Bộ luật Dân sự cần quy định cả sở hữu toàn dân?
Dự thảo bộ luật chỉ quy định hai hình thức sở hữu trong giao lưu dân sự là sở hữu riêng và sở hữu chung
Chỉ nên quy định hai hình thức sở hữu trong giao lưu dân sự là sở hữu riêng và sở hữu chung hay cần quy định cả sở hữu toàn dân đang là một trong nhiều vấn đề còn không ít ý kiến trái chiều khi sửa Bộ luật Dân sự.
Trình bày tờ trình dự án bộ luật tại phiên họp sáng 22/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự lần này được xác định là cơ bản và toàn diện.
Theo đó, dự thảo bộ luật có tổng số 672 điều, giữ nguyên 263 điều, sửa đổi 297 điều, bổ sung 126 điều, bãi bỏ 149 điều so với bộ luật hiện hành.
Mới nhưng ngược đời
Một trong những vấn đề rất mới của dự thảo, theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là đã bổ sung quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì tòa án nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Trong trường hợp chưa có điều luật thì tòa án cần áp dụng quy định về áp dụng tập quán, áp dụng tương tự quy định của pháp luật, các nguyên tắc cơ bản được quy định trong bộ luật dân sự và lẽ công bằng để xem xét, giải quyết vụ, việc dân sự của người dân.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng cho hay, có ý kiến cho rằng cần cân nhắc quy định này vì khó khả thi trong điều kiện hiện nay.
Nhấn mạnh quy định mới đó không phù hợp với thực tế, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt câu hỏi, pháp luật chưa quy định thì căn cứ vào đâu để mà xử?
Quy định mới nhưng không hay mà ngược đời, nhiều vấn đề có luật rồi mà còn xử chưa ra sao nên chưa có luật thì chưa thụ lý giải quyết được, ông Hiện phát biểu.
Khác quan điểm của Chủ nhiệm Hiện, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng cần ghi nhận quy định mới của dự thảo, nhưng cần thiết kế rõ hơn trong trường hợp chưa có điều luật thì tòa án cần áp dụng quy định như thế nào để xử lý.
Không quy định sở hữu toàn dân
Liên quan đến hình thức sở hữu, dự thảo quy định hai hình thức sở hữu trong giao lưu dân sự là sở hữu riêng và sở hữu chung. Trong đó, sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể.
Trong hai hình thức sở hữu này đã bao gồm tài sản thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu toàn dân, Phó thủ tướng nói.
Tờ trình của Chính phủ cũng giải thích, khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quyền của chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật không phụ thuộc vào tính chất sở hữu, thành phần kinh tế, tài sản thuộc sở hữu toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu tư nhân.
Tuy nhiên, tờ trình vẫn nêu loại ý kiến thứ hai để xin ý kiến đại biểu Quốc hội, cho rằng ngoài quy định sở hữu chung và riêng thì Bộ luật Dân sự cần quy định cả sở hữu toàn dân. Và trên cơ sở sở hữu toàn dân cần ghi nhận hình thức sở hữu Nhà nước trong Bộ luật Dân sự là hợp lý.
Mặt khác, tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đang được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nếu không tiếp tục quy định về vấn đề này có thể gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Tán thành cần sửa đổi quy định về phân loại hình thức sở hữu, song cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cũng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
Thậm chí, một số ý kiến đề nghị giữ quy định của bộ luật Dân sự hiện hành vì đã sử dụng ổn định trong nhiều năm.
Nhận xét quy định về hình thức sở hữu tại dự thảo còn khái quát hơn cả Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý những điều Hiến pháp đã quy định mà luật cũ chưa rõ thì cần quy định rõ trong luật này, như sở hữu hay tự do kinh doanh, dân chủ làm ăn của người dân.
Trình bày tờ trình dự án bộ luật tại phiên họp sáng 22/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự lần này được xác định là cơ bản và toàn diện.
Theo đó, dự thảo bộ luật có tổng số 672 điều, giữ nguyên 263 điều, sửa đổi 297 điều, bổ sung 126 điều, bãi bỏ 149 điều so với bộ luật hiện hành.
Mới nhưng ngược đời
Một trong những vấn đề rất mới của dự thảo, theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu là đã bổ sung quy định khi người dân có yêu cầu về giải quyết vụ, việc dân sự thì tòa án nhân dân không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Trong trường hợp chưa có điều luật thì tòa án cần áp dụng quy định về áp dụng tập quán, áp dụng tương tự quy định của pháp luật, các nguyên tắc cơ bản được quy định trong bộ luật dân sự và lẽ công bằng để xem xét, giải quyết vụ, việc dân sự của người dân.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng cho hay, có ý kiến cho rằng cần cân nhắc quy định này vì khó khả thi trong điều kiện hiện nay.
Nhấn mạnh quy định mới đó không phù hợp với thực tế, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đặt câu hỏi, pháp luật chưa quy định thì căn cứ vào đâu để mà xử?
Quy định mới nhưng không hay mà ngược đời, nhiều vấn đề có luật rồi mà còn xử chưa ra sao nên chưa có luật thì chưa thụ lý giải quyết được, ông Hiện phát biểu.
Khác quan điểm của Chủ nhiệm Hiện, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng cần ghi nhận quy định mới của dự thảo, nhưng cần thiết kế rõ hơn trong trường hợp chưa có điều luật thì tòa án cần áp dụng quy định như thế nào để xử lý.
Không quy định sở hữu toàn dân
Liên quan đến hình thức sở hữu, dự thảo quy định hai hình thức sở hữu trong giao lưu dân sự là sở hữu riêng và sở hữu chung. Trong đó, sở hữu riêng là sở hữu của một chủ thể, bao gồm cá nhân, pháp nhân; sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể.
Trong hai hình thức sở hữu này đã bao gồm tài sản thuộc sở hữu tư nhân, sở hữu toàn dân, Phó thủ tướng nói.
Tờ trình của Chính phủ cũng giải thích, khi tham gia vào các quan hệ dân sự, quyền của chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật không phụ thuộc vào tính chất sở hữu, thành phần kinh tế, tài sản thuộc sở hữu toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu tư nhân.
Tuy nhiên, tờ trình vẫn nêu loại ý kiến thứ hai để xin ý kiến đại biểu Quốc hội, cho rằng ngoài quy định sở hữu chung và riêng thì Bộ luật Dân sự cần quy định cả sở hữu toàn dân. Và trên cơ sở sở hữu toàn dân cần ghi nhận hình thức sở hữu Nhà nước trong Bộ luật Dân sự là hợp lý.
Mặt khác, tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đang được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nếu không tiếp tục quy định về vấn đề này có thể gây khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật.
Tán thành cần sửa đổi quy định về phân loại hình thức sở hữu, song cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội – cũng vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
Thậm chí, một số ý kiến đề nghị giữ quy định của bộ luật Dân sự hiện hành vì đã sử dụng ổn định trong nhiều năm.
Nhận xét quy định về hình thức sở hữu tại dự thảo còn khái quát hơn cả Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý những điều Hiến pháp đã quy định mà luật cũ chưa rõ thì cần quy định rõ trong luật này, như sở hữu hay tự do kinh doanh, dân chủ làm ăn của người dân.