Chứng khoán “lạnh”, sách chứng khoán “nóng”
Trên các kệ sách tại các cửa hàng, sách chứng khoán đầy ắp, gần 30 đầu sách các loại và luôn chiếm vị trí bắt mắt nhất
Thị trường chứng khoán đang sụt giảm khiến những nhà đầu tư mới nhập cuộc lo lắng.
Chỉ đến khi càng chơi càng lỗ, người ta mới vội vã lao đến các cửa hàng sách, mua hàng loạt những cuốn sách liên quan đến thị trường chứng khoán để tìm hiểu vì sao mình thất bại.
Chỉ cách đây một năm, vào bất cứ nhà sách nào ở Hà Nội hỏi mua sách chứng khoán, không ít người có nhu cầu nghiên cứu chứng khoán đã phải thất vọng. Trong số hàng trăm, hàng nghìn đầu sách, họa hoằn lắm mới có một cuốn sách chứng khoán. Thậm chí, có nơi, chỉ nghe đến tên sách thôi đã nhận được cái lắc đầu của các nhân viên bán hàng.
Bây giờ đã khác. Chị Đinh Thị Hạnh, chủ hiệu sách Huy Hoàng, số 2 Đinh Lễ cho hay: “Từ Tết đến giờ bán sách chứng khoán sướng thật. Khách mua nhiều nhất là 5 cuốn, ít cũng 1-2 cuốn. Loại sách này “chạy” ngang ngửa với sách giáo khoa. Riêng trong tháng 3, hầu như tuần nào cũng có ít nhất một cuốn mới “ra lò”. Có những cuốn vừa mới giới thiệu ở Tp.HCM buổi sáng, chiều đã có người đến hỏi mua. Chẳng bù cho năm ngoái, để cả năm trời chẳng ai thèm động đến”.
Ăn theo thị trường chứng khoán, các nhà xuất bản, các nhà sách đua nhau xuất bản sách chứng khoán. Trên các kệ sách tại các cửa hàng, sách chứng khoán đầy ắp, gần 30 đầu sách các loại và luôn chiếm vị trí bắt mắt nhất: từ chứng khoán nhập môn, nghệ thuật kinh doanh chứng khoán, cẩm nang cho các nhà đầu tư chứng khoán, tìm hiểu về thị trường chứng khoán, binh pháp Tôn Tử - kim chỉ nam trong giao dịch chứng khoán... đến bài tập, bài giải phân tích chứng khoán và định giá chứng khoán...
Anh Minh Quân, nhân viên đang làm việc tại một công ty nước ngoài đứng phân vân trước “rừng” sách không biết chọn cuốn nào. “Thú thật, mình cũng mới theo bạn bè lên sàn chơi, thấy mọi người mua gì mình mua theo chứ có hiểu gì đâu. Đến cả đọc bảng điện tử còn chưa thạo, bây giờ có hỏi chỉ số VN-Index, HASTC-Index là gì thì tớ mù tịt... Cuộc chơi còn lâu, còn dài, mình mua sách đọc để bổ túc thêm chút kiến thức chứng khoán”, anh nói.
Thiên hạ từng kháo nhau, chơi chứng khoán dễ ợt, lại ngon ăn, chỉ cần có tiền triệu lãi trăm, bỏ trăm triệu sinh tiền tỉ. Khi thị trường chứng khoán đang ở đỉnh cao, ai cũng ngây ngất trong niềm vui chiến thắng quá dễ dàng, chẳng ai nghĩ đến việc phải đi học, nghiên cứu sách vở. Đến khi thị trường “đỏng đảnh”, không ít nhà đầu tư ôm một đống cổ phiếu rớt giá như ngồi trên đống lửa mới chợt nhận ra lỗ hổng kiến thức về chứng khoán.
Chị Kim Anh, ở Cầu Giấy rầu rĩ: “Tìm một khóa học chứng khoán ư? Quá muộn rồi, các lớp học đều quá tải, đợi đến lúc mình được đi học cũng mất vài tháng. Đến lúc ấy, nếu thị trường không đổi chiều, chắc tôi phải gán nhà đi trả nợ mất”.
