Doanh nghiệp nói về báo chí nhân Ngày Báo chí
“Doanh nhân chúng tôi thường xuyên theo sát những thông tin được đăng tải trên báo chí”
Nhìn nhận từ nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015).
Báo chí quyết định một phần thành công
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel
Một doanh nghiệp muốn phát triển vững bền, không chỉ có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp với nhu cầu của khách hàng, mà phải truyền tải được thông tin đến khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất.
Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, có thể nói không phải “lớn thắng nhỏ” mà là “nhanh thắng chậm”, thông tin quảng bá của thương hiệu nào truyền tải đến khách hàng nhanh nhất, nhiều nhất, thì sản phẩm của thương hiệu đó sẽ gây được ảnh hưởng đối với người tiêu dùng và đảm bảo 50% thành công.
50% còn lại của việc bán sản phẩm thành công hay không, phụ thuộc vào nhu cầu và chất lượng của sản phẩm đó, trước quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Và, chính báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với công chúng, góp phần quan trọng quyết định một phần thành công hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, báo chí cũng luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong ngành du lịch lữ hành chuyên kinh doanh, khai thác các sản phẩm vô hình thì vai trò của báo chí lại càng cần thiết hơn, bởi bằng những bài viết và những thước phim của mình các nhà báo sẽ giúp du khách có những cảm nhận nhất định khi chọn đến với các sản phẩm du lịch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thụ động với thông tin
Ông Mạc Quốc Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội
Ngoài hạn chế về quy mô, vốn, năng lực quản trị, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang còn khá thụ động trong việc tiếp cận, cập nhật thông tin hội nhập, phần lớn là hành động theo kiểu nước đến chân mới nhảy.
Thực ra thông tin trên báo chí rất nhiều, hàng ngày, hàng tháng, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn bàng quan trong vấn đề kinh tế hội nhập. Chúng ta vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, các doanh nghiệp hiện nay vẫn loanh quanh với việc xây dựng lại quy trình sản xuất, bộ máy làm việc, ổn định tài chính nên có phần bị “lạc” về vấn đề hội nhập.
Vì vừa phải ổn định, vừa phải hội nhập nên các doanh nghiệp phải cân đối vấn đề sản xuất, nhân sự..., sau đó mới tính đến “nước” hội nhập. Bên cạnh đó vẫn có một số doanh nghiệp mạnh dạn vừa hội nhập vừa ổn định và một số là bị loại khỏi quá trình hội nhập mà chỉ “an phận” với sản xuất và kinh doanh trong nước.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa chủ động giao lưu, kết nối, chính vì thế rất khó để có thể hỗ trợ trong khi các cơ quan nhà nước, các tổ chức hiệp hội luôn sẵn sàng để cung cấp thông tin.
Thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động, mời các chuyên gia, nhà kinh tế đã thành công ở các nước như ở EU, ASEAN để nói về các vấn đề như hàng rào thuế quan, hàng rào pháp lý, thông tin thị trường, thông tin về sản phẩm, về tài chính của các nước để doanh nghiệp hiểu rõ hơn. Tuy vậy, dường như các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn thờ ơ, khi lượng tham gia không nhiều.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện vẫn chưa có bộ phận quản trị rủi ro, lập chiến lược một cách bài bản, do đó rất dễ bị thua thiệt khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại.
Theo tôi, với quy mô nhỏ thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thuê các chuyên gia quản trị rủi ro cho mình và liên tục cập nhật thông tin qua kênh báo chí, vì đây là kênh thông tin tốt nhất phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Rất cần thẩm định nội dung trước khi đăng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
Thị trường hàng hóa tự do luân chuyển vào thị trường nội địa trong xu hướng nền kinh tế trong nước tham gia vào thị trường chung cộng đồng chung khối ASEAN và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị ký kết, do vậy công tác cập nhật và chuyển tải thông tin rất cần thiết.
Thời gian qua, báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Báo chí đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật đến người tiêu dùng, các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Không dừng lại ở đó, báo chí cũng đã có công và góp sức trong việc điều tra, phát hiện nhiều vấn đề giúp cho cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết.
Đơn cử như việc các cây xăng dùng chip để đong bớt lượng xăng bán cho khách hàng đã bị lật tẩy nhờ các bài phóng sự, điều tra. Hay như các vụ việc sử dụng phụ gia thực phẩm, hoá chất không an toàn để ngâm, tái chế thực phẩm kém chất lượng thành sản phẩm thành phẩm bán cho người tiêu dùng.
