Bosch mở rộng đầu tư ở Việt Nam
Bosch cam kết hoạt động lâu dài với chiến lược tiếp tục mở rộng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đóng góp cho sự phát triển bền vững
Là một trong số ít nhà đầu tư châu Âu hoạt động trong cả bốn lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển (R&D) và dịch vụ tại Việt Nam, Bosch cam kết hoạt động lâu dài với chiến lược tiếp tục mở rộng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đóng góp cho sự phát triển bền vững.
Tiếp tục mở rộng đầu tư
Tại buổi họp báo thường niên 2016 vừa qua, tập đoàn Bosch (Đức) đã công bố có một năm kinh doanh thành công ở Việt Nam. Theo đó, doanh thu bán hàng tại Việt Nam đạt 68 triệu USD trong năm tài chính 2015, tăng gần 50% so với năm trước đó. Tổng doanh thu xuất khẩu từ Việt Nam đạt 293 triệu USD trong năm 2015.
Theo ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Bosch Việt Nam, các lĩnh vực kinh doanh của Bosch tại Việt Nam đều phát triển mạnh và đóng góp vào kết quả tích cực của tập đoàn. “Việt Nam vẫn là thị trường tăng trưởng chính của Bosch và chúng tôi cam kết tiếp tục đầu tư vào các hoạt động tại đây”, ông Huệ khẳng định.
Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng của công ty tại Việt Nam, Bosch công bố sẽ tiếp tục đầu tư thêm 22 triệu USD cho nhà máy Gasoline Systems tại Long Thành, Đồng Nai trong năm 2016.
Tính cả 23 triệu USD rót cho nhà máy này trong năm 2015, Bosch đã đầu tư tổng cộng 45 triệu USD vào việc mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam trong hai năm 2015 và 2016.
Cụ thể, các khoản đầu tư này là để nhập thêm máy móc, dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu về dây đai truyền lực đang tăng của các doanh nghiệp ôtô ở thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico và Thái Lan.
Nhà máy Bosch Gasoline Systems tại Đồng Nai là nhà máy công nghệ cao sản xuất dây đai truyền lực biến đổi liên tục đầu tiên của Bosch tại khu vực Đông Nam Á. Tại nhà máy này, năm ngoái Bosch cũng đã đầu tư khoảng một triệu USD vào hệ thống tái chế nước thải nhằm tái sử dụng cho sản xuất và tưới cây.
Điều này nhấn mạnh cam kết sản xuất bền vững và bảo vệ tài nguyên nơi Bosch đầu tư. Hơn nữa, sự phát triển trong các năm qua và việc tiếp tục đầu tư cho thấy Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng đối với công ty.
Phát triển nguồn nhân lực
Không chỉ là nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Bosch còn có hoạt động thương mại, R&D và dịch vụ tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2015, Bosch có khoảng 2.400 cộng sự tại Việt Nam, tăng 9% so với năm 2014. Trong đó, hai trung tâm R&D tại Tp.HCM (Trung tâm R&D về Công nghệ Ôtô và Trung tâm R&D về Công nghệ và các giải pháp doanh nghiệp) có khoảng 950 cộng sự là các kỹ sư, chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học.
Đội ngũ cộng sự tại hai trung tâm này không những hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Bosch toàn cầu, mà đã có những khách hàng riêng tại Nhật Bản, Hàn Quốc…
Để có thể đảm bảo nguồn lực nhân sự chất lượng cao cho sự phát triển của hai trung tâm R&D này, Bosch đã và đang chủ động hợp tác với các trường đại học lớn ở Tp.HCM, Bình Dương và Đà Nẵng nhằm hỗ trợ phát triển các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học và tuyển dụng.
Bên cạnh đó, công ty còn có chính sách đưa các kỹ sư giỏi, yêu nghề và tận tụy với công việc sang nước khác để tham gia các khóa đào tạo, tập huấn và làm việc theo dự án với đồng nghiệp quốc tế tại các trung tâm R&D của Bosch toàn cầu.
Ngoài ra, để có nguồn nhân lực có tay nghề cao, từ năm 2013, Bosch đã hợp tác với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức và Trường Cao đẳng nghề Lilama2 triển khai chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn Đức trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cơ khí.
Hiện Trung tâm Đào tạo nghề Kỹ thuật Công nghiệp của Bosch (Bosch TGA) đã có 70 học viên tham gia. Và mới đây, công ty tiếp tục hợp tác với hai đơn vị trên mở thêm ngành cơ điện tử tại Bosch TGA. Bosch đầu tư 150.000 USD cho ngành đào tạo mới này, nâng tổng mức đầu tư vào chương trình đào tạo nghề tại Việt Nam lên hơn 1 triệu USD.
“Cơ điện tử là ngành học kỹ thuật quan trọng cho nền công nghiệp hiện đại. Việc đưa thêm ngành học này vào chương trình đào tạo là một nỗ lực của Bosch để chung tay xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề cao”, ông Huệ cho biết.
Trung tâm đã bắt đầu tuyển sinh cho năm học 2016 - 2017 với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là 12 học viên cho mỗi ngành. Học viên được đào tạo trong ba năm rưỡi, phần lý thuyết học tại Lilama 2, thực hành với máy móc và trang thiết bị hiện đại tại Bosch TGA. Học viên được miễn hoàn toàn học phí và nhận trợ cấp hàng tháng.