Đã đâm lao, phải theo lao, bỏ ra gần 300.000 đồng, chị Kim Anh mua cả chồng sách chứng khoán về nghiền ngẫm, hòng tìm ra cách có thể vận dụng xoay chuyển tình thếë. Chị bộc bạch: “Càng đọc sách càng thấy mình sai lầm và mạo hiểm. Các chuyên gia khuyên không nên mua cổ phiếu giá rẻ. Vậy mà mình đang đi ngược lại, cứ tưởng mua cổ phiếu thật rẻ, sau này chờ giá tăng bán ra. Ai mà ngờ...”.
Tràng Tiền, Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Xuân Thủy - những con phố được mệnh danh là phố “sách”, chợ “sách” ở Hà Nội càng trở nên đông đúc hơn vì có thêm sự góp mặt của các nhà đầu tư đi tìm sách chứng khoán. Chị Vũ Thị Hương, nhân viên Nhà sách Tiền Phong trên đường Tây Sơn cho biết: “Không ngày nào là không có khách tới hỏi mua sách chứng khoán. Đông nhất vào các ngày cuối tuần. So với hồi đầu năm, không phải tất cả các loại sách chứng khoán đều bán chạy như nhau”.
Nếu như trước đây, người mua thường để ý đến tên các cuốn sách: “Giàu từ chứng khoán”, “Nghệ thuật kinh doanh chứng khoán”, “Thị trường chứng khoán: Trò chơi và những thủ pháp làm giàu”... thì thời điểm này, những cuốn “best seller” lại là: “Những điều cần biết về đầu tư giao dịch chứng khoán để tránh thua lỗ”, “Những điều cần biết để đầu tư chứng khoán thành công”, “Hỏi đáp thị trường chứng khoán để trở thành nhà đầu tư thông minh”, “Công thức kỳ diệu chinh phục thị trường chứng khoán”...
Theo một nhà đầu tư lâu năm, có rất nhiều sách chứng khoán nhưng để tìm một cuốn sách dễ đọc, dễ hiểu không phải là dễ. Đấy là chưa kể, vì ăn theo thị trường chứng khoán, nhiều cuốn sách về chứng khoán mới “ra lò” dịch ẩu với nhiều thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành khó hiểu khiến nhà đầu tư vừa tốn tiền, đọc càng thêm rối trí.
Chỉ đến khi càng chơi càng lỗ, người ta mới vội vã lao đến các cửa hàng sách, mua hàng loạt những cuốn sách liên quan đến thị trường chứng khoán để tìm hiểu vì sao mình thất bại.
Chỉ cách đây một năm, vào bất cứ nhà sách nào ở Hà Nội hỏi mua sách chứng khoán, không ít người có nhu cầu nghiên cứu chứng khoán đã phải thất vọng. Trong số hàng trăm, hàng nghìn đầu sách, họa hoằn lắm mới có một cuốn sách chứng khoán. Thậm chí, có nơi, chỉ nghe đến tên sách thôi đã nhận được cái lắc đầu của các nhân viên bán hàng.
Bây giờ đã khác. Chị Đinh Thị Hạnh, chủ hiệu sách Huy Hoàng, số 2 Đinh Lễ cho hay: “Từ Tết đến giờ bán sách chứng khoán sướng thật. Khách mua nhiều nhất là 5 cuốn, ít cũng 1-2 cuốn. Loại sách này “chạy” ngang ngửa với sách giáo khoa. Riêng trong tháng 3, hầu như tuần nào cũng có ít nhất một cuốn mới “ra lò”. Có những cuốn vừa mới giới thiệu ở Tp.HCM buổi sáng, chiều đã có người đến hỏi mua. Chẳng bù cho năm ngoái, để cả năm trời chẳng ai thèm động đến”.
Ăn theo thị trường chứng khoán, các nhà xuất bản, các nhà sách đua nhau xuất bản sách chứng khoán. Trên các kệ sách tại các cửa hàng, sách chứng khoán đầy ắp, gần 30 đầu sách các loại và luôn chiếm vị trí bắt mắt nhất: từ chứng khoán nhập môn, nghệ thuật kinh doanh chứng khoán, cẩm nang cho các nhà đầu tư chứng khoán, tìm hiểu về thị trường chứng khoán, binh pháp Tôn Tử - kim chỉ nam trong giao dịch chứng khoán... đến bài tập, bài giải phân tích chứng khoán và định giá chứng khoán...
