Thủ tướng: “Tôi chia sẻ với những thách thức của báo chí”
Thủ tướng nói vấn đề quy hoạch báo chí sẽ được làm "một cách vững chắc và dân chủ"
“Đảng, Nhà nước luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của các thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam”.
Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc gặp với đại diện các nhà báo lão thành, các cơ quan báo chí chiều 19/6, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015).
Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chúc đến các nhà báo lão thành; lãnh đạo các cơ quan báo chí; các nhà báo, cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại các cơ quan báo chí trong cả nước.
Ông cho rằng, báo chí đã góp phần rất lớn tạo đồng thuận xã hội, phản ánh kịp thời những những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước kịp thời ban hành, điều chỉnh chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thủ tướng cũng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn nhận thức đầy đủ về vai trò của báo chí, đồng thời luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, không ngừng phát triển và lớn mạnh.
Ông đề nghị các cơ quan quản lý báo chí và các cơ quan báo chí, các nhà báo cùng thảo luận, kiến nghị để Chính phủ xem xét, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động báo chí hiện nay.
“Tôi hoàn toàn chia sẻ với những thách thức của báo chí hiện nay, vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, đồng thời vừa phải cạnh tranh trong cơ chế thị trường, tự tạo nguồn thu để tồn tại và phát triển”, Thủ tướng nói.
“Tôi cũng chia sẻ việc các cơ quan quản lý vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với báo chí, vừa phải đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền được thông tin của Nhân dân mà Hiến pháp đã quy định”.
Thủ tướng nhấn mạnh, các nhà báo bằng thực tiễn hoạt động của mình, từ đó kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước có các chủ trương, chính sách phù hợp để báo chí tiếp tục phát triển, lớn mạnh.
Liên quan vấn đề quy hoạch báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông làm đề án quy hoạch báo chí và lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương… sau đó nhiều lần trình lên Bộ Chính trị, Trung ương.
"Trung ương đã kết luận cơ bản đồng tình với đề án, giao Chính phủ triển khai phê duyệt quy hoạch. Đây là một lĩnh vực hết sức phong phú, vì vậy sẽ làm một cách vững chắc và dân chủ", Thủ tướng nói.
Ông cho hay, trong phiên họp thường kỳ tháng 5 vừa qua, đã yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông làm việc với từng cơ quan, nghe đề xuất về nội dung, giải pháp, lộ trình sắp xếp, từ đó tổng hợp trình Thủ tướng phê duyệt khi có sự đồng thuận cao, vừa làm vừa điều chỉnh và rút kinh nghiệm theo tinh thần chấp hành tốt chủ trương của Trung ương.
Việc sửa đổi Luật Báo chí, theo Thủ tướng, mục đích là đảm bảo tốt sự quản lý của nhà nước với báo chí cũng như tạo điều kiện cho báo chí tiếp tục phát triển, lớn mạnh.
Thủ tướng kêu gọi các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí, những người làm báo từ hoạt động thực tiễn có những ý kiến đóng góp xác đáng vào dự án Luật Báo chí sửa đổi.
Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông - trên cơ sở đề án đã trình Bộ Chính trị và Trung ương - với tinh thần dân chủ, đồng thuận cao, làm việc với từng cơ quan để đề xuất về nội dung, yêu cầu, cách làm và lộ trình thực hiện, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc gặp với đại diện các nhà báo lão thành, các cơ quan báo chí chiều 19/6, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015).
Phát biểu tại buổi gặp mặt, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chúc đến các nhà báo lão thành; lãnh đạo các cơ quan báo chí; các nhà báo, cán bộ, nhân viên, người lao động làm việc tại các cơ quan báo chí trong cả nước.
Ông cho rằng, báo chí đã góp phần rất lớn tạo đồng thuận xã hội, phản ánh kịp thời những những khó khăn, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống để Đảng, Nhà nước kịp thời ban hành, điều chỉnh chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thủ tướng cũng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn nhận thức đầy đủ về vai trò của báo chí, đồng thời luôn ủng hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, không ngừng phát triển và lớn mạnh.
Ông đề nghị các cơ quan quản lý báo chí và các cơ quan báo chí, các nhà báo cùng thảo luận, kiến nghị để Chính phủ xem xét, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động báo chí hiện nay.
“Tôi hoàn toàn chia sẻ với những thách thức của báo chí hiện nay, vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, đồng thời vừa phải cạnh tranh trong cơ chế thị trường, tự tạo nguồn thu để tồn tại và phát triển”, Thủ tướng nói.
“Tôi cũng chia sẻ việc các cơ quan quản lý vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với báo chí, vừa phải đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền được thông tin của Nhân dân mà Hiến pháp đã quy định”.
Thủ tướng nhấn mạnh, các nhà báo bằng thực tiễn hoạt động của mình, từ đó kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước có các chủ trương, chính sách phù hợp để báo chí tiếp tục phát triển, lớn mạnh.
Liên quan vấn đề quy hoạch báo chí, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông làm đề án quy hoạch báo chí và lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương… sau đó nhiều lần trình lên Bộ Chính trị, Trung ương.
"Trung ương đã kết luận cơ bản đồng tình với đề án, giao Chính phủ triển khai phê duyệt quy hoạch. Đây là một lĩnh vực hết sức phong phú, vì vậy sẽ làm một cách vững chắc và dân chủ", Thủ tướng nói.
Ông cho hay, trong phiên họp thường kỳ tháng 5 vừa qua, đã yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông làm việc với từng cơ quan, nghe đề xuất về nội dung, giải pháp, lộ trình sắp xếp, từ đó tổng hợp trình Thủ tướng phê duyệt khi có sự đồng thuận cao, vừa làm vừa điều chỉnh và rút kinh nghiệm theo tinh thần chấp hành tốt chủ trương của Trung ương.
Việc sửa đổi Luật Báo chí, theo Thủ tướng, mục đích là đảm bảo tốt sự quản lý của nhà nước với báo chí cũng như tạo điều kiện cho báo chí tiếp tục phát triển, lớn mạnh.
Thủ tướng kêu gọi các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí, những người làm báo từ hoạt động thực tiễn có những ý kiến đóng góp xác đáng vào dự án Luật Báo chí sửa đổi.
Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông - trên cơ sở đề án đã trình Bộ Chính trị và Trung ương - với tinh thần dân chủ, đồng thuận cao, làm việc với từng cơ quan để đề xuất về nội dung, yêu cầu, cách làm và lộ trình thực hiện, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.