10:23 08/09/2018

Giải quyết những vấn đề răng miệng thường gặp

Hoài Phương

Các bệnh lý răng miệng thường không chừa bất kỳ đối tượng nào và thường gặp ở hầu hết các độ tuổi. Đây là căn bệnh chuyên khoa nhưng ít được quan tâm nên dễ bị bỏ qua, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.


Giải quyết những vấn đề răng miệng thường gặp - Ảnh 1.
Sâu răngThông thường, khó nhận biết sâu răng đang phát triển, bởi các lỗ sâu răng chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển một thời gian dài và bước sang giai đoạn trầm trọng. Lúc này, nếu không điều trị thì tủy răng sẽ chết và có thể phát sinh biến chứng như viêm quanh cuống răng, viêm xương, viêm hạch...Hướng giải quyết: Ngoài việc chăm sóc răng miệng theo đúng quy trình mà nha sỹ đề ra, bạn có thể súc miệng bằng nước chè hàng ngày. Trong lá chè có chất làm chắc răng. Nước chè có chất kiềm, có thể trung hòa acid, chống sâu răng và một số loại vi khuẩn gây bệnh.Viêm nha chuNguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt bám vào. Nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm.Hướng giải quyết: Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được. Khi đi khám, bạn đừng quên báo với bác sĩ nha khoa những thay đổi về sức khỏe chung, các thứ thuốc mà mình đang sử dụng như thuốc tránh thai, chống trầm cảm, tim mạch... vì chúng có thể tác động đến sức khỏe răng miệng.
Giải quyết những vấn đề răng miệng thường gặp - Ảnh 2.
Viêm quanh răngKhởi đầu, người bệnh chỉ cảm thấy miệng hôi hơn bình thường, đặc biệt là vào buổi sáng. Lợi và các núm lợi viêm nề, mất màu bóng hồng nhạt, trở nên đỏ thành từng viền bám theo xung quanh răng. Hình dạng của lợi không trơn nhẵn, không bám chắc vào cổ răng làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu.Hướng giải quyết: Để phòng ngừa bệnh viêm quanh răng hiệu quả, trước tiên phải biết đánh răng đúng cách, lấy cao răng thường xuyên. Ngoài ra, có thể dùng một số cách khác để làm sạch miêng, khử mùi hôi như: Nhai một ít lá chè tươi hoặc uống một cốc chè đặc; Súc miệng nước muối để diệt các loại vi khuẩn làm hôi miệng…Nhạy cảm ngàTriệu chứng của bệnh là ê buốt khi chạm vào răng, uống nước mát hoặc chất chua. Triệu chứng này thường gặp ở khoảng 50% bệnh nhân răng, phần lớn là phụ nữ ở độ tuổi từ 25 – 45. Những cơn ê buốt này hoàn toàn không phải do sâu răng hay do thiếu vệ sinh răng mà nguyên nhân là do mất men hoặc do lợi bị thoái hóa.
Hướng giải quyết: Sử dụng các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm và thay đổi cách đánh răng (theo chiều dọc) là cách điều trị tốt nhất với nhạy cảm ngà hiện nay. Ngoài ra, bạn có thể dùng tỏi sống chà lên răng. Tỏi có chứa florua, allicin giúp lớp ngà răng được phục hồi và bảo vệ chống lại nhứng kích thích từ bên ngoài như đồ lạnh, cay… Tỏi sống thái lát để ngoài 5 phút, sau đó chà xát vào răng trong ba phút, làm ba lần một ngàyBệnh sứt mẻ răngSứt mẻ răng, mòn rạn men răng là căn bệnh khá phổ biến. Thủ phạm chính là do axít, nó thẩm thấu vào thành phần khoáng của răng, làm mềm men răng khiến men răng dễ bị mòn vẹt và rạn nứt, sâu răng và gây hiện tượng răng mẫn cảm thái quá với thức ăn nóng, lạnh.Hướng giải quyết: Để hạn chế, nên giảm bớt thực phẩm có chứa nhiều axít như: nước uống có ga, nước tăng lực, trà đặc… Nếu sứt mẻ răng kèm ngứa lợi thì có thể là triệu chứng của viêm lợi, nên đến gặp bác sĩ nha khoa khám tư vấn và khắc phục kịp thời, nhằm hạn chế những tổn thương vĩnh viễn.
Giải quyết những vấn đề răng miệng thường gặp - Ảnh 3.
Khô miệngLà tình trạng thiếu nước bọt kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và sức khỏe của răng miệng. Vì tác dụng của nước bọt là tăng cường khả năng nhận biết hương vị và làm cho dễ dàng hơn để nuốt. Khô miệng có nhiều nguyên nhân, bao gồm: dùng thuốc (một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ gây khô miệng như các thuốc điều trị trầm cảm và lo âu, thuốc kháng histamine, thuốc thông mũi, thuốc cao huyết áp, thuốc bệnh Parkinson...), do lão hóa, dùng thuốc trị ung thư (thuốc hóa trị có thể làm thay đổi bản chất và số lượng sản xuất nước bọt.Hướng giải quyết: Bạn nên nhai kẹo cao su không đường hoặc kẹo cứng, hạn chế lượng caffeine (caffeine có thể làm khô miệng). Đánh răng với kem đánh răng có fluoride. Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn, không hút thuốc lá. Uống nước thường xuyên, hít thở bằng mũi (không thở bằng miệng)…