Hai “đặc sản” của ngân hàng
Thời điểm này, thẻ được xem như “vật bất ly thân” của nhiều người khi ra đường
Thẻ ATM nhiều tiện ích và mô hình “ngân hàng không nhân viên” đang trở thành hai loại “đặc sản” của ngành ngân hàng.
Thực tế cho thấy, các ngân hàng hiện có nhiều sáng kiến bán lẻ và mỗi sáng kiến luôn xuất phát từ sự quan tâm tới nhu cầu của người tiêu dùng.
Mỗi người một thẻ
Vào những năm 2000, thẻ ATM được xem là biểu tượng của sự sành điệu, hiện đại và không nhiều người “mơ” được sở hữu. Nhưng đến thời điểm này, thẻ được xem như “vật bất ly thân” của nhiều người khi ra đường.
Đây là cái ví tiền an toàn, tiện dụng mà bạn cần sắm, bất kể bạn là ai: sinh viên, tiểu thương, công chức, dân văn phòng kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân…
Trước tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam, các ngân hàng đều đặt ra mục tiêu: “Làm sao để mỗi người dân Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành đều có thể sở hữu ít nhất một chiếc thẻ”.
Sự phát triển mạnh của thị trường thẻ cho thấy, điều này đã ngày càng phổ biển, thậm chí nhiều người hiện đang sở hữu từ 2-3 thẻ trở lên.
Bác sĩ Minh Khang, hiện làm việc tại một bệnh viện Nhà nước ở Bình Thạnh, cho biết anh dùng 3 thẻ: 1 thẻ ATM để nhận lương hàng tháng theo chỉ định của bệnh viện, 1 thẻ đa năng Đông Á mở để thực hiện mọi giao dịch khác, và 1 thẻ Visa để phục vụ chủ yếu cho các chuyến đi du lịch hoặc công tác nước ngoài.
“Tôi mở thẻ Đa năng Đông Á cách đây 3 năm do một người bạn giới thiệu. Hiện hầu hết các giao dịch cá nhân của tôi đều thực hiện thông qua đây vì thẻ có rất nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của tôi”, anh Khang cho biết.
Theo anh Khang, từ chiếc thẻ đa năng Đông Á, anh không chỉ dùng rút tiền mặt, mà còn có thể giao dịch nộp tiền mặt trực tiếp tại hệ thống ATM của DongA Bank.
Sở hữu thẻ, anh có thể đăng ký các dịch vụ thanh toán tự động tiền điện, nước, điện thoại, ADSL. Hay đăng ký các dịch vụ Internet banking, mobile banking và SMS banking, và chỉ cần dùng điện thoại hoặc laptop là có thể chuyển tiền cho người thân, thanh toán tiền cho đối tác (tối đa lên đến 500 triệu đồng/ngày), nạp card điện thoại, mua sắm online, vé máy bay, vé xem phim….
Mỗi tuần đi siêu thị để mua sắm đồ ăn thức uống hay đồ dùng cho gia đình cùng bà xã, anh có thể dùng thẻ ATM để “quẹt” tại các hệ thống siêu thị như Co.op Mark, Citi Mark, Big C…
Điều anh an tâm là với dịch vụ SMS Banking đăng ký từ trước, mọi thay đổi nào trong tài khoản, ngân hàng đều gửi tin nhắn tới thuê bao di động để anh kiểm soát dễ dàng hơn.
“Ngân hàng không nhân viên”
Ngoài việc tận hưởng các tiện ích mà thẻ ATM mang lại, họ còn cần thêm các giao dịch tài chính quan trọng khác, nhưng thời gian rảnh thường là vào cuối ngày, đêm muộn, dịp cuối tuần, lễ tết… những lúc này các nhà băng đều đóng cửa.
Thêm vào đó, nhiều người cho biết, họ dành dụm kiểu “năng nhặt chặt bị” từ 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng… và họ muốn tiết kiệm những khoản này hàng ngày, nhưng rất “ngại” đến gặp nhân viên ngân hàng.
“Liệu các nhà băng có cách nào phục vụ 24/7 hoặc giúp khách hàng không cần đến gặp nhân viên mà vẫn thực hiện được các nhu cầu tài chính này không?”, đã trở thành “ao ước” của nhiều người, nhất là những người bận rộn.
Hiểu tâm lý khách hàng, một mô hình “ngân hàng không nhân viên” mang tên Auto Banking đã ra đời và giải quyết tất cả những nhu cầu này của khách hàng.
