Bản quyền trên mạng: Đi tìm nguyên nhân cơn giận dữ
Nên đặt bản quyền nằm ngoài phạm trù đạo đức, mà nhìn nhận nó như một công cụ bảo vệ của một mô hình kinh doanh
Nên đặt bản quyền nằm ngoài phạm trù đạo đức, mà nhìn nhận nó như một công cụ bảo vệ của một mô hình kinh doanh.
>>“Có những quy luật cũ không thể áp dụng”
Từ vụ Harry Potter…
Ngay sau khi tập 7 Harry Potter được xuất bản, đã có một cuộc đua dịch lại truyện này sang các thứ tiếng khác nhau trên mạng.
Tại Trung Quốc, 12 bản dịch khác nhau xuất hiện. Có những bản dịch xuất hiện chỉ vài ngày sau khi bản tiếng Anh ra mắt. Nhiều bạn đọc tại Chile cũng chia nhau dịch cuốn truyện ra tiếng Tây Ban Nha. Một thiếu niên dịch truyên này ở Pháp đã bị bắt, tuy nhiên sau đó được thả ra với lời cảnh cáo không phát tán…
Không riêng gì Nhà xuất bản Trẻ của Việt Nam mà rất nhiều nhà xuất bản khác trên thế giới, như Pháp, Trung Quốc,… đã ký mua bản quyền độc quyền cuốn truyện ăn khách này đều tỏ ra tức giận.
Một điều thoạt nhìn có vẻ khá hài hước là trong khi các nhà xuất bản làm rầm rĩ về việc bản quyền thì chính tác giả lại tỏ ra rất thờ ơ.
Đại diện của bà J.K. Rowling, tác giả bộ truyện này, đã nhiều lần tuyên bố họ không thể và không có ý định ngăn cản bạn đọc dịch truyện Harry Potter vì động cơ thưởng thức riêng tư, nếu như các bản dịch không được công bố rộng rãi cho công chúng. Rõ ràng đây chỉ là một cách nói khéo rằng tuy không nói là ủng hộ, thì tác giả cũng đồng thời tỏ rất rõ lập trường đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các “fan” cuồng nhiệt của bộ truyện và nhà xuất bản.
Rõ ràng, đại diện của nữ nhà văn này thừa biết sẽ chẳng có lợi lộc gì nếu chẳng may làm mất cảm tình của những người hâm mộ cuốn sách. Mà với công chúng đỏng đảnh thì chẳng thế nào đoán trước được điều gì sẽ xảy đến, và sẽ thực sự phiền toái nếu đột nhiên có một chiến dịch tẩy chay tác phẩm của bà.
… đến âm nhạc số
Vấn đề có vẻ tương tự khi bước sang địa hạt âm nhạc. Cho đến giờ, những nguời đấu tranh mạnh nhất trong việc đòi bản quyền các bản nhạc trên mạng lại hiếm khi là ca sĩ, nhạc sĩ, mà xem ra đều là những đại diện của ngành công nghiệp ghi âm
Hơn nữa, các tác giả hay ca sĩ có lý khi hoài nghi sự xâm phạm của Internet với tác quyền của họ. Xét cho cùng, không gì có sức lan tỏa nhanh và tạo ra lượng người hâm mộ hiệu quả bằng Internet. Mà việc tác phẩm của mình tiếp cận được rộng rãi công chúng xét cho cùng cũng là mong muốn của tất cả những người làm nghệ thuật.
So với các nhà văn, các ca sĩ còn cẩn thận với các “fan” hâm mộ hơn nhiều, vì hơn ai hết, họ hiểu các lực lượng này đóng một phần quan trọng trong sự nghiệp của mình.
Những nhà sản xuất tại sao lại tức giận?
Về cơ bản, các nhà xuất bản hay các hãng ghi âm cho rằng, việc phân phối tự do nội dung trên mạng đã tước đi một phần lợi nhuận của họ từ những người lẽ ra đã mua sản phẩm của họ nếu chúng không xuất hiện trên mạng.
Thực ra cũng khó mà chứng minh được một người xem bản “mềm” Harry Potter trên mạng rồi sẽ không có nhu cầu mua bản in Harry Potter nữa. Hoặc chí ít cũng có cơ sở để tin rằng số người bị mê hoặc với nội dung truyện từ việc đọc bản mềm mà quyết định mua bản cứng cũng đông chẳng kém những người không mua.
