mừng là một số dự án, công trình đã được khởi công, hoàn thành như khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C; dự án hợp long cầu Đầm Cùng thuộc dự án đường Hồ Chí Minh; khởi công dự án thành phần 1 (km 0 - km 123) thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo quốc lộ 20; khánh thành nhà ga cảng hàng không Buôn Ma Thuột; khánh thành nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; khởi công xây dựng 3 cầu đường bộ Tam Bạc (Hải Phòng), Thị Cầu (Bắc Ninh - Bắc Giang) và Đồng Nai (Đồng Nai)…
Theo ông Nguyễn Văn Công, người phát ngôn của Bộ Giao thông Vận tải thì nguồn ngân sách nhà nước các dự án của Bộ trong năm 2011 đã thực hiện được 11.900,1 trên 7.190 tỷ đồng được giao theo kế hoạch, đạt 165,5%, so với năm 2010 tăng 3,6%.
Đối với nguồn vốn trái phiếu chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm là 11.000 tỷ đồng, nhưng 12 tháng năm 2011 đã thực hiện 12.816,4 đồng, đạt 116,5% so với kế hoạch.
Trong khi đó, đối với các dự án BOT như dự án đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình; dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn vành đai 2 - Dầu Giây), khối lượng thực hiện cũng đã đạt 8.787,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngay cả khi các số liệu thống kê có thể hiện một bức tranh toàn cảnh khá tích cực, thì tình trạng chậm tiến độ của nhiều dự án giao thông trên toàn quốc, vẫn là điều không thể phủ nhận.
Ngay sau khi nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có một số quyết định khá quyết liệt nhằm chấn chỉnh tình trạng chậm tiến độ tại một số dự án giao thông quan trọng, tiêu biểu là tại dự án nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Ngồi lại với các “tư lệnh” của mình tại hội nghị ngành, bao gồm lãnh đạo các ban quản lý dự án, các sở và các doanh nghiệp ngành giao thông, hẳn Bộ trưởng hẳn sẽ phải tiếp tục có những động thái mới nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông nói chung, điều mà ông khá trăn trở và ít nhiều đã ghi dấu ấn trong mấy tháng đầu tiên của nhiệm kỳ?!