Dồn dập dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục được các tổ chức quốc tế như ADB, WB và IMF cập nhật
Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những ngày gần đây liên tục được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và mới đây nhất là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cập nhật. Song mức tăng trưởng kinh tế dự báo ở hầu hết các báo cáo đều ở mức trên 5%.
Triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2012 và 2013 liên tục được “hâm nóng” trong những ngày gần đây bởi hàng loạt các báo cáo kinh tế của các tổ chức quốc tế. Giữa tuần trước, ADB mở màn cho dự báo tăng trưởng của Việt Nam bằng con số dự báo 5,1% trong năm 2012 và 5,7% năm 2013.
Sau đó vài ngày, đến đầu tuần này, WB tiếp tục công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012 vào khoảng 5,2% và trong năm 2013 sẽ là khoảng 5,7%.
Và cuối cùng, cũng không ngoại lệ, IMF dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2012 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 5,1%, giảm so với mức tăng trưởng 5,9% đạt được trong năm 2011, nhưng năm 2013 tăng trưởng sẽ phục hồi cùng mức như năm 2011, cao hơn so với các con số dự báo của ADB và WB.
Chuyên gia kinh tế thuộc bộ phận nghiên cứu của IMF John C.Bluedorn nhận định, triển vọng tăng trưởng ảm đạm của các nền kinh tế phát triển sẽ vẫn ảnh hưởng tới các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong đó có Việt Nam bởi nhu cầu của thị trường bên ngoài vẫn còn khá yếu ớt.
Trong khi đó, Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra cho rằng, mặc dù mối liên kết giữa Việt Nam và thế giới vẫn còn chưa thực sự chặt chẽ, song Việt Nam vẫn chịu những ảnh hưởng nhất định từ sự suy thoái của các nền kinh tế thế giới.
So với những báo cáo cập nhật kinh tế trước, bức tranh kinh tế của Việt Nam được IMF phác họa trong báo cáo mới công bố có phần rõ ràng hơn.
Cụ thể, Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới được IMF công bố ngày 9/10/2012 cho biết, cán cân vãng lai của Việt Nam tiếp tục ở mức lạc quan, khoảng 0,3% GDP trong năm 2012, tăng nhẹ so với mức 0,2% trong năm 2011 trong khi Việt Nam tiếp tục là có lợi thế trong xuất khẩu. Song xu hướng này sẽ đảo chiều trở lại khi cán cân vãng lai trong năm 2013 sẽ trở về mức âm 0,9%.
Một điều khá thú vị, tỷ lệ thất nghiệp dự báo của Việt Nam được IMF giữ nguyên cho cả dự báo năm 2012 và 2013, cùng bằng mức của năm 2011 (4,5%).
Một điểm đáng lưu ý, IMF tỏ ra khá lạc quan về chỉ số lạm phát của Việt Nam trong vòng hai năm tới. Mức lạm phát cao trong năm 2011 (18,7%) sẽ được kiểm soát thành công trong năm 2012 ở mức một con số, khoảng 8,1%. Thậm chí, chỉ số lạm phát còn xuống mức thấp hơn trong năm 2013 khi chỉ còn 6,2%.
IMF từng cho rằng với mức lạm phát cao, Việt Nam không thể và không nên nới lỏng tiền tệ nếu không làm giảm nhu cầu nội địa với những điều chỉnh tài chính và tài khóa thích hợp. Dẫu vậy, với những dự báo giảm về lạm phát trong thời gian tới, ông Sanjay Kalra vẫn khuyến nghị rằng chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam vẫn phải hết sức cẩn trọng.
“Việc để lạm phát năm 2008 tăng “phi mã” khiến lòng tin của người dân vào tiền đồng giảm sút, xu hướng tích giữ ngoại tệ gia tăng trên thị trường. Lạm phát tăng cao cũng khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên, khiến giá thành sản xuất tăng so với các quốc gia khác. Mặt khác, lạm phát cao sẽ kéo theo chi phí vay cao, do đó, làm giảm lợi nhuận của các công ty và vô hình chung làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các quốc gia khác. Điều này sẽ tác động ngược trở lại đối với tăng trưởng kinh tế. Nhưng đáng nói là trong bối cảnh chi phí vay cao, một lượng lớn nguồn vốn lại nằm ở lĩnh vực bất động sản và không có khả năng thanh khoản. Điều này lại đang khiến khu vực tài chính có vấn đề”, ông Sanjay phân tích và cho rằng Việt Nam phải có những hành động nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề này.
“Có nhiều chuyên gia hỏi tôi Việt Nam nên lựa chọn chính sách thế nào? Tôi nghĩ rằng bây giờ không phải là thời điểm để lựa chọn nữa mà Việt Nam ngay lúc này phải có hành động nhanh chóng giải quyết những bất ổn ở khu vực tài chính, nhằm từng bước ổn định hệ thống tài chính và qua đó thúc đẩy tăng trưởng”, ông Sanjay nói.