Trừ phi anh ta không đủ tiền mua hoặc anh ta thực sự không có nhu cầu đọc sách. Cả hai trường hợp thì đằng nào anh ta cũng sẽ không mua Harry Potter, và như vậy là nhờ có Internet mà tác giả J.K. Rowling có thêm một độc giả.
Rất khó để chứng minh rằng nếu không tiêu dùng các sản phẩm truyện/nhạc trên mạng Internet thì người ta sẽ chuyển qua tiêu dùng các sản phẩm này trong những dạng thông thường của nó. Có cả một hệ thống rào cản từ việc quảng bá, phân phối những sản phẩm này cho đến quyết định sử dụng.
Có một khả năng khác là sự phân phối qua mạng thực tế đã mở rộng thị trường những người tiêu dùng có nhu cầu nghe/đọc.
Người viết cho rằng trên thực tế, các nhà xuất bản và các hãng ghi đĩa tức giận vì một nguyên nhân khác. Với việc phân phối các sản phẩm trên một môi trường mới và tự do sao chép, các nhà xuất bản mất đi vị thế độc quyền của họ trong việc phân phối các tác phẩm đến công chúng, theo cả hai chiều: với độc giả và với tác giả. Độc giả sẽ có thêm lựa chọn tiêu dùng khác, và tác giả/ca sĩ cũng vậy.
Với lĩnh vực âm nhạc thì sự khác biệt có tinh tế hơn. Sự ra đời của các loại máy nghe nhạc, các loại điện thoại di động thông minh thực sự đã tạo ra một lớp người nghe với nhu cầu mới, quay lưng với các đĩa nhạc truyền thống. Rõ ràng, mang theo một chiếc iPod hay một chiếc máy nghe nhạc MP3 nhỏ xinh của Sony có thể chứa được vài nghìn bài hát thì dễ chịu hơn nhiều so với việc phải kè kè chiếc máy nghe đĩa to tướng trước kia, mà cho dù người ta đã làm nó nhỏ đến mức tối đa thì vẫn phải nhỉnh hơn chiếc đĩa.
Đâm ra, nền kinh doanh âm nhạc thế giới có thể sẽ phải đứng giữa hai lựa chọn: hoặc loại bỏ hết iPod, hoặc trong chừng mực nào đó, lờ đi cái thứ gọi là “bản quyền”
Bản quyền bảo vệ người giàu hay người nghèo
Những quy định ngặt nghèo về bản quyền, trên thực tế là không bảo vệ hoặc không nhất thiết bảo vệ quyền lợi của tác giả mà đúng ra nó bảo vệ lợi nhuận của người phân phối.
Về cơ bản, đó là một công cụ bảo hộ hai mặt. Một mặt nó khuyến khích và tạo động lực cho các nhà xuất bản/ghi âm phân phối tác phẩm đến công chúng. Mặt khác, chính nó cũng giới hạn khả năng phân phối tự do ra khắp xã hội thông qua việc cầm sao chép.
Bhawati, Stiglizt, những kinh tế gia hàng đầu về toàn cầu hóa, từng lớn tiếng đòi phải đưa luật sở hữu trí tuệ ra khỏi các điều khoản thỏa thuận của WTO. Là những nhà kinh tế, hai nhà khoa học này hiểu rõ bản chất bảo hộ của luật bản quyền.
Việc cố gắng sử dụng các biện pháp hạn chế các hình thức phân phối, sao chép trên thực tế là một sự thỏa hiệp của việc gia tăng lợi ích xã hội với lợi nhuận của nhóm kinh doanh các sản phẩm này (nhà xuất bản, hãng ghi đĩa) để họ phân phối tác phẩm ra công chúng. Ít nhất trong quá khứ, đây là hình thức chuyển tải duy nhất nội dung đến bạn đọc.
Jonathan Pincus, kinh tế gia trưởng của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam có nhận xét rằng “Không có nước giàu nào trả tiền sở hữu trí tuệ khi họ bắt đầu công nghiệp hoá. Nhật Bản thì nhập khẩu và sao chép công nghệ của Đức. Hàn Quốc thì nhập và chép công nghệ của Nhật. Mỹ thì nổi tiếng là “cóp” ý tưởng của Anh khi mới lập quốc, và bây giờ họ muốn các nước đang công nghiệp hoá phải chi tiền. Điều đó sẽ vô cùng đắt và ngăn cản Việt Nam tiếp cận công nghệ. Nhưng Mỹ rất chú ý bảo vệ sở hữu trí tuệ vì những công ty lớn của họ đang kiếm lãi từ đó”.
