10:55 17/06/2021

Cơ hội và thách thức nào cho kinh doanh cà phê bình dân?

Thu Hà

Cà phê bình dân hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là cà phê “cóc”. Mô hình sở hữu những nét đặc trưng với thiết kế không gian thoải mái, đơn giản, khách ngồi trên những chiếc ghế đẩu, bàn thấp, nhâm nhi những tách cà phê được pha phin thuần vị...

Mặc dù mô hình cà phê “cóc” khá đơn giản so với những hình thức khác nhưng điều này không có nghĩa là sẽ dễ dàng và ít rủi ro hơn.
Mặc dù mô hình cà phê “cóc” khá đơn giản so với những hình thức khác nhưng điều này không có nghĩa là sẽ dễ dàng và ít rủi ro hơn.

Trước sự phát triển không ngừng của xã hội, xu hướng kinh doanh quán cà phê vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Một trong những hình thức mặc dù xuất hiện đã lâu song vẫn có sức hút nhất định với nhiều nhà đầu tư chính là cà phê bình dân với tệp khách hàng rộng lớn cùng sự linh hoạt trong mô hình kinh doanh.

Vậy những cơ hội và thách thức khi kinh doanh cà phê bình dân ở thời điểm hiện tại?

Cà phê bình dân hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là cà phê “cóc”. Mô hình sở hữu những nét đặc trưng với thiết kế không gian thoải mái, đơn giản, khách ngồi trên những chiếc ghế đẩu, bàn thấp, nhâm nhi những tách cà phê được pha phin thuần vị. Đa số chúng được đặt cạnh ngay bên đường và thực khách đến đây để thưởng thức cà phê theo cách chậm rãi, chốc chốc lại đưa mắt ngắm nhìn dòng xe, dòng người trên phố hòa vào nhau.

CƠ HỘI KINH DOANH CÀ PHÊ BÌNH DÂN

Dù đặt chân đến nơi đâu, ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những quán cà phê “cóc” với dáng vẻ rất đỗi thân thương và quen thuộc trên đường phố từ miền quê đến thành thị của dải đất hình chữ S. Chính vì sự gần gũi đó mà quán cà phê ấy dành cho tất cả mọi người, bất kể bạn là ai, bạn làm nghề gì đều có thể đến đây và nhâm nhi những ly cà phê ngon, với giá cả vô cùng hợp lý.

Có người chọn đây là nơi để tận hưởng bầu không khí, sáng sáng nhâm nhi tách cà phê, đọc vài tin tức trên báo; còn có người tìm đến quán cà phê như một “trạm dừng chân” để nghỉ ngơi, tiếp thêm năng lượng; hay đơn giản là chốn hội họp bạn bè, nói với nhau những câu chuyện trong cuộc sống,... Cứ thế, chỉ với những bộ bàn ghế con con và ly cà phê pha phin mộc mạc đã tạo nên sức hút vững vàng của cà phê bình dân đối với mọi người, mọi tầng lớp, mọi độ tuổi.

Chi phí đầu tư cho một quán cà phê bình dân tương đối hợp lý. Việc vận hành và quản lý cũng khá đơn giản, không đòi hỏi sự cầu kỳ, phức tạp, chủ yếu kiến tạo cho thực khách không gian thoáng đãng, cảm giác bình dị và thân thuộc.

Trước xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, trào lưu mở quán cà phê với vô vàn hình thức kinh doanh “sớm nở tối tàn” đã không còn là điều quá xa lạ. Ngược lại, các cửa hàng cà phê bình dân vốn đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày, vì thế, mang tính ổn định và linh hoạt hơn so với các mô hình kinh doanh cà phê khác trên thị trường.

Mặc dù mô hình cà phê “cóc” khá đơn giản so với những hình thức khác nhưng điều này không có nghĩa là sẽ dễ dàng và ít rủi ro hơn. Và liệu rằng mô hình này có chuẩn hoá trước thị trường kinh doanh cà phê đầy khắc nghiệt?