Ngoài ra, vị đại diện của IMF tại Việt Nam cũng cho rằng, việc duy trì mức chi phí vốn vay thấp thông qua quá trình ổn định hệ thống tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực đóng góp 30-40% GDP cho nền kinh tế, hoạt động hiệu quả và gia tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Triển vọng kinh tế của Việt Nam năm 2012 và 2013 liên tục được “hâm nóng” trong những ngày gần đây bởi hàng loạt các báo cáo kinh tế của các tổ chức quốc tế. Giữa tuần trước, ADB mở màn cho dự báo tăng trưởng của Việt Nam bằng con số dự báo 5,1% trong năm 2012 và 5,7% năm 2013.
Sau đó vài ngày, đến đầu tuần này, WB tiếp tục công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012 vào khoảng 5,2% và trong năm 2013 sẽ là khoảng 5,7%.
Và cuối cùng, cũng không ngoại lệ, IMF dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2012 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 5,1%, giảm so với mức tăng trưởng 5,9% đạt được trong năm 2011, nhưng năm 2013 tăng trưởng sẽ phục hồi cùng mức như năm 2011, cao hơn so với các con số dự báo của ADB và WB.
Chuyên gia kinh tế thuộc bộ phận nghiên cứu của IMF John C.Bluedorn nhận định, triển vọng tăng trưởng ảm đạm của các nền kinh tế phát triển sẽ vẫn ảnh hưởng tới các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, trong đó có Việt Nam bởi nhu cầu của thị trường bên ngoài vẫn còn khá yếu ớt.
Trong khi đó, Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra cho rằng, mặc dù mối liên kết giữa Việt Nam và thế giới vẫn còn chưa thực sự chặt chẽ, song Việt Nam vẫn chịu những ảnh hưởng nhất định từ sự suy thoái của các nền kinh tế thế giới.
So với những báo cáo cập nhật kinh tế trước, bức tranh kinh tế của Việt Nam được IMF phác họa trong báo cáo mới công bố có phần rõ ràng hơn.
Cụ thể, Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới được IMF công bố ngày 9/10/2012 cho biết, cán cân vãng lai của Việt Nam tiếp tục ở mức lạc quan, khoảng 0,3% GDP trong năm 2012, tăng nhẹ so với mức 0,2% trong năm 2011 trong khi Việt Nam tiếp tục là có lợi thế trong xuất khẩu. Song xu hướng này sẽ đảo chiều trở lại khi cán cân vãng lai trong năm 2013 sẽ trở về mức âm 0,9%.
Một điều khá thú vị, tỷ lệ thất nghiệp dự báo của Việt Nam được IMF giữ nguyên cho cả dự báo năm 2012 và 2013, cùng bằng mức của năm 2011 (4,5%).
Một điểm đáng lưu ý, IMF tỏ ra khá lạc quan về chỉ số lạm phát của Việt Nam trong vòng hai năm tới. Mức lạm phát cao trong năm 2011 (18,7%) sẽ được kiểm soát thành công trong năm 2012 ở mức một con số, khoảng 8,1%. Thậm chí, chỉ số lạm phát còn xuống mức thấp hơn trong năm 2013 khi chỉ còn 6,2%.
IMF từng cho rằng với mức lạm phát cao, Việt Nam không thể và không nên nới lỏng tiền tệ nếu không làm giảm nhu cầu nội địa với những điều chỉnh tài chính và tài khóa thích hợp. Dẫu vậy, với những dự báo giảm về lạm phát trong thời gian tới, ông Sanjay Kalra vẫn khuyến nghị rằng chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam vẫn phải hết sức cẩn trọng.
“Việc để lạm phát năm 2008 tăng “phi mã” khiến lòng tin của người dân vào tiền đồng giảm sút, xu hướng tích giữ ngoại tệ gia tăng trên thị trường. Lạm phát tăng cao cũng khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên, khiến giá thành sản xuất tăng so với các quốc gia khác. Mặt khác, lạm phát cao sẽ kéo theo chi phí vay cao, do đó, làm giảm lợi nhuận của các công ty và vô hình chung làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với các quốc gia khác. Điều này sẽ tác động ngược trở lại đối với tăng trưởng kinh tế. Nhưng đáng nói là trong bối cảnh chi phí vay cao, một lượng lớn nguồn vốn lại nằm ở lĩnh vực bất động sản và không có khả năng thanh khoản. Điều này lại đang khiến khu vực tài chính có vấn đề”, ông Sanjay phân tích và cho rằng Việt Nam phải có những hành động nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề này.
“Có nhiều chuyên gia hỏi tôi Việt Nam nên lựa chọn chính sách thế nào? Tôi nghĩ rằng bây giờ không phải là thời điểm để lựa chọn nữa mà Việt Nam ngay lúc này phải có hành động nhanh chóng giải quyết những bất ổn ở khu vực tài chính, nhằm từng bước ổn định hệ thống tài chính và qua đó thúc đẩy tăng trưởng”, ông Sanjay nói.
Ngoài ra, vị đại diện của IMF tại Việt Nam cũng cho rằng, việc duy trì mức chi phí vốn vay thấp thông qua quá trình ổn định hệ thống tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực đóng góp 30-40% GDP cho nền kinh tế, hoạt động hiệu quả và gia tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)