Như vậy, bản quyền không tốt và cũng chẳng xấu. Đơn giản là nên đặt nó nằm ngoài phạm trù đạo đức, mà nhìn nhận nó như một công cụ bảo vệ của một mô hình kinh doanh.
Cần một mô hình kinh doanh mới
Trong khi sự tranh cãi về mức phí bản quyền tập trung vào giá của từng bài hát, có vẻ như những người lên tiếng cho bản quyền quên mất rằng lợi nhuận thu được không chỉ phụ thuộc vào giá mà còn phụ thuộc vào số lượng người chi tiền.
Mức phí quá cao sẽ thu hẹp kích thước thị trường của tác phẩm. Trong trường hợp này tổng lợi ích xã hội sẽ suy giảm trên mọi phương diện. Tổng lợi nhuận thu được cũng sẽ đồng thời giảm cùng với sức lan tỏa của tác phẩm.
Từ phía khác, những nhà cung cấp nội dung có lẽ cũng cần suy nghĩ về một mô hình kinh doanh mới tương thích với môi trường kinh doanh đặc thù này. Thách thức đặt ra là một mắt mô hình đưa ra vẫn phải chấp nhận sự phát triển của Internet và các thiết bị kỹ thuật số, mặt khác phải có cơ chế tạo ra đựơc nguồn thu cho các tác giả, ca sĩ…
Sẽ là vô nghĩa khi chống lại thực tại. Mà thực tại của ngành kinh doanh nội dung là không gian số hóa: Internet, điện thoại di dộng… Lịch sử kinh doanh nội dung hẳn sẽ còn phải nhắc đi nhắc lại lời xin lỗi muộn màng tuy dũng cảm của ông chủ Warner Music khi đã bỏ qua những nhu cầu có thật của người dùng Internet.
Cần sớm gạt bỏ những thành kiến về vấn đề đạo đức của bản quyền, và trả nó về đúng phạm trù kinh doanh. Cần những nghiên cứu và cái nhìn thấu đáo, những hội thảo chuyên ngành để cân bằng quyền lợi các bên, trên nguyên tắc chung tổng lợi ích xã hội phải tăng.
>>“Có những quy luật cũ không thể áp dụng”
Từ vụ Harry Potter…
Ngay sau khi tập 7 Harry Potter được xuất bản, đã có một cuộc đua dịch lại truyện này sang các thứ tiếng khác nhau trên mạng.
Tại Trung Quốc, 12 bản dịch khác nhau xuất hiện. Có những bản dịch xuất hiện chỉ vài ngày sau khi bản tiếng Anh ra mắt. Nhiều bạn đọc tại Chile cũng chia nhau dịch cuốn truyện ra tiếng Tây Ban Nha. Một thiếu niên dịch truyên này ở Pháp đã bị bắt, tuy nhiên sau đó được thả ra với lời cảnh cáo không phát tán…
Không riêng gì Nhà xuất bản Trẻ của Việt Nam mà rất nhiều nhà xuất bản khác trên thế giới, như Pháp, Trung Quốc,… đã ký mua bản quyền độc quyền cuốn truyện ăn khách này đều tỏ ra tức giận.
Một điều thoạt nhìn có vẻ khá hài hước là trong khi các nhà xuất bản làm rầm rĩ về việc bản quyền thì chính tác giả lại tỏ ra rất thờ ơ.
Đại diện của bà J.K. Rowling, tác giả bộ truyện này, đã nhiều lần tuyên bố họ không thể và không có ý định ngăn cản bạn đọc dịch truyện Harry Potter vì động cơ thưởng thức riêng tư, nếu như các bản dịch không được công bố rộng rãi cho công chúng. Rõ ràng đây chỉ là một cách nói khéo rằng tuy không nói là ủng hộ, thì tác giả cũng đồng thời tỏ rất rõ lập trường đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các “fan” cuồng nhiệt của bộ truyện và nhà xuất bản.