Người dùng thường lo ngại về chất lượng nguyên vật liệu, cà phê, cũng như dịch vụ, nhất là khi hiện nay thông tin về cà phê tẩm, pha trộn các loại hóa chất tạo ra tâm lý e dè và cẩn trọng của thực khách. Điều này đòi hỏi cà phê bình dân phải đảm bảo nguồn gốc sản phẩm, nguồn hàng ổn định, các tiêu chuẩn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và thủ tục pháp lý đi kèm.

Cộng với sức ép của nhịp sống hiện đại, cửa hàng cà phê “cóc” cũng không thể không thích ứng với công nghệ và sử dụng các chiến lược Marketing trong kinh doanh. Thêm vào đó, với chi phí đầu tư tiết kiệm, các vấn đề không gian, diện tích của các cửa hàng cà phê bình dân hầu hết không được đầu tư bài bản và kỹ lưỡng, tạo ra điểm hạn chế lớn của mô hình kinh doanh này.

GIẢI PHÁP NÀO CHO KINH DOANH MÔ HÌNH CÀ PHÊ BÌNH DÂN

Để giải quyết những hạn chế của mô hình cà phê bình dân, giải pháp chính là thay đổi cách xây dựng, quản lý sao cho phù hợp và bắt kịp xu hướng hiện đại. Chuẩn hoá mô hình, xây dựng và đầu tư thiết kế, cách bày trí, quy trình vận hành kinh doanh nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng là không gian thoáng mát, thoải mái, gần gũi và nhộn nhịp.

Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ kết hợp cùng các chiến dịch Marketing, dịch vụ giao hàng, đặt hàng qua ứng dụng sẽ giúp cho cửa hàng tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Thị trường kinh doanh ngày nay với sự vận động và thay đổi không ngừng, kéo theo sự xuất hiện của rất nhiều thương hiệu nhượng quyền cà phê. Trong đó, MILANO COFFEE định hình thương hiệu cà phê chuyên sản xuất, thương mại và cung cấp mô hình nhượng quyền kinh doanh.

Cơ hội và thách thức nào cho kinh doanh cà phê bình dân? - Ảnh 1

MILANO COFFEE là thương hiệu cà phê bình dân với ba mô hình nhượng quyền chuẩn hoá, được đầu tư chỉn chu, bài bản, liên tục cập nhật các tiện ích với trang thiết bị hiện đại cùng hệ thống POS giúp chủ kinh doanh kiểm soát các hoạt động cửa hàng, tối ưu quy trình, tránh lãng phí hay thất thoát.

Thêm vào đó, MILANO COFFEE sản xuất và cung cấp đa dạng sản phẩm cà phê đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; hỗ trợ đào tạo vận hành; đồng hành cùng các đối tác trong các chiến dịch marketing,…

Mô hình cà phê MILANO COFFEE không chỉ bắt kịp xu hướng của thị trường, phục vụ nhu cầu của khách hàng mà vẫn giữ nguyên được nét đặc trưng của cà phê “cóc” trong lòng thực khách.

Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng cửa hàng tạo áp lực trong việc quản lý tại MILANO COFFEE. Để tiếp cận, giao tiếp và chăm sóc các đối tác nhượng quyền, MILANO COFFEE đã phát triển hình thức sử dụng ứng dụng quản trị quan hệ khách hàng (CRM).

Tuy nhiên, đây vẫn còn là khó khăn đối với MILANO COFFEE trong thời gian tới vì CRM vẫn còn khá xa lạ với người dùng. Điều quan trọng nhất trong kinh doanh chính là hiểu về sản phẩm và nhu cầu khách hàng, đòi hỏi đội ngũ MILANO COFFEE cần thêm thời gian cũng như vận dụng tốt kinh nghiệm quản lý, chăm sóc tích luỹ được trong 10 năm qua để đạt được hiệu quả nhất định trong tương lai.