Hải quan truy đuổi tàu nước ngoài: “Không khả thi”
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự án Luật Hải quan (sửa đổi)
Tán thành sự cần thiết bổ sung quyền truy đuổi của hải quan khi sửa luật, song nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn băn khoăn về giới hạn của quyền này, khi xem xét dự án Luật Hải quan (sửa đổi), sáng 15/8.
Giữ nguyên 27 điều, sửa đổi 45 điều, bổ sung 34 điều, dự án Luật Hải quan (sửa đổi) , theo nhận xét của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì gần như được làm mới.
Nhằm tăng cường hoạt động của cơ quan hải quan trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, dự án luật đã bổ sung nhiều quy định.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Luật Hải quan hiện hành chưa cho phép cơ quan hải quan thực hiện việc truy đuổi, bắt giữ hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới di chuyển từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn. Vì thế khi đối tượng chạy ra ngoài địa bàn, cơ quan hải quan phải phối hợp với cơ quan chức năng, nhiều trường hợp dẫn đến mất cơ hội đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái hàng hóa trái phép qua biên giới.
Dự thảo luật đã bổ sung quy định thẩm quyền của lực lượng kiểm soát hải quan được truy đuổi liên tục trong trường hợp có căn cứ xác định hàng hoá, phương tiện vận tải là hàng hóa, phương tiện vận tải buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định thẩm quyền của lực lượng hải quan khi truy đuổi trên biển.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị làm rõ mức độ của việc truy đuổi, vì nếu không khéo, dẫn đến chồng chéo là rất nguy hiểm. Như truy đuổi trên biển nếu không quyết liệt thì không ngăn chặn được còn làm quá thì có thể gây tai nạn.
Với quy định hải đội trưởng hải đội kiểm soát trên biển được dừng, truy đuổi phương tiện vận tải, ông Sơn cho rằng Luật Biển không có quy định cho lực lượng hải quan truy đuổi tàu nước ngoài. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng chưa có phương tiện truy đuổi mà chỉ từ lãnh hải trở vào thôi. "Không nên quy định hải đội trưởng có quyền truy đuổi tàu nước ngoài, thẩm quyền như vậy là quá lớn", ông Sơn đề nghị.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh - Quốc phòng Nguyễn Kim Khoa cũng đề nghị tính kỹ hơn về tính khả thi của nhiều quy định liên quan đến quyền hạn của lực lượng hải quan. Ví dụ, tình huống nào thì truy đuổi, khi truy đuổi thì lực lượng nào chủ trì, lực lượng nào phối hợp?
"Truy đuổi trên vùng biển là không khả thi cả trên thực tế và cả các luật liên quan về biển, quyền truy đuổi ra ngoài lãnh hải trên thực tế hải quan cũng không làm được", ông Khoa góp ý.
"Hải quan chỉ làm nhiệm vụ ở địa bàn hải quan còn ra địa bàn thì phối hợp với các lực lượng chức năng, riêng điều tra trinh sát nắm tin thì phải làm ngoài địa bàn", Bộ trưởng Bộ Tài chính giải thích.
Bên cạnh nội dung nói trên, điểm mới khác của dự thảo luật là hệ thống tổ chức của hải quan sẽ được xây dựng theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà phụ thuộc vào yêu cầu công việc; quy mô, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu; đặc thù địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội. Theo đó, cơ bản cục hải quan có tính chất vùng trong địa giới nhiều tỉnh, trường hợp đặc biệt phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, thông lệ quốc tế có hai cục hải quan nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung này nhận được sự đồng tình cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự án Luật Hải quan (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ sáu cuối năm nay.
Giữ nguyên 27 điều, sửa đổi 45 điều, bổ sung 34 điều, dự án Luật Hải quan (sửa đổi) , theo nhận xét của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì gần như được làm mới.
Nhằm tăng cường hoạt động của cơ quan hải quan trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, dự án luật đã bổ sung nhiều quy định.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Luật Hải quan hiện hành chưa cho phép cơ quan hải quan thực hiện việc truy đuổi, bắt giữ hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới di chuyển từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn. Vì thế khi đối tượng chạy ra ngoài địa bàn, cơ quan hải quan phải phối hợp với cơ quan chức năng, nhiều trường hợp dẫn đến mất cơ hội đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái hàng hóa trái phép qua biên giới.
Dự thảo luật đã bổ sung quy định thẩm quyền của lực lượng kiểm soát hải quan được truy đuổi liên tục trong trường hợp có căn cứ xác định hàng hoá, phương tiện vận tải là hàng hóa, phương tiện vận tải buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng quy định thẩm quyền của lực lượng hải quan khi truy đuổi trên biển.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị làm rõ mức độ của việc truy đuổi, vì nếu không khéo, dẫn đến chồng chéo là rất nguy hiểm. Như truy đuổi trên biển nếu không quyết liệt thì không ngăn chặn được còn làm quá thì có thể gây tai nạn.
Với quy định hải đội trưởng hải đội kiểm soát trên biển được dừng, truy đuổi phương tiện vận tải, ông Sơn cho rằng Luật Biển không có quy định cho lực lượng hải quan truy đuổi tàu nước ngoài. Vùng tiếp giáp lãnh hải cũng chưa có phương tiện truy đuổi mà chỉ từ lãnh hải trở vào thôi. "Không nên quy định hải đội trưởng có quyền truy đuổi tàu nước ngoài, thẩm quyền như vậy là quá lớn", ông Sơn đề nghị.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh - Quốc phòng Nguyễn Kim Khoa cũng đề nghị tính kỹ hơn về tính khả thi của nhiều quy định liên quan đến quyền hạn của lực lượng hải quan. Ví dụ, tình huống nào thì truy đuổi, khi truy đuổi thì lực lượng nào chủ trì, lực lượng nào phối hợp?
"Truy đuổi trên vùng biển là không khả thi cả trên thực tế và cả các luật liên quan về biển, quyền truy đuổi ra ngoài lãnh hải trên thực tế hải quan cũng không làm được", ông Khoa góp ý.
"Hải quan chỉ làm nhiệm vụ ở địa bàn hải quan còn ra địa bàn thì phối hợp với các lực lượng chức năng, riêng điều tra trinh sát nắm tin thì phải làm ngoài địa bàn", Bộ trưởng Bộ Tài chính giải thích.
Bên cạnh nội dung nói trên, điểm mới khác của dự thảo luật là hệ thống tổ chức của hải quan sẽ được xây dựng theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà phụ thuộc vào yêu cầu công việc; quy mô, tính chất hoạt động xuất nhập khẩu; đặc thù địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội. Theo đó, cơ bản cục hải quan có tính chất vùng trong địa giới nhiều tỉnh, trường hợp đặc biệt phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, thông lệ quốc tế có hai cục hải quan nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung này nhận được sự đồng tình cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự án Luật Hải quan (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ sáu cuối năm nay.