Rõ ràng, đại diện của nữ nhà văn này thừa biết sẽ chẳng có lợi lộc gì nếu chẳng may làm mất cảm tình của những người hâm mộ cuốn sách. Mà với công chúng đỏng đảnh thì chẳng thế nào đoán trước được điều gì sẽ xảy đến, và sẽ thực sự phiền toái nếu đột nhiên có một chiến dịch tẩy chay tác phẩm của bà.
… đến âm nhạc số
Vấn đề có vẻ tương tự khi bước sang địa hạt âm nhạc. Cho đến giờ, những nguời đấu tranh mạnh nhất trong việc đòi bản quyền các bản nhạc trên mạng lại hiếm khi là ca sĩ, nhạc sĩ, mà xem ra đều là những đại diện của ngành công nghiệp ghi âm
Hơn nữa, các tác giả hay ca sĩ có lý khi hoài nghi sự xâm phạm của Internet với tác quyền của họ. Xét cho cùng, không gì có sức lan tỏa nhanh và tạo ra lượng người hâm mộ hiệu quả bằng Internet. Mà việc tác phẩm của mình tiếp cận được rộng rãi công chúng xét cho cùng cũng là mong muốn của tất cả những người làm nghệ thuật.
So với các nhà văn, các ca sĩ còn cẩn thận với các “fan” hâm mộ hơn nhiều, vì hơn ai hết, họ hiểu các lực lượng này đóng một phần quan trọng trong sự nghiệp của mình.
Những nhà sản xuất tại sao lại tức giận?
Về cơ bản, các nhà xuất bản hay các hãng ghi âm cho rằng, việc phân phối tự do nội dung trên mạng đã tước đi một phần lợi nhuận của họ từ những người lẽ ra đã mua sản phẩm của họ nếu chúng không xuất hiện trên mạng.
Thực ra cũng khó mà chứng minh được một người xem bản “mềm” Harry Potter trên mạng rồi sẽ không có nhu cầu mua bản in Harry Potter nữa. Hoặc chí ít cũng có cơ sở để tin rằng số người bị mê hoặc với nội dung truyện từ việc đọc bản mềm mà quyết định mua bản cứng cũng đông chẳng kém những người không mua.
Trừ phi anh ta không đủ tiền mua hoặc anh ta thực sự không có nhu cầu đọc sách. Cả hai trường hợp thì đằng nào anh ta cũng sẽ không mua Harry Potter, và như vậy là nhờ có Internet mà tác giả J.K. Rowling có thêm một độc giả.
Rất khó để chứng minh rằng nếu không tiêu dùng các sản phẩm truyện/nhạc trên mạng Internet thì người ta sẽ chuyển qua tiêu dùng các sản phẩm này trong những dạng thông thường của nó. Có cả một hệ thống rào cản từ việc quảng bá, phân phối những sản phẩm này cho đến quyết định sử dụng.
Có một khả năng khác là sự phân phối qua mạng thực tế đã mở rộng thị trường những người tiêu dùng có nhu cầu nghe/đọc.
Người viết cho rằng trên thực tế, các nhà xuất bản và các hãng ghi đĩa tức giận vì một nguyên nhân khác. Với việc phân phối các sản phẩm trên một môi trường mới và tự do sao chép, các nhà xuất bản mất đi vị thế độc quyền của họ trong việc phân phối các tác phẩm đến công chúng, theo cả hai chiều: với độc giả và với tác giả. Độc giả sẽ có thêm lựa chọn tiêu dùng khác, và tác giả/ca sĩ cũng vậy.
Với lĩnh vực âm nhạc thì sự khác biệt có tinh tế hơn. Sự ra đời của các loại máy nghe nhạc, các loại điện thoại di động thông minh thực sự đã tạo ra một lớp người nghe với nhu cầu mới, quay lưng với các đĩa nhạc truyền thống. Rõ ràng, mang theo một chiếc iPod hay một chiếc máy nghe nhạc MP3 nhỏ xinh của Sony có thể chứa được vài nghìn bài hát thì dễ chịu hơn nhiều so với việc phải kè kè chiếc máy nghe đĩa to tướng trước kia, mà cho dù người ta đã làm nó nhỏ đến mức tối đa thì vẫn phải nhỉnh hơn chiếc đĩa.
Đâm ra, nền kinh doanh âm nhạc thế giới có thể sẽ phải đứng giữa hai lựa chọn: hoặc loại bỏ hết iPod, hoặc trong chừng mực nào đó, lờ đi cái thứ gọi là “bản quyền”
Bản quyền bảo vệ người giàu hay người nghèo
Những quy định ngặt nghèo về bản quyền, trên thực tế là không bảo vệ hoặc không nhất thiết bảo vệ quyền lợi của tác giả mà đúng ra nó bảo vệ lợi nhuận của người phân phối.
