Bộ Y tế tìm cách giảm số người đi chữa bệnh nước ngoài
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn tại phiên họp thứ sáu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Trả lời chất vấn tại phiên họp sáng 26/3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề cập giải pháp thí điểm xây dựng các trung tâm khám chữa bệnh kỹ thuật cao nhằm góp phần giảm bớt tình trạng người dân phải đi nước ngoài khám, chữa bệnh, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước.
Cho biết Bộ Y tế sẽ xây dựng và trình Chính phủ ban hành quyết định về cơ chế thí điểm này, bà Tiến nhấn mạnh một trong các giải pháp đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng chữa bệnh cho nhân dân. Một mặt, Bộ trưởng cũng cho rằng đầu tư cho y tế thường "lợi nhuận thấp, rủi ro cao".
Trực tuyến với các đoàn đại biểu Quốc hội ở nhiều địa phương, nội dung chất vấn đặt ra nhiều vấn đề từ bất cập từ y tế cơ sở đến quá tải tại bệnh viện tuyến Trung ương, từ y tế dự phòng đến chăm sóc sức khỏe sinh sản…
Được quan tâm chất vấn là vấn đề tăng giá nhiều dịch vụ y tế. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết một trong các giải pháp để đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và chữa bệnh là sẽ đổi mới cơ chế tài chính của các bệnh viện theo hướng từng bước tính đủ chi phí và tiền lương trong giá dịch vụ, chuyển ngân sách cấp trực tiếp cho các bệnh viện sang hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng thông qua bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế thanh toán cho các bệnh viện theo giá tính đúng, tính đủ, đủ bù đắp chi phí để khuyến khích bệnh viện phát triển.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Liên (Sóc Trăng) cho rằng quy định mới bệnh nhân phải nằm ghép 2 người/giường chỉ được thu 50% giá viện phí, ghép 3 chỉ thu 30% không hợp lý vì bệnh viện phải bù chi cho các bệnh nhân nằm ghép trong khi mức chi phí cho đầu bệnh nhân không giảm. Việc này có thể dẫn đến tiêu cực như nhiều bệnh viện không chịu nhận khiến bệnh nhân phải “chạy” trái tuyến, thêm tốn kém.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, quy định này do Bộ chủ động yêu cầu đưa vào vì đó là cách giải pháp chống quá tải ảo. Hiện tại, 90% nguồn thu của y tế tuyến huyện thu từ bảo hiểm y tế, ngay những bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy cũng tới 40-50% thu từ bảo hiểm. Nguồn thu không đủ đủ chi phí trả lương cán bộ nên áp quy định này để các giám đốc bệnh viện cố gắng xây dựng bệnh viện vệ tinh, đầu tư cho tuyến dưới và không nhận bệnh nhân mà tuyến dưới có thể chữa trị được để chống quá tải ảo.
Đó là cách để giảm tải bệnh viện tuyến trên, “nếu vẫn tính 100% viện phí thì tội gì không bố trí ghép”, bà Tiến giải thích.
Trước sự sốt ruột của nhiều vị đại biểu khi lời hứa giảm quá tải tại bệnh viện được đưa ra từ nhiệm kỳ Quốc hội trước song đến nay chưa giải quyết được bao nhiêu, bà Tiến nhiều lần nhấn mạnh lý do từ tâm lý người dân.
Đẻ thường hoàn toàn không cần đến bệnh viện C (Hà Nội) hay Từ Dũ (Tp.HCM) nhưng nhiều người có điều kiện vẫn cứ dồn đến đây, trong khi thế hệ chúng tôi nhiều người sinh ở nhà hộ sinh thôi, Bộ trưởng nói.
Một nội dung được nhiều vị đại biểu quan tâm chất vấn là đào tạo và bố trí cán bộ của ngành y tế, trong đó có vấn đề y đức.
Theo người đứng đầu ngành y tế, hầu hết cán bộ viên chức lao động trong ngành được lựa chọn và đào tạo kỹ lưỡng về chuyên môn và y đức, đã tận tâm, yêu nghề, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên còn tỷ lệ nhỏ chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, gây nên hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, gây dư luận không tốt trong xã hội.
Để khắc phục vấn đề này, trong khá nhiều đề nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng mức lương khởi điểm của bác sỹ cao hơn mức lương khởi điểm của bậc đại học.
