Hai phương án về thành phần kinh tế
Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 cho biết, do còn ý kiến khác nhau nên vẫn đề xuất hai phương án về thành phần kinh tế
So với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình tại Kỳ họp thứ 5, bản Dự thảo được trình tại phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với nội dung liên quan đến thành phần kinh tế, từ ba phương án, được rút xuống còn hai.
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết, do hiện còn ý kiến khác nhau nên tiếp tục đề xuất hai phương án về thành phần kinh tế.
Cụ thể, phương án 1 là: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phương án 2 là: nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Bàn thảo về hai phương án này, ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chưa ngã ngũ được nên theo phương án nào, khi một số cho rằng cần hiến định nội dung kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, một số thì nêu quan điểm ngược lại.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển nói: “Phương án 2 có tính bao quát hơn và vẫn mang hơi thở của Cương lĩnh. Chúng ta đang ở giai đoạn phát triển mà các thành phần, hình thức sở hữu đan xen nhau, chưa thành phần kinh tế nào đạt được vị trí độc tôn. Nếu quy định như phương án 1 thì thực tế đã dẫn đến hiểu nhầm, đồng nhất quản lý nhà nước về kinh tế với nhà nước làm kinh tế”.
Ý kiến này của ông Hiển cũng là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong kỳ họp tháng 5. Được biết tại Kỳ họp thứ 5, mặc dù Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có đưa ra tới 3 phương án mà 2 phương án trong đó hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo, chỉ có phương án 3 là không đề cập đến khái niệm này, thì vẫn có số đông đại biểu chọn phương án 3, với một loạt các lập luận được các đại biểu Quốc hội đưa ra để chứng minh cho việc không cần thiết phải hiến định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo như không khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước như trước đây là phù hợp với tính chất của một bản Hiến pháp sau khi đã được sửa đổi.
Việc không nêu chi tiết vai trò, địa vị của từng thành phần kinh tế trong Hiến pháp là hợp lý vì vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế là khác nhau. Không quy định thành phần kinh tế chủ đạo của kinh tế nhà nước để không có sự phân biệt, đối xử không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường...
Ngoài nội dung về thành phần kinh tế, những điều chỉnh khác có trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới nhất này còn là các nội dung liên quan đến công tác thu hồi đất, Chính quyền địa phương, Hội đồng Hiến pháp và vấn đề ngân sách.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật, ủy viên ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày, về thu hồi đất tại Điều 54 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, hiện có 3 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với quy định tại khoản 3 Điều 54 Dự thảo.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị chỉ thu hồi đất đối với 3 trường hợp cần thiết gồm các trường hợp vì lý do quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng, không quy định trường hợp vì lý do các dự án phát triển kinh tế - xã hội bởi vì bản thân các dự án này trong nhiều trường hợp đã được thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án vì lợi ích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
Quy định như vậy tránh được việc lạm dụng quy định này để thu lại đất.
Loại ý kiến thứ ba đề nghị không quy định về thu hồi đất trong Hiến pháp mà để Luật Đất đai (sửa đổi) quy định nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong quản lý đất đai.
Ủy ban sửa đổi Hiến pháp đề xuất hai phương án: phương án 1, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng trong trường hợp cần thiết có luật định vì quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Việc thu hồi đất phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của luật.
Phương án 2: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng trong trường hợp cần thiết vì quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và đúng thủ tục theo quy định của luật...
Đối với vấn đề liên quan đến Hội đồng Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tiến hành lấy phiếu ý kiến, kết quả cho thấy đa số phiếu ý kiến đại biểu Quốc hội mong muốn có một cơ chế tập trung trong bảo hiến, nên dự thảo lần này không còn phương án không tổ chức Hội đồng Hiến pháp.
Về quyền hạn của Hội đồng, theo bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mới nhất này, nếu phát hiện luật, nghị quyết của Quốc hội vi hiến, Hội đồng Hiến pháp được kiến nghị lên Quốc hội để quyết định xem có thừa nhận vi hiến không.
Còn nếu phát hiện văn bản dưới luật vi hiến thì có hai phương án.
Một là vẫn phải trình Quốc hội xem xét quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Hai là ra thông báo yêu cầu cơ quan đã ban hành văn bản điều chỉnh trong thời hạn ba tháng. Hết thời hạn này mà không sửa đổi thì quy định vi hiến đó mất hiệu lực thi hành.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết, do hiện còn ý kiến khác nhau nên tiếp tục đề xuất hai phương án về thành phần kinh tế.
