“Doanh nghiệp sẽ được lợi nhiều từ thư viện điện tử sở hữu trí tuệ”
Hỏi chuyện ông Phạm Phi Anh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ về dự án xây dựng thư viện điện tử về sở hữu trí tuệ
Hỏi chuyện ông Phạm Phi Anh, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ về dự án xây dựng thư viện điện tử về sở hữu trí tuệ.
Thư viện điện tử về sở hữu trí tuệ đang được Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng. Xin ông cho biết về qui mô của thư viện này như thế nào?
Bắt đầu từ tháng 2/2007, Sở đã chính thức đưa lên mạng thư viện điện tử về sở hữu trí tuệ. Đây là kho dữ liệu lớn và qui mô về sở hữu trí tuệ đầu tiên của Việt Nam được đưa ra cho công chúng và những người có nhu cầu tìm hiểu về sở hữu trí tuệ bao gồm quyền đã được xác lập, đang đăng ký với những chi tiết liên quan.
Thư viện có khoảng 130.000 đơn nhưng phần lớn liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó có trên 100.000 văn bằng nhãn hiệu bao gồm đã được bảo hộ từ trước đến nay và đang đăng ký xin bảo hộ, còn lại là liên quan đến kiểu dáng công nghiệp và độc quyền sáng chế. Thư viện lưu trữ sở hữu trí tuệ trong nước và cả nước ngoài xin bảo hộ tại Việt Nam.
Hiện tại có khoảng 95% bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam và được lưu trữ trong thư viện là của nước ngoài, kiểu dáng công nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 30% và 50% nhãn hiệu.
Cần nhấn mạnh rằng thư viện chỉ tập trung sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài đã được bảo hộ hoặc đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Còn những sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký ở nước ngoài không được cập nhật trong thư viện điện tử.
Tuy nhiên, trên trang web của Sở (http: //noip.gov.vn) cũng có những đường link về sở hữu trí tuệ ở các nước hoặc tổ chức bảo hộ quốc tế.
Đánh giá của ông như thế nào về thư viện sở hữu trí tuệ này đối với doanh nghiệp?
Tôi cho rằng thư viện này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thứ nhất, khi doanh nghiệp có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ họ có nơi để kiểm tra có ai đã sở hữu chưa với thời gian bao lâu hay có doanh nghiệp nào đang đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp sẽ tránh được trường hợp trùng lắp khi đăng ký bảo hộ và bị từ chối, như thế sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ hai, thông qua thư viện này doanh nghiệp có thể tiếp cận các loại sở hữu trí tuệ đã được người khác phát minh và dựa vào đó phát minh hay sáng chế ra những kiểu dáng, nhãn hiệu hoặc sáng chế tốt hơn, hữu ích hơn cho xã hội.
Thứ ba, nhờ cơ sở dữ liệu này, các doanh nghiệp có thể trao đổi, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ lẫn nhau. Rất nhiều người có nhu cầu về một loại phát minh sáng chế nào đó.
Thông qua thư viện, họ có thể tìm thấy chủ sở hữu hoặc có những bằng sáng chế nhưng chủ sở hữu không còn nhu cầu tái sử dụng doanh nghiệp có nhận chuyển giao, như thế sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Thư viện này còn là cơ sở để Việt Nam giao lưu với các cơ sở quản lý dữ liệu sở hữu trí tuệ của các nước.
Nhiều người cho rằng chưa có nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Ông nghĩ thư viện điện tử có góp phần cải thiện tình hình này không?
Chưa có nhiều doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vì có nhiều lý do như mật độ cạnh tranh ở Việt Nam chưa đủ lớn, việc bảo hộ chưa được các doanh nghiệp thực sự tin tưởng vì hệ thống lưu trữ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chưa được tốt...
Ngoài ra, điều này còn có yếu tố môi trường đầu tư. Tôi nghĩ thư viện điện tử có thể góp phần cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, việc có nhiều doanh nghiệp trong và nước ngoài đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tương lai hay không còn do môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn như thế nào đối với họ.
Ông có cho rằng thư viện điện tử sẽ rút ngắn thời gian đăng ký bảo hộ cho doanh nghiệp? Từ khi bắt đầu thư viện này, ông đánh giá như thế nào về tính hiệu quả ?
Về nguyên tắc, thư viện điện tử rút ngắn thời gian và việc lưu trữ sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, xin nhớ rằng đây chỉ là công cụ, vấn đề công nhận và cấp bằng đòi hỏi yếu tố con người nhiều hơn. Đó là khả năng thẩm định vì vậy việc cấp chứng nhận bảo hộ phụ thuộc nhiều vào trình độ và kiến thức của đội ngũ.
Thư viện điện tử có thể giúp việc truy nhập và lưu trữ nhanh và chính xác hơn, đặc biệt là không mất nhiều chi phí cho công sở lưu trữ dữ liệu như khi làm việc bằng giấy.
Trong thời gian đầu, do chưa quen nên việc vận hành có những trục trặc do lỗi kỹ thuật mạng và cả hệ thống dữ liệu của thư viện. Tuy nhiên, hiện nay thư viện này tương đối tốt. Toàn bộ hệ thống của thư viện đều do Chính phủ Nhật tài trợ và dự án này sẽ kéo dài đến hết tháng ba năm 2009.