Tính cảnh báo của báo chí rất cao nhờ khả năng chuyển tải thông tin nhanh chóng, phổ biến, và không ai có thể làm được ngoài báo chí. Người tiêu dùng rất tin tưởng vào các thông tin đăng tải trên báo chí. Vì vậy, đòi hỏi các thông tin trên mặt báo phải chính xác, tránh trường hợp đăng tải những thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng do người quảng cáo cố ý.
Cũng bởi vậy mà công tác thẩm định nội dung trước khi đăng là rất cần thiết. Đồng thời, các cơ quan báo chí cần có quy định trong việc đưa tin và phải chịu trách nhiệm trong việc đưa tin không chính xác.
Tránh đưa tin thiếu chính xác
Ông Hồ Bảo Hùng, Giám đốc Ban Đầu tư TNR Holdings Vietnam
Trong lĩnh vực tiếp thị bất động sản, truyền thông là phương tiện đưa thông tin về sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hiện nay, các chủ đầu tư sử dụng rất nhiều hình thức để quảng bá và chào bán dự án nhưng đăng báo luôn là lựa chọn hàng đầu. Mục đích của việc đăng quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau là để giúp người mua nhanh hiểu hơn về sản phẩm và người bán mau chóng bán được nhà.
Thị trường nhà ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã phát triển hướng tới đối tượng khách mua là những người có nhu cầu ở thật, đặc biệt là sự gia tăng của đối tượng người mua là các gia đình trẻ. Trong bối cảnh đó, các chủ đầu tư, các đơn vị tiếp thị đã và đang đẩy mạnh quảng bá dự án bằng cách kết hợp sử dụng các chiến lược tiếp thị truyền thống với chiến lược tiếp thị điện tử.
Báo chí đã trở thành các công cụ kết nối, cho phép người bán tiếp xúc với người mua một cách tự nhiên hơn, rộng hơn, nhanh hơn, tiếp cận tới các khách hàng trẻ hơn.
Tuy nhiên, cũng có một số tờ báo vì lý do nào đó, đưa thông tin thiếu chính xác về dự án cũng như chủ đầu tư, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí là của cả thị trường.
Vì vậy, tôi cho rằng việc sử dụng công cụ truyền thông một cách chuyên nghiệp và hiệu quả cần được các chủ đầu tư quan tâm hơn trong các chiến lược marketing của mình.
Báo chí nên phối hợp để chấm điểm sở ban ngành
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam
Doanh nhân chúng tôi rất cần thông tin, do đó những thông tin trên báo chí, đặc biệt là các thông tin về kinh tế rất quan trọng với giới doanh nghiệp. Doanh nhân chúng tôi thường xuyên theo sát những thông tin được đăng tải trên báo chí.
Trong bối cảnh hội nhập đang đến rất gần, hầu hết cộng đồng doanh nghiệp đang hối hả tìm cách tồn tại để phát triển, thay đổi mình. Với tốc độ hội nhập nhanh, Việt Nam tham gia các FTA song phương, đa phương... nhưng doanh nghiệp chưa nắm bắt được vì có quá nhiều các văn bản hội nhập.
Tôi cho rằng trước vấn đề này, doanh nghiệp và báo chí cần kết hợp thống nhất với nhau làm cái gì...
Thực tế hiện nay, tất cả những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp khi phản ánh lên cơ quan chính phủ, các bộ, ban ngành hiệu quả không cao, hầu như chúng ta nói nhiều tới tích cực hơn, còn khó khăn của doanh nghiệp thì ngại đề cập.
Tôi nghĩ trong thời gian tới, hai bên cần có sự thống nhất để chữa “căn bệnh” này, báo chí cần mạnh dạn đề cập tới những khó khăn thật, tiêu cực thật và trăn trở thật của doanh nghiệp, phản ánh những vấn đề đó tới các cấp chính quyền.
Giới doanh nhân mong muốn những thông tin trên báo cần cập nhập nhanh và sâu. Điều này sẽ càng làm các doanh nghiệp phấn khích hơn nếu thông tin được phản ánh một cách chân thực tới các cơ quan ban ngành chính phủ. Vấn đề nữa là phản biện chính sách - các chính sách vĩ mô của Nhà nước, của Chính phủ kịp thời và đúng.
Nhưng khi làm việc, doanh nghiệp làm việc với các sở ban ngành bên dưới chứ không bao giờ làm việc với các cấp chính phủ. Trong khi đó sự biến chuyển trong các sở ban ngành cấp dưới rất ít, chậm chạp.