Cụ thể, phương án 1 là: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phương án 2 là: nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Bàn thảo về hai phương án này, ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chưa ngã ngũ được nên theo phương án nào, khi một số cho rằng cần hiến định nội dung kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, một số thì nêu quan điểm ngược lại.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển nói: “Phương án 2 có tính bao quát hơn và vẫn mang hơi thở của Cương lĩnh. Chúng ta đang ở giai đoạn phát triển mà các thành phần, hình thức sở hữu đan xen nhau, chưa thành phần kinh tế nào đạt được vị trí độc tôn. Nếu quy định như phương án 1 thì thực tế đã dẫn đến hiểu nhầm, đồng nhất quản lý nhà nước về kinh tế với nhà nước làm kinh tế”.
Ý kiến này của ông Hiển cũng là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong kỳ họp tháng 5. Được biết tại Kỳ họp thứ 5, mặc dù Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có đưa ra tới 3 phương án mà 2 phương án trong đó hiến định kinh tế nhà nước là chủ đạo, chỉ có phương án 3 là không đề cập đến khái niệm này, thì vẫn có số đông đại biểu chọn phương án 3, với một loạt các lập luận được các đại biểu Quốc hội đưa ra để chứng minh cho việc không cần thiết phải hiến định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo như không khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước như trước đây là phù hợp với tính chất của một bản Hiến pháp sau khi đã được sửa đổi.
Việc không nêu chi tiết vai trò, địa vị của từng thành phần kinh tế trong Hiến pháp là hợp lý vì vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế là khác nhau. Không quy định thành phần kinh tế chủ đạo của kinh tế nhà nước để không có sự phân biệt, đối xử không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường...
Ngoài nội dung về thành phần kinh tế, những điều chỉnh khác có trong bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới nhất này còn là các nội dung liên quan đến công tác thu hồi đất, Chính quyền địa phương, Hội đồng Hiến pháp và vấn đề ngân sách.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu một số vấn đề còn ý kiến khác nhau trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban Pháp luật, ủy viên ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày, về thu hồi đất tại Điều 54 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, hiện có 3 loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với quy định tại khoản 3 Điều 54 Dự thảo.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị chỉ thu hồi đất đối với 3 trường hợp cần thiết gồm các trường hợp vì lý do quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng, không quy định trường hợp vì lý do các dự án phát triển kinh tế - xã hội bởi vì bản thân các dự án này trong nhiều trường hợp đã được thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án vì lợi ích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng.
Quy định như vậy tránh được việc lạm dụng quy định này để thu lại đất.
Loại ý kiến thứ ba đề nghị không quy định về thu hồi đất trong Hiến pháp mà để Luật Đất đai (sửa đổi) quy định nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong quản lý đất đai.
Ủy ban sửa đổi Hiến pháp đề xuất hai phương án: phương án 1, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng trong trường hợp cần thiết có luật định vì quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Việc thu hồi đất phải bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của luật.
Phương án 2: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng trong trường hợp cần thiết vì quốc phòng an ninh, vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và đúng thủ tục theo quy định của luật...
Đối với vấn đề liên quan đến Hội đồng Hiến pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có tiến hành lấy phiếu ý kiến, kết quả cho thấy đa số phiếu ý kiến đại biểu Quốc hội mong muốn có một cơ chế tập trung trong bảo hiến, nên dự thảo lần này không còn phương án không tổ chức Hội đồng Hiến pháp.
Về quyền hạn của Hội đồng, theo bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mới nhất này, nếu phát hiện luật, nghị quyết của Quốc hội vi hiến, Hội đồng Hiến pháp được kiến nghị lên Quốc hội để quyết định xem có thừa nhận vi hiến không.
Còn nếu phát hiện văn bản dưới luật vi hiến thì có hai phương án.
Một là vẫn phải trình Quốc hội xem xét quyết định tại kỳ họp gần nhất.
Hai là ra thông báo yêu cầu cơ quan đã ban hành văn bản điều chỉnh trong thời hạn ba tháng. Hết thời hạn này mà không sửa đổi thì quy định vi hiến đó mất hiệu lực thi hành.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)