JPMorgan Chase: Lãi suất còn “bất động” trong năm 2013
Báo cáo của JPMorgan Chase tiếp tục đánh giá cao những kết quả tích cực mà chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam đem lại
Trong hai báo cáo mới ra về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng JPMorgan Chase có đề cập nhiều tới triển vọng lạm phát và lãi suất của Việt Nam trong thời gian tới.
JPMorgan Chase cho biết, mức tăng 7,1% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái là thấp hơn dự báo 7,2% mà ngân hàng này đưa ra trước đó. Thậm chí, đã có thời điểm, ngân hàng này dự báo, mức tăng CPI tháng 10 của Việt Nam có thể đạt mức 7,8%. Bởi vậy, mức tăng thực tế được JPMorgan Chase cho là “tốt hơn nhiều so với những gì mà chúng tôi dự kiến ban đầu”.
Báo cáo chỉ rõ, lý do khiến mức tăng CPI tháng 11 được kiềm chế là giá thực phẩm gần như đi ngang trong tháng và hiện chỉ cao hơn 1,4% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 2,1% trong tháng 10.
JPMorgan Chase nhận định, không nằm ngoài dự kiến, lạm phát đang có chiều hướng cao hơn về cuối năm. Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay, ngân hàng này dự báo, lạm phát sẽ chỉ ở mức khoảng 7,5% vào cuối năm so với cùng kỳ năm ngoái, thay vì mức 8-9% như dự báo ban đầu.
Mức lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực và năng lượng) trong tháng 11 ở mức 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 11,4% trong tháng 10. Lạm phát cơ bản tăng cao trong tháng 11, theo JPMorgan Chase, chỉ là nhất thời và có thể giảm về mức 12% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 12 và ổn định ở ngưỡng 11-12% trong 6 tháng đầu năm 2013.
Báo cáo nhận định, với các xu hướng lạm phát như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cắt giảm lãi suất VND trong nửa đầu năm sau, bất chấp những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, mức lạm phát dự báo như vậy cũng không đủ cao để Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất. Bởi vậy, JPMorgan Chase dự báo, lập trường chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ không thay đổi trong năm 2013.
Báo cáo của JPMorgan Chase tiếp tục đánh giá cao những kết quả tích cực mà chính sách kinh tế vĩ mô sáng suốt hơn của Việt Nam đem lại trong năm 2012 này. Trong đó, chuyên gia của ngân hàng này nhấn mạnh sự hạ nhiệt của lạm phát, thâm hụt thương mại hàng tháng giảm và tỷ giá tiền đồng ổn định.
JPMorgan Chase dự báo, trong năm 2013, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào duy trì ổn định kinh tế, thay vì theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá. Mặc dù vậy, báo cáo cho rằng, mức lạm phát đang thấp bất thường của Việt Nam và sự đi xuống của thâm hụt thương mại là không bền vững, bởi vậy những con số thống kê này được dự báo sẽ tăng cao hơn trong năm sau.
Trong đó, lạm phát của Việt Nam được JPMorgan Chase dự báo trung bình ở mức 9,7% trong năm sau, với mức đỉnh đạt 12% trong nửa đầu năm, so với mức dự báo trung bình 9,2% trong năm nay. Thâm hụt thương mại năm 2013 được dự báo sẽ vào khoảng 2% GDP, từ mức 0,5% GDP của năm nay.
Chuyên gia của ngân hàng này cho rằng, với chính sách tiền tệ như dự báo ở trên, môi trường kinh tế của Việt Nam trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục ổn định, trong đó tăng trưởng tín dụng và GDP sẽ bị kiềm chế và tỷ giá USD/VND sẽ ít biến động. Tăng trưởng GDP năm tới của Việt Nam được JPMorgan Chase nhận định đạt 5,6%, so với mức tăng dự báo 5,2% của năm nay.
Cải cách hệ thống ngân hàng được nhận định sẽ tiếp tục là trọng tâm chính sách kinh tế của Việt Nam trong năm tới. Báo cáo chỉ ra rằng, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu hiện ở mức gần 9%, nhưng hầu hết các tổ chức đánh giá tín nhiệm ước tính nợ xấu của Việt Nam ở mức trên 12%.
Theo JPMorgan Chase, với mức nợ công dưới 50% GDP, Chính phủ Việt Nam có khả năng để hấp thu nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thông qua chuyển đổi trực tiếp hoặc bằng cách thành lập một công ty quản lý tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay, tiến trình làm sạch nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn diễn ra chậm chạp và JPMorgan Chase không tìm thấy lý do nào để tin rằng, tiến trình này sẽ sớm được đẩy nhanh. Bởi vậy, nợ xấu được dự báo sẽ tiếp tục là một rào cản đối với tăng trưởng tín dụng và GDP.