Để thực sự chính quyền vì doanh nghiệp, tôi nghĩ báo chí nên phối hợp cùng với VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp chấm điểm các từng sở ban ngành, công khai trên báo chí. Điều này sẽ có hiệu ứng thực sự trong công tác hành chính của doanh nghiệp như các thủ tục xin cấp phép đầu tư...
Báo chí đã “nối dài tay” cho doanh nghiệp
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Tổng công ty May Hưng Yên, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, báo chí đã đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hỗ trợ, định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Báo chí đã “nối dài tay” cho doanh nghiệp, để có thể tiếp thêm ý kiến của doanh nghiệp tới các cơ quan lãnh đạo, đồng thời bày tỏ được quan điểm của mình chưa nói được mà báo chí nói được.
Chính vì lẽ đó mà báo chí và doanh nghiệp thân thiết, gần gũi với nhau. Đôi khi có sự “cơm không lành, canh không ngọt” giữa báo chí và doanh nghiệp, nhưng nếu nhà báo và doanh nghiệp hiểu nhau, là bạn bè của nhau, thì mọi rắc rối, hiểu nhầm giải quyết rất dễ.
Vấn đề nữa, nhiều ý kiến cho rằng thông tin báo chí vẫn còn nén trên đầu doanh nghiệp “trên đe dưới búa”, thiếu dân chủ, không dám nói hết. Báo chí chính là người định hướng thông tin, bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình để chọn lọc, định hướng.
Như vậy, có thể thấy vai trò rất quan trọng của báo chí trong thời đại ngày nay. Cũng bởi vậy mà theo tôi, trong điều kiện hiện nay báo chí cần chắt lọc thông tin, xử lý và lựa chọn những thông tin nào nên đăng và không đăng lên báo.
Nhà báo cần có tinh thần dám nhìn thẳng, nhìn đúng sự thật, có khai thác thông tin cung cấp những vấn đề cần thiết cho các cấp lãnh đạo. Do đó, thông tin báo chí đưa ra phải đầy đủ, rõ ràng, không méo mó.
Tôi có thể lấy dẫn chứng, sau khi một số báo phản ánh ý kiến doanh nghiệp về vấn đề tỷ giá ngoại tệ cần được điều chỉnh linh hoạt theo hướng làm yếu nội tệ để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thì trong năm 2009, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh biên độ, điều chỉnh tỷ giá.
Nhờ vậy mà xuất khẩu ngành dệt may vẫn duy trì ở mức tăng trưởng dương và nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm một cách đáng kể. Cho đến thời điểm hiện nay, tình trạng nhập khẩu đã nằm trong giới hạn điều tiết của Chính phủ.
Sự ủng hộ từ báo chí giúp doanh nghiệp vuợt qua thử thách
Ông Đàm Minh Đức, Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây Dựng
Ảnh hưởng của báo chí hết sức quan trọng trong vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với công chúng. Việc báo chí phản ánh đúng, đủ sự thật không chỉ góp phần minh bạch thông tin đến công chúng mà còn giúp doanh nghiệp chuyển tải đến công chúng thông điệp, tinh thần của doanh nghiệp.
Một trong những bài học Ngân hàng Xây Dựng đã trải qua trong những thời điểm hết sức gian nan vừa qua đó chính là sự ủng hộ của báo chí. Được sự chỉ đạo sát của Ngân hàng Nhà nước và sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank, nhưng nếu không có sự ủng hộ từ báo chí, chắc chắn, Ngân hàng Xây Dựng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn thử thách nhất của quá trình tái cơ cấu vừa qua.
Tuy nhiên, cũng cần phải chia sẻ thẳng thắn rằng vẫn còn những doanh nghiệp tại Việt Nam có tâm lý khá e ngại trước báo chí, một phần do đâu đó vẫn còn những bài báo người viết chưa thực sự tâm huyết trên tinh thần xây dựng. Nhưng đây chỉ là một vài trường hợp cá biệt trong số hàng ngàn nhà báo, phóng viên chân chính vẫn đang tích cực hoạt động trong vai trò là cầu nối phản ánh thông tin không thể thiếu từ doanh nghiệp đến công chúng.
Nhân dịp 90 năm ngày báo chí Cách Mạng Việt Nam, thay mặt Ban Lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng tôi xin trân trọng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến những người làm báo nói chung và Thời Báo Kinh tế Việt Nam nói riêng.
