Đến lượt HSBC đánh giá tích cực kinh tế Việt Nam
Ngân hàng HSBC cho rằng, tình hình kinh tế Việt Nam đang tiếp tục có những chuyển biến khả quan
Trong một báo cáo vừa công bố, ngân hàng HSBC cho rằng, tình hình kinh tế Việt Nam đang tiếp tục có những chuyển biến khả quan, và khuyến nghị Việt Nam nên kiên nhẫn theo đuổi các nỗ lực cải cách.
Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đã đưa ra những đánh giá tích cực đối với kinh tế vĩ mô của Việt Nam, chẳng hạn JPMorrgan Chase hay Standard & Poor’s.
Đi theo dòng chảy này, bản báo cáo điểm tình hình kinh tế vĩ mô tháng 8 của Việt Nam (Vietnam at a galance) có tiêu đề phụ là “Good things come to those who wait” (tạm dịch: “Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi”) của HSBC nhận định, những sự kiện xảy ra gần đây như vụ bắt giữ “bầu” Kiên có thể phát tín hiệu cho sự chuyển biến chính sách tiến tới những biện pháp cải cách mạnh mẽ hơn và làm sạch khối nợ xấu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang trở nên minh bạch hơn, công bố tỷ lệ nợ xấu ở mức khoảng 8,6-10% so với tổng dư nợ năm 2012 (so với mức 2% vào năm 2010) và lên kế hoạch thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề. Mặc dù các lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa muốn bơm mạnh dòng tiền giá rẻ vào nền kinh tế vì muốn ưu tiên mục tiêu ổn định. Ngoài ra, đã có những tín hiệu cho thấy, Chính phủ Việt Nam muốn có những bước đi tiếp theo để khắc phục yếu kém của các công ty quốc doanh”, báo cáo đề ngày 4/9 viết.
Theo HSBC, trong bối cảnh như vậy, sự kiên nhẫn là cần thiết để vượt qua sự suy yếu nhu cầu tại thị trường cả trong và ngoài nước. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) - một chỉ số dự báo các điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất - của Việt Nam do HSBC thực hiện vẫn ở mức dưới 50 điểm trong tháng 8, thể hiện sự suy giảm (chỉ số này trên 50 điểm là thể hiện sự tăng trưởng). Tuy nhiên, HSBC cho biết, tốc độ giảm của chỉ số này đã chậm lại nhiều.
Bất chấp giá xăng dầu trong nước tăng, mức lạm phát của tháng 8 là 5%, giảm từ mức 5,5% của tháng 7. Xuất khẩu tuy tăng trưởng chậm hơn những năm trước nhưng vẫn duy trì mức tăng 2 con số. Dự trữ ngoại hối đã tăng, tỷ giá tiền đồng bình ổn, niềm tin vào Ngân hàng Nhà nước tăng cường.
Theo HSBC, những chuyển biến tích cực này có lẽ đã không đạt được nếu Việt Nam không có quyết tâm chính trị nhằm hạ nhiệt cho nền kinh tế tăng trưởng nóng trước đây. “Với sự kiên nhẫn và động lực cải cách mạnh, khi những khó khăn lắng xuống, Việt Nam sẽ nhận thấy mình ở trong một tư thế gọn gàng hơn và sẵn sàng hơn để cạnh tranh khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục”, bản báo cáo nhận định.
Báo cáo chỉ rõ, dù nhu cầu tại thị trường trong nước còn yếu, nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam có vẻ như đang nhích lên. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tháng 8 tăng 13%, so với mức tăng 1,6% của tháng 7. Số liệu nhập khẩu cũng tương đối khả quan, với mức tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, từ mức tăng 12,8% trong tháng 7. Mức tăng trưởng nhập khẩu như vậy, theo HSBC, dự báo cho tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong thời gian tới.
Trong tháng 8, doanh thu bán lẻ tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 24,6% của tháng 7. Từ đầu năm đến nay, doanh thu bán lẻ giảm tốc, nhưng mức tăng đạt được vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái.