Với auto banking do DongA Bank cung cấp, chủ thẻ ATM không chỉ sử dụng thẻ để rút tiền (hạn mức 10 triệu đồng/lần), mà còn có thể nạp tiền trực tiếp báo có ngay tại máy ATM thế hệ mới, gửi tiết kiệm tích lũy, thanh toán hóa đơn, thanh toán nợ vay…
Ngoài ra, với màn hình cảm ứng, khách hàng có thể sử dụng ngay các kênh ngân hàng điện tử để chuyển khoản cho người thân, mua sắm online, mua vé máy bay… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dịch vụ, khách hàng cũng có thể gọi tới gặp nhân viên tư vấn ngay lập tức.
Thêm vào đó, khách hàng còn có thể đăng ký mở sổ tiết kiệm, đăng ký nhu cầu vay vốn… chủ động thực hiện mọi giao dịch 24/7 mà không cần đến gặp nhân viên ngân hàng.
Nói cách khác, Auto Banking mở ra xu hướng ngân hàng mới, mà ở đó khách hàng là những “ông chủ”, tự quy định giờ giấc và tự thực hiện các giao dịch với ngân hàng.
Bình Minh, một tiểu thương ngụ tại Tp.HCM nói, thỉnh thoảng chị vẫn gặp “phiền toái” khi cuối tuần cần chuyển tiền “ngày nghỉ nhà băng đóng cửa, nhưng mình có những khoản tiền hàng gấp cần chuyển cho đối tác mà không thể thực hiện.
“Chưa kể, cuối ngày tiền hàng thu được muốn gửi vào tài khoản cho an toàn, vì mang nhiều tiền mặt về nhà thì khá rủi ro và nguy hiểm. Thích nhất ở Auto Banking là có thể giao dịch bất cứ giờ nào, nạp tiền trực tiếp qua máy ATM, báo có ngay và chuyển khoản qua internet nhanh chóng, tiện lợi”, Minh nói.
Thêm vào đó, với những người muốn tiết kiệm các khoản tiền nhỏ lẻ mà “ngại” tới gặp nhân viên ngân hàng thì Auto Banking càng hữu ích hơn.
Với máy ATM thế hệ mới được trang bị tại dây, khách hàng có thể thoải mái tự tay thao tác nộp tiền trực tiếp qua máy, dù chỉ là số tiền ít thường ngày như 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng. Sau khi nộp các khoản nhỏ lẻ vào tài khoản, khách hàng có thể thao tác thêm để chuyển tiền thẳng vào tài khoản tiết kiệm tích lũy.
Thực tế cho thấy, các ngân hàng hiện có nhiều sáng kiến bán lẻ và mỗi sáng kiến luôn xuất phát từ sự quan tâm tới nhu cầu của người tiêu dùng.
Mỗi người một thẻ
Vào những năm 2000, thẻ ATM được xem là biểu tượng của sự sành điệu, hiện đại và không nhiều người “mơ” được sở hữu. Nhưng đến thời điểm này, thẻ được xem như “vật bất ly thân” của nhiều người khi ra đường.
Đây là cái ví tiền an toàn, tiện dụng mà bạn cần sắm, bất kể bạn là ai: sinh viên, tiểu thương, công chức, dân văn phòng kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân…
Trước tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam, các ngân hàng đều đặt ra mục tiêu: “Làm sao để mỗi người dân Việt Nam ở độ tuổi trưởng thành đều có thể sở hữu ít nhất một chiếc thẻ”.
Sự phát triển mạnh của thị trường thẻ cho thấy, điều này đã ngày càng phổ biển, thậm chí nhiều người hiện đang sở hữu từ 2-3 thẻ trở lên.
Bác sĩ Minh Khang, hiện làm việc tại một bệnh viện Nhà nước ở Bình Thạnh, cho biết anh dùng 3 thẻ: 1 thẻ ATM để nhận lương hàng tháng theo chỉ định của bệnh viện, 1 thẻ đa năng Đông Á mở để thực hiện mọi giao dịch khác, và 1 thẻ Visa để phục vụ chủ yếu cho các chuyến đi du lịch hoặc công tác nước ngoài.
“Tôi mở thẻ Đa năng Đông Á cách đây 3 năm do một người bạn giới thiệu. Hiện hầu hết các giao dịch cá nhân của tôi đều thực hiện thông qua đây vì thẻ có rất nhiều tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của tôi”, anh Khang cho biết.
Theo anh Khang, từ chiếc thẻ đa năng Đông Á, anh không chỉ dùng rút tiền mặt, mà còn có thể giao dịch nộp tiền mặt trực tiếp tại hệ thống ATM của DongA Bank.