Báo chí quyết định một phần thành công
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel
Một doanh nghiệp muốn phát triển vững bền, không chỉ có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp với nhu cầu của khách hàng, mà phải truyền tải được thông tin đến khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất.
Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, có thể nói không phải “lớn thắng nhỏ” mà là “nhanh thắng chậm”, thông tin quảng bá của thương hiệu nào truyền tải đến khách hàng nhanh nhất, nhiều nhất, thì sản phẩm của thương hiệu đó sẽ gây được ảnh hưởng đối với người tiêu dùng và đảm bảo 50% thành công.
50% còn lại của việc bán sản phẩm thành công hay không, phụ thuộc vào nhu cầu và chất lượng của sản phẩm đó, trước quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Và, chính báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với công chúng, góp phần quan trọng quyết định một phần thành công hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, báo chí cũng luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong ngành du lịch lữ hành chuyên kinh doanh, khai thác các sản phẩm vô hình thì vai trò của báo chí lại càng cần thiết hơn, bởi bằng những bài viết và những thước phim của mình các nhà báo sẽ giúp du khách có những cảm nhận nhất định khi chọn đến với các sản phẩm du lịch, thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thụ động với thông tin
Ông Mạc Quốc Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội
Ngoài hạn chế về quy mô, vốn, năng lực quản trị, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang còn khá thụ động trong việc tiếp cận, cập nhật thông tin hội nhập, phần lớn là hành động theo kiểu nước đến chân mới nhảy.
Thực ra thông tin trên báo chí rất nhiều, hàng ngày, hàng tháng, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn bàng quan trong vấn đề kinh tế hội nhập. Chúng ta vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, các doanh nghiệp hiện nay vẫn loanh quanh với việc xây dựng lại quy trình sản xuất, bộ máy làm việc, ổn định tài chính nên có phần bị “lạc” về vấn đề hội nhập.
Vì vừa phải ổn định, vừa phải hội nhập nên các doanh nghiệp phải cân đối vấn đề sản xuất, nhân sự..., sau đó mới tính đến “nước” hội nhập. Bên cạnh đó vẫn có một số doanh nghiệp mạnh dạn vừa hội nhập vừa ổn định và một số là bị loại khỏi quá trình hội nhập mà chỉ “an phận” với sản xuất và kinh doanh trong nước.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa chủ động giao lưu, kết nối, chính vì thế rất khó để có thể hỗ trợ trong khi các cơ quan nhà nước, các tổ chức hiệp hội luôn sẵn sàng để cung cấp thông tin.
Thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động, mời các chuyên gia, nhà kinh tế đã thành công ở các nước như ở EU, ASEAN để nói về các vấn đề như hàng rào thuế quan, hàng rào pháp lý, thông tin thị trường, thông tin về sản phẩm, về tài chính của các nước để doanh nghiệp hiểu rõ hơn. Tuy vậy, dường như các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn thờ ơ, khi lượng tham gia không nhiều.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện vẫn chưa có bộ phận quản trị rủi ro, lập chiến lược một cách bài bản, do đó rất dễ bị thua thiệt khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại.
Theo tôi, với quy mô nhỏ thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thuê các chuyên gia quản trị rủi ro cho mình và liên tục cập nhật thông tin qua kênh báo chí, vì đây là kênh thông tin tốt nhất phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
Rất cần thẩm định nội dung trước khi đăng
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
Thị trường hàng hóa tự do luân chuyển vào thị trường nội địa trong xu hướng nền kinh tế trong nước tham gia vào thị trường chung cộng đồng chung khối ASEAN và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và chuẩn bị ký kết, do vậy công tác cập nhật và chuyển tải thông tin rất cần thiết.
Thời gian qua, báo chí đã đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ người tiêu dùng. Báo chí đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật đến người tiêu dùng, các tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Không dừng lại ở đó, báo chí cũng đã có công và góp sức trong việc điều tra, phát hiện nhiều vấn đề giúp cho cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết.
Đơn cử như việc các cây xăng dùng chip để đong bớt lượng xăng bán cho khách hàng đã bị lật tẩy nhờ các bài phóng sự, điều tra. Hay như các vụ việc sử dụng phụ gia thực phẩm, hoá chất không an toàn để ngâm, tái chế thực phẩm kém chất lượng thành sản phẩm thành phẩm bán cho người tiêu dùng.