JPMorgan Chase cho biết, mức tăng 7,1% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái là thấp hơn dự báo 7,2% mà ngân hàng này đưa ra trước đó. Thậm chí, đã có thời điểm, ngân hàng này dự báo, mức tăng CPI tháng 10 của Việt Nam có thể đạt mức 7,8%. Bởi vậy, mức tăng thực tế được JPMorgan Chase cho là “tốt hơn nhiều so với những gì mà chúng tôi dự kiến ban đầu”.
Báo cáo chỉ rõ, lý do khiến mức tăng CPI tháng 11 được kiềm chế là giá thực phẩm gần như đi ngang trong tháng và hiện chỉ cao hơn 1,4% so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 2,1% trong tháng 10.
JPMorgan Chase dự báo, lạm phát sẽ chỉ ở mức khoảng 7,5% vào cuối năm so với cùng kỳ năm ngoái, thay vì mức 8-9% như dự báo ban đầu.
JPMorgan Chase nhận định, không nằm ngoài dự kiến, lạm phát đang có chiều hướng cao hơn về cuối năm. Tuy nhiên, với xu hướng hiện nay, ngân hàng này dự báo, lạm phát sẽ chỉ ở mức khoảng 7,5% vào cuối năm so với cùng kỳ năm ngoái, thay vì mức 8-9% như dự báo ban đầu.
Mức lạm phát cơ bản (không bao gồm giá lương thực và năng lượng) trong tháng 11 ở mức 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức 11,4% trong tháng 10. Lạm phát cơ bản tăng cao trong tháng 11, theo JPMorgan Chase, chỉ là nhất thời và có thể giảm về mức 12% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 12 và ổn định ở ngưỡng 11-12% trong 6 tháng đầu năm 2013.
Báo cáo nhận định, với các xu hướng lạm phát như vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ không cắt giảm lãi suất VND trong nửa đầu năm sau, bất chấp những lo ngại về tăng trưởng kinh tế và sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, mức lạm phát dự báo như vậy cũng không đủ cao để Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất. Bởi vậy, JPMorgan Chase dự báo, lập trường chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ không thay đổi trong năm 2013.
Báo cáo của JPMorgan Chase tiếp tục đánh giá cao những kết quả tích cực mà chính sách kinh tế vĩ mô sáng suốt hơn của Việt Nam đem lại trong năm 2012 này. Trong đó, chuyên gia của ngân hàng này nhấn mạnh sự hạ nhiệt của lạm phát, thâm hụt thương mại hàng tháng giảm và tỷ giá tiền đồng ổn định.
JPMorgan Chase dự báo, trong năm 2013, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào duy trì ổn định kinh tế, thay vì theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá. Mặc dù vậy, báo cáo cho rằng, mức lạm phát đang thấp bất thường của Việt Nam và sự đi xuống của thâm hụt thương mại là không bền vững, bởi vậy những con số thống kê này được dự báo sẽ tăng cao hơn trong năm sau.
Trong đó, lạm phát của Việt Nam được JPMorgan Chase dự báo trung bình ở mức 9,7% trong năm sau, với mức đỉnh đạt 12% trong nửa đầu năm, so với mức dự báo trung bình 9,2% trong năm nay. Thâm hụt thương mại năm 2013 được dự báo sẽ vào khoảng 2% GDP, từ mức 0,5% GDP của năm nay.
Tăng trưởng GDP năm tới của Việt Nam được JPMorgan Chase nhận định đạt 5,6%, so với mức tăng dự báo 5,2% của năm nay.
Chuyên gia của ngân hàng này cho rằng, với chính sách tiền tệ như dự báo ở trên, môi trường kinh tế của Việt Nam trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục ổn định, trong đó tăng trưởng tín dụng và GDP sẽ bị kiềm chế và tỷ giá USD/VND sẽ ít biến động. Tăng trưởng GDP năm tới của Việt Nam được JPMorgan Chase nhận định đạt 5,6%, so với mức tăng dự báo 5,2% của năm nay.
Cải cách hệ thống ngân hàng được nhận định sẽ tiếp tục là trọng tâm chính sách kinh tế của Việt Nam trong năm tới. Báo cáo chỉ ra rằng, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ lệ nợ xấu hiện ở mức gần 9%, nhưng hầu hết các tổ chức đánh giá tín nhiệm ước tính nợ xấu của Việt Nam ở mức trên 12%.
Theo JPMorgan Chase, với mức nợ công dưới 50% GDP, Chính phủ Việt Nam có khả năng để hấp thu nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thông qua chuyển đổi trực tiếp hoặc bằng cách thành lập một công ty quản lý tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay, tiến trình làm sạch nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn diễn ra chậm chạp và JPMorgan Chase không tìm thấy lý do nào để tin rằng, tiến trình này sẽ sớm được đẩy nhanh. Bởi vậy, nợ xấu được dự báo sẽ tiếp tục là một rào cản đối với tăng trưởng tín dụng và GDP.