Về cơ bản, đó là một công cụ bảo hộ hai mặt. Một mặt nó khuyến khích và tạo động lực cho các nhà xuất bản/ghi âm phân phối tác phẩm đến công chúng. Mặt khác, chính nó cũng giới hạn khả năng phân phối tự do ra khắp xã hội thông qua việc cầm sao chép.
Bhawati, Stiglizt, những kinh tế gia hàng đầu về toàn cầu hóa, từng lớn tiếng đòi phải đưa luật sở hữu trí tuệ ra khỏi các điều khoản thỏa thuận của WTO. Là những nhà kinh tế, hai nhà khoa học này hiểu rõ bản chất bảo hộ của luật bản quyền.
Việc cố gắng sử dụng các biện pháp hạn chế các hình thức phân phối, sao chép trên thực tế là một sự thỏa hiệp của việc gia tăng lợi ích xã hội với lợi nhuận của nhóm kinh doanh các sản phẩm này (nhà xuất bản, hãng ghi đĩa) để họ phân phối tác phẩm ra công chúng. Ít nhất trong quá khứ, đây là hình thức chuyển tải duy nhất nội dung đến bạn đọc.
Jonathan Pincus, kinh tế gia trưởng của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam có nhận xét rằng “Không có nước giàu nào trả tiền sở hữu trí tuệ khi họ bắt đầu công nghiệp hoá. Nhật Bản thì nhập khẩu và sao chép công nghệ của Đức. Hàn Quốc thì nhập và chép công nghệ của Nhật. Mỹ thì nổi tiếng là “cóp” ý tưởng của Anh khi mới lập quốc, và bây giờ họ muốn các nước đang công nghiệp hoá phải chi tiền. Điều đó sẽ vô cùng đắt và ngăn cản Việt Nam tiếp cận công nghệ. Nhưng Mỹ rất chú ý bảo vệ sở hữu trí tuệ vì những công ty lớn của họ đang kiếm lãi từ đó”.
Như vậy, bản quyền không tốt và cũng chẳng xấu. Đơn giản là nên đặt nó nằm ngoài phạm trù đạo đức, mà nhìn nhận nó như một công cụ bảo vệ của một mô hình kinh doanh.
Cần một mô hình kinh doanh mới
Trong khi sự tranh cãi về mức phí bản quyền tập trung vào giá của từng bài hát, có vẻ như những người lên tiếng cho bản quyền quên mất rằng lợi nhuận thu được không chỉ phụ thuộc vào giá mà còn phụ thuộc vào số lượng người chi tiền.
Mức phí quá cao sẽ thu hẹp kích thước thị trường của tác phẩm. Trong trường hợp này tổng lợi ích xã hội sẽ suy giảm trên mọi phương diện. Tổng lợi nhuận thu được cũng sẽ đồng thời giảm cùng với sức lan tỏa của tác phẩm.
Từ phía khác, những nhà cung cấp nội dung có lẽ cũng cần suy nghĩ về một mô hình kinh doanh mới tương thích với môi trường kinh doanh đặc thù này. Thách thức đặt ra là một mắt mô hình đưa ra vẫn phải chấp nhận sự phát triển của Internet và các thiết bị kỹ thuật số, mặt khác phải có cơ chế tạo ra đựơc nguồn thu cho các tác giả, ca sĩ…
Sẽ là vô nghĩa khi chống lại thực tại. Mà thực tại của ngành kinh doanh nội dung là không gian số hóa: Internet, điện thoại di dộng… Lịch sử kinh doanh nội dung hẳn sẽ còn phải nhắc đi nhắc lại lời xin lỗi muộn màng tuy dũng cảm của ông chủ Warner Music khi đã bỏ qua những nhu cầu có thật của người dùng Internet.
Cần sớm gạt bỏ những thành kiến về vấn đề đạo đức của bản quyền, và trả nó về đúng phạm trù kinh doanh. Cần những nghiên cứu và cái nhìn thấu đáo, những hội thảo chuyên ngành để cân bằng quyền lợi các bên, trên nguyên tắc chung tổng lợi ích xã hội phải tăng.