HSBC cũng nhận định khá tích cực về hoạt động kinh tế tại các thành phố lớn như Tp.HCM. “Du khách vẫn đổ đến với số lượng lớn và các nhà hàng vẫn đông khách. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn, sẽ thấy nhiều công trường xây dựng hoạt động chậm chạp và doanh số thị trường xe hơi giảm”, báo cáo viết. Theo HSBC, điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện còn yếu, nhưng không suy yếu nhanh nữa. Bên cạnh đó, dù giảm tốc so với trước kia, nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng.
Bản báo cáo bày tỏ tin tưởng rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đủ mạnh để vượt qua được quá trình giảm nợ. Những “ngôi sao sáng” của nền kinh tế Việt Nam, theo HSBC, vẫn đang tỏa sáng, như lĩnh vực xuất khẩu vẫn đem về kim ngạch cao, lĩnh vực dịch vụ vẫn vững vàng. “Những trở ngại đến từ các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và sự giảm tốc doanh số của thị trường bất động sản sẽ được giải quyết một khi Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”, báo cáo nhận xét.
HSBC dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ “đáng nể” 5,1% trong năm nay. Báo cáo khuyến nghị, điều quan trọng nhất đối với Việt Nam lúc này là cần tập trung vào những công cụ sẵn có cho các nhà hoạch định chính sách để bình ổn nền kinh tế và tăng năng suất.
“Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện cam kết về một tương lai tươi sáng hơn cho Việt Nam qua việc hạ tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 và khởi động quy trình cải cách hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, còn chưa rõ Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì với các khoản nợ xấu… Động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nước gây áp lực buộc các ngân hàng phải thu gọn bảng cân đối kế toán và minh bạch hơn trong vấn đề nợ xấu dự báo tích cực về triển vọng sẽ có thêm những bước cải cách mới”, HSBC nhận định.
Cuối cùng, bản báo cáo bày tỏ tin tưởng, Chính phủ Việt Nam sẽ làm được điều tốt đẹp cho nền kinh tế. “Trước đây, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã cho thấy họ sẵn sàng giải quyết những thách thức khi cần. Điều này đòi hỏi một chiến lược cải cách kiên nhẫn nhằm làm sạch nợ xấu và tạo ra một hệ thống kinh tế đề cao năng suất”, báo cáo kết luận.
Trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức tài chính nước ngoài đã đưa ra những đánh giá tích cực đối với kinh tế vĩ mô của Việt Nam, chẳng hạn JPMorrgan Chase hay Standard & Poor’s.
Đi theo dòng chảy này, bản báo cáo điểm tình hình kinh tế vĩ mô tháng 8 của Việt Nam (Vietnam at a galance) có tiêu đề phụ là “Good things come to those who wait” (tạm dịch: “Điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi”) của HSBC nhận định, những sự kiện xảy ra gần đây như vụ bắt giữ “bầu” Kiên có thể phát tín hiệu cho sự chuyển biến chính sách tiến tới những biện pháp cải cách mạnh mẽ hơn và làm sạch khối nợ xấu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang trở nên minh bạch hơn, công bố tỷ lệ nợ xấu ở mức khoảng 8,6-10% so với tổng dư nợ năm 2012 (so với mức 2% vào năm 2010) và lên kế hoạch thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề. Mặc dù các lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa muốn bơm mạnh dòng tiền giá rẻ vào nền kinh tế vì muốn ưu tiên mục tiêu ổn định. Ngoài ra, đã có những tín hiệu cho thấy, Chính phủ Việt Nam muốn có những bước đi tiếp theo để khắc phục yếu kém của các công ty quốc doanh”, báo cáo đề ngày 4/9 viết.
Theo HSBC, trong bối cảnh như vậy, sự kiên nhẫn là cần thiết để vượt qua sự suy yếu nhu cầu tại thị trường cả trong và ngoài nước. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) - một chỉ số dự báo các điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất - của Việt Nam do HSBC thực hiện vẫn ở mức dưới 50 điểm trong tháng 8, thể hiện sự suy giảm (chỉ số này trên 50 điểm là thể hiện sự tăng trưởng). Tuy nhiên, HSBC cho biết, tốc độ giảm của chỉ số này đã chậm lại nhiều.
