Đằng sau thương vụ thâu tóm 43 tỷ USD của Trung Quốc
Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, nhưng chỉ sở hữu 9% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu
Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Trung Quốc (ChinaChem) ngày 3/2 chào mua hãng sản xuất thuốc trừ sâu Syngenta của Thụy Sỹ với giá 43 tỷ USD và đã nhận được cái gật đầu từ Syngenta. Đây là vụ thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc.
Theo hãng tin Bloomberg, logic phía sau thương vụ này là khoảng cách ngày càng lớn giữa hai con số: một là dân số của Trung Quốc và diện tích đất có thể canh tác của nước này.
Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, nhưng chỉ sở hữu 9% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu - theo số liệu của Jefferies Group. Và đây chính là lý do ChinaChem mua Syngenta, công ty có trụ sở ở Basel.
Syngenta là hãng sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới và sở hữu công nghệ biến đổi gen (GMO) có thể giúp Trung Quốc tăng năng suất mùa màng.
Với 1,4 tỷ miệng ăn, Trung Quốc cần tăng mạnh năng suất nông nghiệp vốn bị kìm hãm bởi chất đất xấu, nguồn nước ô nhiễm, và tình trạng lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu rõ tăng sản lượng nông nghiệp là một trong những ưu tiên của nước này và Trung Quốc cần đi đầu trong việc sản xuất nông nghiệp GMO.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới, nhưng năng suất ngô của nước này thấp hơn 44% so với của Mỹ - nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc đã mạnh tay thâu tóm các tài sản nông nghiệp trên toàn cầu, từ các nông trại tới nhà máy sản xuất đường, nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực cho dân số ngày càng tăng và trở nên giàu hơn của mình.
“Với nhu cầu lương thực gia tăng, an ninh lương thực trở thành một cân nhắc chính sách quan trọng đối với chính quyền Trung Quốc”, ông Nirgunan Tiruchelvam, Giám đốc nghiên cứu công ty Religare Capital Markets ở Singapore, nhận định.
“Một thương vụ có quy mô như thế này có thể xuất phát từ nền tảng căn bản là người ta đang tìm kiếm an ninh lương thực đảm bảo hơn. Nhiều khả năng chúng ta sẽ còn chứng kiến những thương vụ với quy mô tương tự trong mấy năm tới”, ông Tiruchelvam nói.
Mức giá 43 tỷ USD mà ChemChina chào mua Syngen ta tương đương 465 USD/cổ phiếu, cao hơn 20% so với giá đóng cửa của cổ phiếu công ty này phiên ngày 2/2.
Theo hãng tin Bloomberg, logic phía sau thương vụ này là khoảng cách ngày càng lớn giữa hai con số: một là dân số của Trung Quốc và diện tích đất có thể canh tác của nước này.
Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, nhưng chỉ sở hữu 9% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu - theo số liệu của Jefferies Group. Và đây chính là lý do ChinaChem mua Syngenta, công ty có trụ sở ở Basel.
Syngenta là hãng sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới và sở hữu công nghệ biến đổi gen (GMO) có thể giúp Trung Quốc tăng năng suất mùa màng.
Với 1,4 tỷ miệng ăn, Trung Quốc cần tăng mạnh năng suất nông nghiệp vốn bị kìm hãm bởi chất đất xấu, nguồn nước ô nhiễm, và tình trạng lạm dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu rõ tăng sản lượng nông nghiệp là một trong những ưu tiên của nước này và Trung Quốc cần đi đầu trong việc sản xuất nông nghiệp GMO.
Trung Quốc hiện là nước sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới, nhưng năng suất ngô của nước này thấp hơn 44% so với của Mỹ - nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Mấy năm gần đây, Trung Quốc đã mạnh tay thâu tóm các tài sản nông nghiệp trên toàn cầu, từ các nông trại tới nhà máy sản xuất đường, nhằm đảm bảo nguồn cung lương thực cho dân số ngày càng tăng và trở nên giàu hơn của mình.
“Với nhu cầu lương thực gia tăng, an ninh lương thực trở thành một cân nhắc chính sách quan trọng đối với chính quyền Trung Quốc”, ông Nirgunan Tiruchelvam, Giám đốc nghiên cứu công ty Religare Capital Markets ở Singapore, nhận định.
“Một thương vụ có quy mô như thế này có thể xuất phát từ nền tảng căn bản là người ta đang tìm kiếm an ninh lương thực đảm bảo hơn. Nhiều khả năng chúng ta sẽ còn chứng kiến những thương vụ với quy mô tương tự trong mấy năm tới”, ông Tiruchelvam nói.
Mức giá 43 tỷ USD mà ChemChina chào mua Syngen ta tương đương 465 USD/cổ phiếu, cao hơn 20% so với giá đóng cửa của cổ phiếu công ty này phiên ngày 2/2.