Tính cảnh báo của báo chí rất cao nhờ khả năng chuyển tải thông tin nhanh chóng, phổ biến, và không ai có thể làm được ngoài báo chí. Người tiêu dùng rất tin tưởng vào các thông tin đăng tải trên báo chí. Vì vậy, đòi hỏi các thông tin trên mặt báo phải chính xác, tránh trường hợp đăng tải những thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng do người quảng cáo cố ý.
Cũng bởi vậy mà công tác thẩm định nội dung trước khi đăng là rất cần thiết. Đồng thời, các cơ quan báo chí cần có quy định trong việc đưa tin và phải chịu trách nhiệm trong việc đưa tin không chính xác.
Tránh đưa tin thiếu chính xác
Ông Hồ Bảo Hùng, Giám đốc Ban Đầu tư TNR Holdings Vietnam
Trong lĩnh vực tiếp thị bất động sản, truyền thông là phương tiện đưa thông tin về sản phẩm tới khách hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Hiện nay, các chủ đầu tư sử dụng rất nhiều hình thức để quảng bá và chào bán dự án nhưng đăng báo luôn là lựa chọn hàng đầu. Mục đích của việc đăng quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau là để giúp người mua nhanh hiểu hơn về sản phẩm và người bán mau chóng bán được nhà.
Thị trường nhà ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã phát triển hướng tới đối tượng khách mua là những người có nhu cầu ở thật, đặc biệt là sự gia tăng của đối tượng người mua là các gia đình trẻ. Trong bối cảnh đó, các chủ đầu tư, các đơn vị tiếp thị đã và đang đẩy mạnh quảng bá dự án bằng cách kết hợp sử dụng các chiến lược tiếp thị truyền thống với chiến lược tiếp thị điện tử.
Báo chí đã trở thành các công cụ kết nối, cho phép người bán tiếp xúc với người mua một cách tự nhiên hơn, rộng hơn, nhanh hơn, tiếp cận tới các khách hàng trẻ hơn.
Tuy nhiên, cũng có một số tờ báo vì lý do nào đó, đưa thông tin thiếu chính xác về dự án cũng như chủ đầu tư, gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí là của cả thị trường.
Vì vậy, tôi cho rằng việc sử dụng công cụ truyền thông một cách chuyên nghiệp và hiệu quả cần được các chủ đầu tư quan tâm hơn trong các chiến lược marketing của mình.
Báo chí nên phối hợp để chấm điểm sở ban ngành
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, Phó chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam
Doanh nhân chúng tôi rất cần thông tin, do đó những thông tin trên báo chí, đặc biệt là các thông tin về kinh tế rất quan trọng với giới doanh nghiệp. Doanh nhân chúng tôi thường xuyên theo sát những thông tin được đăng tải trên báo chí.
Trong bối cảnh hội nhập đang đến rất gần, hầu hết cộng đồng doanh nghiệp đang hối hả tìm cách tồn tại để phát triển, thay đổi mình. Với tốc độ hội nhập nhanh, Việt Nam tham gia các FTA song phương, đa phương... nhưng doanh nghiệp chưa nắm bắt được vì có quá nhiều các văn bản hội nhập.
Tôi cho rằng trước vấn đề này, doanh nghiệp và báo chí cần kết hợp thống nhất với nhau làm cái gì...
Thực tế hiện nay, tất cả những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp khi phản ánh lên cơ quan chính phủ, các bộ, ban ngành hiệu quả không cao, hầu như chúng ta nói nhiều tới tích cực hơn, còn khó khăn của doanh nghiệp thì ngại đề cập.
Tôi nghĩ trong thời gian tới, hai bên cần có sự thống nhất để chữa “căn bệnh” này, báo chí cần mạnh dạn đề cập tới những khó khăn thật, tiêu cực thật và trăn trở thật của doanh nghiệp, phản ánh những vấn đề đó tới các cấp chính quyền.
Giới doanh nhân mong muốn những thông tin trên báo cần cập nhập nhanh và sâu. Điều này sẽ càng làm các doanh nghiệp phấn khích hơn nếu thông tin được phản ánh một cách chân thực tới các cơ quan ban ngành chính phủ. Vấn đề nữa là phản biện chính sách - các chính sách vĩ mô của Nhà nước, của Chính phủ kịp thời và đúng.
Nhưng khi làm việc, doanh nghiệp làm việc với các sở ban ngành bên dưới chứ không bao giờ làm việc với các cấp chính phủ. Trong khi đó sự biến chuyển trong các sở ban ngành cấp dưới rất ít, chậm chạp.