“Với những nỗ lực trên, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ là một trung tâm chiến lược trong các hoạt động về R&D và sản xuất công nghệ cao trong khu vực”, ông Huệ nói khi được hỏi về vai trò của Việt Nam trong chiến lược kinh doanh của Bosch.
Tiếp tục mở rộng đầu tư
Tại buổi họp báo thường niên 2016 vừa qua, tập đoàn Bosch (Đức) đã công bố có một năm kinh doanh thành công ở Việt Nam. Theo đó, doanh thu bán hàng tại Việt Nam đạt 68 triệu USD trong năm tài chính 2015, tăng gần 50% so với năm trước đó. Tổng doanh thu xuất khẩu từ Việt Nam đạt 293 triệu USD trong năm 2015.
Theo ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Bosch Việt Nam, các lĩnh vực kinh doanh của Bosch tại Việt Nam đều phát triển mạnh và đóng góp vào kết quả tích cực của tập đoàn. “Việt Nam vẫn là thị trường tăng trưởng chính của Bosch và chúng tôi cam kết tiếp tục đầu tư vào các hoạt động tại đây”, ông Huệ khẳng định.
Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng của công ty tại Việt Nam, Bosch công bố sẽ tiếp tục đầu tư thêm 22 triệu USD cho nhà máy Gasoline Systems tại Long Thành, Đồng Nai trong năm 2016.
Tính cả 23 triệu USD rót cho nhà máy này trong năm 2015, Bosch đã đầu tư tổng cộng 45 triệu USD vào việc mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam trong hai năm 2015 và 2016.
Cụ thể, các khoản đầu tư này là để nhập thêm máy móc, dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu về dây đai truyền lực đang tăng của các doanh nghiệp ôtô ở thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico và Thái Lan.
Nhà máy Bosch Gasoline Systems tại Đồng Nai là nhà máy công nghệ cao sản xuất dây đai truyền lực biến đổi liên tục đầu tiên của Bosch tại khu vực Đông Nam Á. Tại nhà máy này, năm ngoái Bosch cũng đã đầu tư khoảng một triệu USD vào hệ thống tái chế nước thải nhằm tái sử dụng cho sản xuất và tưới cây.
Điều này nhấn mạnh cam kết sản xuất bền vững và bảo vệ tài nguyên nơi Bosch đầu tư. Hơn nữa, sự phát triển trong các năm qua và việc tiếp tục đầu tư cho thấy Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng đối với công ty.
Phát triển nguồn nhân lực
Không chỉ là nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, Bosch còn có hoạt động thương mại, R&D và dịch vụ tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2015, Bosch có khoảng 2.400 cộng sự tại Việt Nam, tăng 9% so với năm 2014. Trong đó, hai trung tâm R&D tại Tp.HCM (Trung tâm R&D về Công nghệ Ôtô và Trung tâm R&D về Công nghệ và các giải pháp doanh nghiệp) có khoảng 950 cộng sự là các kỹ sư, chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học.
Đội ngũ cộng sự tại hai trung tâm này không những hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Bosch toàn cầu, mà đã có những khách hàng riêng tại Nhật Bản, Hàn Quốc…
Để có thể đảm bảo nguồn lực nhân sự chất lượng cao cho sự phát triển của hai trung tâm R&D này, Bosch đã và đang chủ động hợp tác với các trường đại học lớn ở Tp.HCM, Bình Dương và Đà Nẵng nhằm hỗ trợ phát triển các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học và tuyển dụng.
Bên cạnh đó, công ty còn có chính sách đưa các kỹ sư giỏi, yêu nghề và tận tụy với công việc sang nước khác để tham gia các khóa đào tạo, tập huấn và làm việc theo dự án với đồng nghiệp quốc tế tại các trung tâm R&D của Bosch toàn cầu.
Ngoài ra, để có nguồn nhân lực có tay nghề cao, từ năm 2013, Bosch đã hợp tác với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức và Trường Cao đẳng nghề Lilama2 triển khai chương trình đào tạo nghề theo tiêu chuẩn Đức trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cơ khí.
Hiện Trung tâm Đào tạo nghề Kỹ thuật Công nghiệp của Bosch (Bosch TGA) đã có 70 học viên tham gia. Và mới đây, công ty tiếp tục hợp tác với hai đơn vị trên mở thêm ngành cơ điện tử tại Bosch TGA. Bosch đầu tư 150.000 USD cho ngành đào tạo mới này, nâng tổng mức đầu tư vào chương trình đào tạo nghề tại Việt Nam lên hơn 1 triệu USD.
“Cơ điện tử là ngành học kỹ thuật quan trọng cho nền công nghiệp hiện đại. Việc đưa thêm ngành học này vào chương trình đào tạo là một nỗ lực của Bosch để chung tay xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề cao”, ông Huệ cho biết.
Trung tâm đã bắt đầu tuyển sinh cho năm học 2016 - 2017 với chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm là 12 học viên cho mỗi ngành. Học viên được đào tạo trong ba năm rưỡi, phần lý thuyết học tại Lilama 2, thực hành với máy móc và trang thiết bị hiện đại tại Bosch TGA. Học viên được miễn hoàn toàn học phí và nhận trợ cấp hàng tháng.
“Với những nỗ lực trên, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ là một trung tâm chiến lược trong các hoạt động về R&D và sản xuất công nghệ cao trong khu vực”, ông Huệ nói khi được hỏi về vai trò của Việt Nam trong chiến lược kinh doanh của Bosch.