Thư viện điện tử về sở hữu trí tuệ đang được Cục Sở hữu trí tuệ xây dựng. Xin ông cho biết về qui mô của thư viện này như thế nào?
Bắt đầu từ tháng 2/2007, Sở đã chính thức đưa lên mạng thư viện điện tử về sở hữu trí tuệ. Đây là kho dữ liệu lớn và qui mô về sở hữu trí tuệ đầu tiên của Việt Nam được đưa ra cho công chúng và những người có nhu cầu tìm hiểu về sở hữu trí tuệ bao gồm quyền đã được xác lập, đang đăng ký với những chi tiết liên quan.
Thư viện có khoảng 130.000 đơn nhưng phần lớn liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó có trên 100.000 văn bằng nhãn hiệu bao gồm đã được bảo hộ từ trước đến nay và đang đăng ký xin bảo hộ, còn lại là liên quan đến kiểu dáng công nghiệp và độc quyền sáng chế. Thư viện lưu trữ sở hữu trí tuệ trong nước và cả nước ngoài xin bảo hộ tại Việt Nam.
Hiện tại có khoảng 95% bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam và được lưu trữ trong thư viện là của nước ngoài, kiểu dáng công nghiệp nước ngoài chiếm khoảng 30% và 50% nhãn hiệu.
Cần nhấn mạnh rằng thư viện chỉ tập trung sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài đã được bảo hộ hoặc đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Còn những sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký ở nước ngoài không được cập nhật trong thư viện điện tử.
Tuy nhiên, trên trang web của Sở (http: //noip.gov.vn) cũng có những đường link về sở hữu trí tuệ ở các nước hoặc tổ chức bảo hộ quốc tế.
Đánh giá của ông như thế nào về thư viện sở hữu trí tuệ này đối với doanh nghiệp?
Tôi cho rằng thư viện này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Thứ nhất, khi doanh nghiệp có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ họ có nơi để kiểm tra có ai đã sở hữu chưa với thời gian bao lâu hay có doanh nghiệp nào đang đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp sẽ tránh được trường hợp trùng lắp khi đăng ký bảo hộ và bị từ chối, như thế sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ hai, thông qua thư viện này doanh nghiệp có thể tiếp cận các loại sở hữu trí tuệ đã được người khác phát minh và dựa vào đó phát minh hay sáng chế ra những kiểu dáng, nhãn hiệu hoặc sáng chế tốt hơn, hữu ích hơn cho xã hội.
Thứ ba, nhờ cơ sở dữ liệu này, các doanh nghiệp có thể trao đổi, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ lẫn nhau. Rất nhiều người có nhu cầu về một loại phát minh sáng chế nào đó.
Thông qua thư viện, họ có thể tìm thấy chủ sở hữu hoặc có những bằng sáng chế nhưng chủ sở hữu không còn nhu cầu tái sử dụng doanh nghiệp có nhận chuyển giao, như thế sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Thư viện này còn là cơ sở để Việt Nam giao lưu với các cơ sở quản lý dữ liệu sở hữu trí tuệ của các nước.
Nhiều người cho rằng chưa có nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đăng ký bảo hộ ở Việt Nam. Ông nghĩ thư viện điện tử có góp phần cải thiện tình hình này không?
Chưa có nhiều doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vì có nhiều lý do như mật độ cạnh tranh ở Việt Nam chưa đủ lớn, việc bảo hộ chưa được các doanh nghiệp thực sự tin tưởng vì hệ thống lưu trữ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chưa được tốt...
Ngoài ra, điều này còn có yếu tố môi trường đầu tư. Tôi nghĩ thư viện điện tử có thể góp phần cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, việc có nhiều doanh nghiệp trong và nước ngoài đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong tương lai hay không còn do môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn như thế nào đối với họ.
Ông có cho rằng thư viện điện tử sẽ rút ngắn thời gian đăng ký bảo hộ cho doanh nghiệp? Từ khi bắt đầu thư viện này, ông đánh giá như thế nào về tính hiệu quả ?
Về nguyên tắc, thư viện điện tử rút ngắn thời gian và việc lưu trữ sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, xin nhớ rằng đây chỉ là công cụ, vấn đề công nhận và cấp bằng đòi hỏi yếu tố con người nhiều hơn. Đó là khả năng thẩm định vì vậy việc cấp chứng nhận bảo hộ phụ thuộc nhiều vào trình độ và kiến thức của đội ngũ.
Thư viện điện tử có thể giúp việc truy nhập và lưu trữ nhanh và chính xác hơn, đặc biệt là không mất nhiều chi phí cho công sở lưu trữ dữ liệu như khi làm việc bằng giấy.
Trong thời gian đầu, do chưa quen nên việc vận hành có những trục trặc do lỗi kỹ thuật mạng và cả hệ thống dữ liệu của thư viện. Tuy nhiên, hiện nay thư viện này tương đối tốt. Toàn bộ hệ thống của thư viện đều do Chính phủ Nhật tài trợ và dự án này sẽ kéo dài đến hết tháng ba năm 2009.