Để thực sự chính quyền vì doanh nghiệp, tôi nghĩ báo chí nên phối hợp cùng với VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp chấm điểm các từng sở ban ngành, công khai trên báo chí. Điều này sẽ có hiệu ứng thực sự trong công tác hành chính của doanh nghiệp như các thủ tục xin cấp phép đầu tư...
Báo chí đã “nối dài tay” cho doanh nghiệp
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Tổng công ty May Hưng Yên, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hưng Yên
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, báo chí đã đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, hỗ trợ, định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Báo chí đã “nối dài tay” cho doanh nghiệp, để có thể tiếp thêm ý kiến của doanh nghiệp tới các cơ quan lãnh đạo, đồng thời bày tỏ được quan điểm của mình chưa nói được mà báo chí nói được.
Chính vì lẽ đó mà báo chí và doanh nghiệp thân thiết, gần gũi với nhau. Đôi khi có sự “cơm không lành, canh không ngọt” giữa báo chí và doanh nghiệp, nhưng nếu nhà báo và doanh nghiệp hiểu nhau, là bạn bè của nhau, thì mọi rắc rối, hiểu nhầm giải quyết rất dễ.
Vấn đề nữa, nhiều ý kiến cho rằng thông tin báo chí vẫn còn nén trên đầu doanh nghiệp “trên đe dưới búa”, thiếu dân chủ, không dám nói hết. Báo chí chính là người định hướng thông tin, bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình để chọn lọc, định hướng.
Như vậy, có thể thấy vai trò rất quan trọng của báo chí trong thời đại ngày nay. Cũng bởi vậy mà theo tôi, trong điều kiện hiện nay báo chí cần chắt lọc thông tin, xử lý và lựa chọn những thông tin nào nên đăng và không đăng lên báo.
Nhà báo cần có tinh thần dám nhìn thẳng, nhìn đúng sự thật, có khai thác thông tin cung cấp những vấn đề cần thiết cho các cấp lãnh đạo. Do đó, thông tin báo chí đưa ra phải đầy đủ, rõ ràng, không méo mó.
Tôi có thể lấy dẫn chứng, sau khi một số báo phản ánh ý kiến doanh nghiệp về vấn đề tỷ giá ngoại tệ cần được điều chỉnh linh hoạt theo hướng làm yếu nội tệ để khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thì trong năm 2009, Chính phủ đã nhiều lần điều chỉnh biên độ, điều chỉnh tỷ giá.
Nhờ vậy mà xuất khẩu ngành dệt may vẫn duy trì ở mức tăng trưởng dương và nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm một cách đáng kể. Cho đến thời điểm hiện nay, tình trạng nhập khẩu đã nằm trong giới hạn điều tiết của Chính phủ.
Sự ủng hộ từ báo chí giúp doanh nghiệp vuợt qua thử thách
Ông Đàm Minh Đức, Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây Dựng
Ảnh hưởng của báo chí hết sức quan trọng trong vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với công chúng. Việc báo chí phản ánh đúng, đủ sự thật không chỉ góp phần minh bạch thông tin đến công chúng mà còn giúp doanh nghiệp chuyển tải đến công chúng thông điệp, tinh thần của doanh nghiệp.
Một trong những bài học Ngân hàng Xây Dựng đã trải qua trong những thời điểm hết sức gian nan vừa qua đó chính là sự ủng hộ của báo chí. Được sự chỉ đạo sát của Ngân hàng Nhà nước và sự hỗ trợ toàn diện từ Vietcombank, nhưng nếu không có sự ủng hộ từ báo chí, chắc chắn, Ngân hàng Xây Dựng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn thử thách nhất của quá trình tái cơ cấu vừa qua.
Tuy nhiên, cũng cần phải chia sẻ thẳng thắn rằng vẫn còn những doanh nghiệp tại Việt Nam có tâm lý khá e ngại trước báo chí, một phần do đâu đó vẫn còn những bài báo người viết chưa thực sự tâm huyết trên tinh thần xây dựng. Nhưng đây chỉ là một vài trường hợp cá biệt trong số hàng ngàn nhà báo, phóng viên chân chính vẫn đang tích cực hoạt động trong vai trò là cầu nối phản ánh thông tin không thể thiếu từ doanh nghiệp đến công chúng.
Nhân dịp 90 năm ngày báo chí Cách Mạng Việt Nam, thay mặt Ban Lãnh đạo Ngân hàng Xây Dựng tôi xin trân trọng gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến những người làm báo nói chung và Thời Báo Kinh tế Việt Nam nói riêng.