Bất chấp giá xăng dầu trong nước tăng, mức lạm phát của tháng 8 là 5%, giảm từ mức 5,5% của tháng 7. Xuất khẩu tuy tăng trưởng chậm hơn những năm trước nhưng vẫn duy trì mức tăng 2 con số. Dự trữ ngoại hối đã tăng, tỷ giá tiền đồng bình ổn, niềm tin vào Ngân hàng Nhà nước tăng cường.
Theo HSBC, những chuyển biến tích cực này có lẽ đã không đạt được nếu Việt Nam không có quyết tâm chính trị nhằm hạ nhiệt cho nền kinh tế tăng trưởng nóng trước đây. “Với sự kiên nhẫn và động lực cải cách mạnh, khi những khó khăn lắng xuống, Việt Nam sẽ nhận thấy mình ở trong một tư thế gọn gàng hơn và sẵn sàng hơn để cạnh tranh khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục”, bản báo cáo nhận định.
Báo cáo chỉ rõ, dù nhu cầu tại thị trường trong nước còn yếu, nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam có vẻ như đang nhích lên. So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu tháng 8 tăng 13%, so với mức tăng 1,6% của tháng 7. Số liệu nhập khẩu cũng tương đối khả quan, với mức tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, từ mức tăng 12,8% trong tháng 7. Mức tăng trưởng nhập khẩu như vậy, theo HSBC, dự báo cho tăng trưởng xuất khẩu khả quan trong thời gian tới.
Trong tháng 8, doanh thu bán lẻ tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 24,6% của tháng 7. Từ đầu năm đến nay, doanh thu bán lẻ giảm tốc, nhưng mức tăng đạt được vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái.
HSBC cũng nhận định khá tích cực về hoạt động kinh tế tại các thành phố lớn như Tp.HCM. “Du khách vẫn đổ đến với số lượng lớn và các nhà hàng vẫn đông khách. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn, sẽ thấy nhiều công trường xây dựng hoạt động chậm chạp và doanh số thị trường xe hơi giảm”, báo cáo viết. Theo HSBC, điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện còn yếu, nhưng không suy yếu nhanh nữa. Bên cạnh đó, dù giảm tốc so với trước kia, nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng.
Bản báo cáo bày tỏ tin tưởng rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện đủ mạnh để vượt qua được quá trình giảm nợ. Những “ngôi sao sáng” của nền kinh tế Việt Nam, theo HSBC, vẫn đang tỏa sáng, như lĩnh vực xuất khẩu vẫn đem về kim ngạch cao, lĩnh vực dịch vụ vẫn vững vàng. “Những trở ngại đến từ các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và sự giảm tốc doanh số của thị trường bất động sản sẽ được giải quyết một khi Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”, báo cáo nhận xét.
HSBC dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ “đáng nể” 5,1% trong năm nay. Báo cáo khuyến nghị, điều quan trọng nhất đối với Việt Nam lúc này là cần tập trung vào những công cụ sẵn có cho các nhà hoạch định chính sách để bình ổn nền kinh tế và tăng năng suất.
“Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện cam kết về một tương lai tươi sáng hơn cho Việt Nam qua việc hạ tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 và khởi động quy trình cải cách hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, còn chưa rõ Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì với các khoản nợ xấu… Động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nước gây áp lực buộc các ngân hàng phải thu gọn bảng cân đối kế toán và minh bạch hơn trong vấn đề nợ xấu dự báo tích cực về triển vọng sẽ có thêm những bước cải cách mới”, HSBC nhận định.
Cuối cùng, bản báo cáo bày tỏ tin tưởng, Chính phủ Việt Nam sẽ làm được điều tốt đẹp cho nền kinh tế. “Trước đây, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam đã cho thấy họ sẵn sàng giải quyết những thách thức khi cần. Điều này đòi hỏi một chiến lược cải cách kiên nhẫn nhằm làm sạch nợ xấu và tạo ra một hệ thống kinh tế đề cao năng suất”, báo cáo kết luận.