Sở hữu thẻ, anh có thể đăng ký các dịch vụ thanh toán tự động tiền điện, nước, điện thoại, ADSL. Hay đăng ký các dịch vụ Internet banking, mobile banking và SMS banking, và chỉ cần dùng điện thoại hoặc laptop là có thể chuyển tiền cho người thân, thanh toán tiền cho đối tác (tối đa lên đến 500 triệu đồng/ngày), nạp card điện thoại, mua sắm online, vé máy bay, vé xem phim….
Mỗi tuần đi siêu thị để mua sắm đồ ăn thức uống hay đồ dùng cho gia đình cùng bà xã, anh có thể dùng thẻ ATM để “quẹt” tại các hệ thống siêu thị như Co.op Mark, Citi Mark, Big C…
Điều anh an tâm là với dịch vụ SMS Banking đăng ký từ trước, mọi thay đổi nào trong tài khoản, ngân hàng đều gửi tin nhắn tới thuê bao di động để anh kiểm soát dễ dàng hơn.
“Ngân hàng không nhân viên”
Ngoài việc tận hưởng các tiện ích mà thẻ ATM mang lại, họ còn cần thêm các giao dịch tài chính quan trọng khác, nhưng thời gian rảnh thường là vào cuối ngày, đêm muộn, dịp cuối tuần, lễ tết… những lúc này các nhà băng đều đóng cửa.
Thêm vào đó, nhiều người cho biết, họ dành dụm kiểu “năng nhặt chặt bị” từ 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng… và họ muốn tiết kiệm những khoản này hàng ngày, nhưng rất “ngại” đến gặp nhân viên ngân hàng.
“Liệu các nhà băng có cách nào phục vụ 24/7 hoặc giúp khách hàng không cần đến gặp nhân viên mà vẫn thực hiện được các nhu cầu tài chính này không?”, đã trở thành “ao ước” của nhiều người, nhất là những người bận rộn.
Hiểu tâm lý khách hàng, một mô hình “ngân hàng không nhân viên” mang tên Auto Banking đã ra đời và giải quyết tất cả những nhu cầu này của khách hàng.
Với auto banking do DongA Bank cung cấp, chủ thẻ ATM không chỉ sử dụng thẻ để rút tiền (hạn mức 10 triệu đồng/lần), mà còn có thể nạp tiền trực tiếp báo có ngay tại máy ATM thế hệ mới, gửi tiết kiệm tích lũy, thanh toán hóa đơn, thanh toán nợ vay…
Ngoài ra, với màn hình cảm ứng, khách hàng có thể sử dụng ngay các kênh ngân hàng điện tử để chuyển khoản cho người thân, mua sắm online, mua vé máy bay… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dịch vụ, khách hàng cũng có thể gọi tới gặp nhân viên tư vấn ngay lập tức.
Thêm vào đó, khách hàng còn có thể đăng ký mở sổ tiết kiệm, đăng ký nhu cầu vay vốn… chủ động thực hiện mọi giao dịch 24/7 mà không cần đến gặp nhân viên ngân hàng.
Nói cách khác, Auto Banking mở ra xu hướng ngân hàng mới, mà ở đó khách hàng là những “ông chủ”, tự quy định giờ giấc và tự thực hiện các giao dịch với ngân hàng.
Bình Minh, một tiểu thương ngụ tại Tp.HCM nói, thỉnh thoảng chị vẫn gặp “phiền toái” khi cuối tuần cần chuyển tiền “ngày nghỉ nhà băng đóng cửa, nhưng mình có những khoản tiền hàng gấp cần chuyển cho đối tác mà không thể thực hiện.
“Chưa kể, cuối ngày tiền hàng thu được muốn gửi vào tài khoản cho an toàn, vì mang nhiều tiền mặt về nhà thì khá rủi ro và nguy hiểm. Thích nhất ở Auto Banking là có thể giao dịch bất cứ giờ nào, nạp tiền trực tiếp qua máy ATM, báo có ngay và chuyển khoản qua internet nhanh chóng, tiện lợi”, Minh nói.
Thêm vào đó, với những người muốn tiết kiệm các khoản tiền nhỏ lẻ mà “ngại” tới gặp nhân viên ngân hàng thì Auto Banking càng hữu ích hơn.
Với máy ATM thế hệ mới được trang bị tại dây, khách hàng có thể thoải mái tự tay thao tác nộp tiền trực tiếp qua máy, dù chỉ là số tiền ít thường ngày như 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng. Sau khi nộp các khoản nhỏ lẻ vào tài khoản, khách hàng có thể thao tác thêm để chuyển tiền thẳng vào tài khoản tiết kiệm tích lũy.