Anh Minh Quân, nhân viên đang làm việc tại một công ty nước ngoài đứng phân vân trước “rừng” sách không biết chọn cuốn nào. “Thú thật, mình cũng mới theo bạn bè lên sàn chơi, thấy mọi người mua gì mình mua theo chứ có hiểu gì đâu. Đến cả đọc bảng điện tử còn chưa thạo, bây giờ có hỏi chỉ số VN-Index, HASTC-Index là gì thì tớ mù tịt... Cuộc chơi còn lâu, còn dài, mình mua sách đọc để bổ túc thêm chút kiến thức chứng khoán”, anh nói.
Thiên hạ từng kháo nhau, chơi chứng khoán dễ ợt, lại ngon ăn, chỉ cần có tiền triệu lãi trăm, bỏ trăm triệu sinh tiền tỉ. Khi thị trường chứng khoán đang ở đỉnh cao, ai cũng ngây ngất trong niềm vui chiến thắng quá dễ dàng, chẳng ai nghĩ đến việc phải đi học, nghiên cứu sách vở. Đến khi thị trường “đỏng đảnh”, không ít nhà đầu tư ôm một đống cổ phiếu rớt giá như ngồi trên đống lửa mới chợt nhận ra lỗ hổng kiến thức về chứng khoán.
Chị Kim Anh, ở Cầu Giấy rầu rĩ: “Tìm một khóa học chứng khoán ư? Quá muộn rồi, các lớp học đều quá tải, đợi đến lúc mình được đi học cũng mất vài tháng. Đến lúc ấy, nếu thị trường không đổi chiều, chắc tôi phải gán nhà đi trả nợ mất”.
Đã đâm lao, phải theo lao, bỏ ra gần 300.000 đồng, chị Kim Anh mua cả chồng sách chứng khoán về nghiền ngẫm, hòng tìm ra cách có thể vận dụng xoay chuyển tình thếë. Chị bộc bạch: “Càng đọc sách càng thấy mình sai lầm và mạo hiểm. Các chuyên gia khuyên không nên mua cổ phiếu giá rẻ. Vậy mà mình đang đi ngược lại, cứ tưởng mua cổ phiếu thật rẻ, sau này chờ giá tăng bán ra. Ai mà ngờ...”.
Tràng Tiền, Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Xuân Thủy - những con phố được mệnh danh là phố “sách”, chợ “sách” ở Hà Nội càng trở nên đông đúc hơn vì có thêm sự góp mặt của các nhà đầu tư đi tìm sách chứng khoán. Chị Vũ Thị Hương, nhân viên Nhà sách Tiền Phong trên đường Tây Sơn cho biết: “Không ngày nào là không có khách tới hỏi mua sách chứng khoán. Đông nhất vào các ngày cuối tuần. So với hồi đầu năm, không phải tất cả các loại sách chứng khoán đều bán chạy như nhau”.
Nếu như trước đây, người mua thường để ý đến tên các cuốn sách: “Giàu từ chứng khoán”, “Nghệ thuật kinh doanh chứng khoán”, “Thị trường chứng khoán: Trò chơi và những thủ pháp làm giàu”... thì thời điểm này, những cuốn “best seller” lại là: “Những điều cần biết về đầu tư giao dịch chứng khoán để tránh thua lỗ”, “Những điều cần biết để đầu tư chứng khoán thành công”, “Hỏi đáp thị trường chứng khoán để trở thành nhà đầu tư thông minh”, “Công thức kỳ diệu chinh phục thị trường chứng khoán”...
Theo một nhà đầu tư lâu năm, có rất nhiều sách chứng khoán nhưng để tìm một cuốn sách dễ đọc, dễ hiểu không phải là dễ. Đấy là chưa kể, vì ăn theo thị trường chứng khoán, nhiều cuốn sách về chứng khoán mới “ra lò” dịch ẩu với nhiều thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành khó hiểu khiến nhà đầu tư vừa tốn tiền, đọc càng thêm rối trí.