Vì bác sĩ có thời gian đào tạo 6 năm, dài hơn các đại học khác, bà Tiến giải thích.
Sau Bộ trưởng Bộ Y tế, chiều nay Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cho biết Bộ Y tế sẽ xây dựng và trình Chính phủ ban hành quyết định về cơ chế thí điểm này, bà Tiến nhấn mạnh một trong các giải pháp đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng chữa bệnh cho nhân dân. Một mặt, Bộ trưởng cũng cho rằng đầu tư cho y tế thường "lợi nhuận thấp, rủi ro cao".
Trực tuyến với các đoàn đại biểu Quốc hội ở nhiều địa phương, nội dung chất vấn đặt ra nhiều vấn đề từ bất cập từ y tế cơ sở đến quá tải tại bệnh viện tuyến Trung ương, từ y tế dự phòng đến chăm sóc sức khỏe sinh sản…
Được quan tâm chất vấn là vấn đề tăng giá nhiều dịch vụ y tế. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết một trong các giải pháp để đảm bảo nguồn lực đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và chữa bệnh là sẽ đổi mới cơ chế tài chính của các bệnh viện theo hướng từng bước tính đủ chi phí và tiền lương trong giá dịch vụ, chuyển ngân sách cấp trực tiếp cho các bệnh viện sang hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng thông qua bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế thanh toán cho các bệnh viện theo giá tính đúng, tính đủ, đủ bù đắp chi phí để khuyến khích bệnh viện phát triển.
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Liên (Sóc Trăng) cho rằng quy định mới bệnh nhân phải nằm ghép 2 người/giường chỉ được thu 50% giá viện phí, ghép 3 chỉ thu 30% không hợp lý vì bệnh viện phải bù chi cho các bệnh nhân nằm ghép trong khi mức chi phí cho đầu bệnh nhân không giảm. Việc này có thể dẫn đến tiêu cực như nhiều bệnh viện không chịu nhận khiến bệnh nhân phải “chạy” trái tuyến, thêm tốn kém.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, quy định này do Bộ chủ động yêu cầu đưa vào vì đó là cách giải pháp chống quá tải ảo. Hiện tại, 90% nguồn thu của y tế tuyến huyện thu từ bảo hiểm y tế, ngay những bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy cũng tới 40-50% thu từ bảo hiểm. Nguồn thu không đủ đủ chi phí trả lương cán bộ nên áp quy định này để các giám đốc bệnh viện cố gắng xây dựng bệnh viện vệ tinh, đầu tư cho tuyến dưới và không nhận bệnh nhân mà tuyến dưới có thể chữa trị được để chống quá tải ảo.
Đó là cách để giảm tải bệnh viện tuyến trên, “nếu vẫn tính 100% viện phí thì tội gì không bố trí ghép”, bà Tiến giải thích.
Trước sự sốt ruột của nhiều vị đại biểu khi lời hứa giảm quá tải tại bệnh viện được đưa ra từ nhiệm kỳ Quốc hội trước song đến nay chưa giải quyết được bao nhiêu, bà Tiến nhiều lần nhấn mạnh lý do từ tâm lý người dân.
Đẻ thường hoàn toàn không cần đến bệnh viện C (Hà Nội) hay Từ Dũ (Tp.HCM) nhưng nhiều người có điều kiện vẫn cứ dồn đến đây, trong khi thế hệ chúng tôi nhiều người sinh ở nhà hộ sinh thôi, Bộ trưởng nói.
Một nội dung được nhiều vị đại biểu quan tâm chất vấn là đào tạo và bố trí cán bộ của ngành y tế, trong đó có vấn đề y đức.
Theo người đứng đầu ngành y tế, hầu hết cán bộ viên chức lao động trong ngành được lựa chọn và đào tạo kỹ lưỡng về chuyên môn và y đức, đã tận tâm, yêu nghề, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên còn tỷ lệ nhỏ chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp, gây nên hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”, gây dư luận không tốt trong xã hội.
Để khắc phục vấn đề này, trong khá nhiều đề nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế đang đề nghị xây dựng mức lương khởi điểm của bác sỹ cao hơn mức lương khởi điểm của bậc đại học.
Vì bác sĩ có thời gian đào tạo 6 năm, dài hơn các đại học khác, bà Tiến giải thích.
Sau Bộ trưởng Bộ Y tế, chiều nay Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình sẽ trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.