Khai thông Hành lang Kinh tế Đông Tây
Lần đầu tiên, các xe tải chở hàng của Thái Lan và Việt Nam có thể đi vào lãnh thổ của nhau để giao và nhận hàng
Ngày 11/6, lần đầu tiên, các xe tải chở hàng của Thái Lan và Việt Nam có thể đi vào lãnh thổ của nhau để giao và nhận hàng, sau khi quyền tham gia giao thông và hệ thống hải quan quá cảnh hàng hóa trong khu vực giữa hai quốc gia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được chính thức áp dụng.
Hàng hóa theo đường bộ giữa Thái Lan và Việt Nam dọc Hành lang Kinh tế Đông Tây - chạy từ Đà Nẵng (Việt Nam) qua Savannakhet (Lào) sang Thái Lan - bây giờ có thể được chuyển trực tiếp đến đích cuối cùng. Trước đây, việc vận chuyển hàng hóa này cần phải dỡ và bốc hàng trên lãnh thổ Lào.
Việc kiểm tra một cửa và một điểm dừng sẽ góp phần rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển theo đường bộ đồng thời góp phần tăng cường trao đổi thương mại và phát triển kinh tế.
Trong một bản thông cáo báo chí được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát đi ngày hôm nay, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Arjun Thapan nói một cách đầy hình ảnh rằng: “Các con đường mòn nhỏ hẹp và bụi bặm đã nhường chỗ cho những quốc lộ hiện đại được sử dụng để chuyên chở hàng điện tử, hoa quả đầy hấp dẫn và du khách”.
Bước đầu, 1.200 phương tiện giao thông (400 xe từ mỗi nước) được cấp phép để vào các nước láng giềng.
Theo hiệp định vận tải qua biên giới giữa các nước, một số lô hàng có thể được chứng nhận là có “độ rủi ro thấp”, cho phép các lô hàng đó có thể được thông quan nhanh tại các cặp cửa khẩu biên giới.
Kẹp chì container sẽ được chấp nhận trong thời gian vận chuyển trên tuyến đường quá cảnh, điều này giúp ngăn chặn những hành vi trộm cắp và thiệt hại đối với hàng hóa mà trước đây đã từng xảy ra do phải đóng mở và dỡ hàng trong container nhiều lần.
Hỗ trợ đầu tiên của ADB cho việc phát triển Hành lang Kinh tế Đông Tây được thực hiện thông qua một khoản vay ưu đãi trị giá 57 triệu USD vào năm 1999, chủ yếu để tài trợ cho việc xây dựng và nâng cấp đường giao thông tại Việt Nam và Lào.
Việc xây dựng những con đường có tiêu chuẩn quốc tế là bước khởi đầu quan trọng, tuy nhiên chỉ mình điểu này vẫn chưa đủ. Các chính phủ cũng đã phải bỏ bớt các thủ tục hành chính phiền hà cản trở dòng hàng hóa và người qua biên giới.
“Vì những tiến bộ mà các nước đã đạt được, thương mại và du lịch sẽ phát triển hơn nữa. Giờ đây bạn có thể khởi hành từ Thái Lan, làm việc tại Lào và ăn tối tại Đà Nẵng, Việt Nam, tất cả diễn ra chỉ trong một ngày”, ông Thapan nói.
Hàng hóa theo đường bộ giữa Thái Lan và Việt Nam dọc Hành lang Kinh tế Đông Tây - chạy từ Đà Nẵng (Việt Nam) qua Savannakhet (Lào) sang Thái Lan - bây giờ có thể được chuyển trực tiếp đến đích cuối cùng. Trước đây, việc vận chuyển hàng hóa này cần phải dỡ và bốc hàng trên lãnh thổ Lào.
Việc kiểm tra một cửa và một điểm dừng sẽ góp phần rút ngắn đáng kể thời gian vận chuyển theo đường bộ đồng thời góp phần tăng cường trao đổi thương mại và phát triển kinh tế.
Trong một bản thông cáo báo chí được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) phát đi ngày hôm nay, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Arjun Thapan nói một cách đầy hình ảnh rằng: “Các con đường mòn nhỏ hẹp và bụi bặm đã nhường chỗ cho những quốc lộ hiện đại được sử dụng để chuyên chở hàng điện tử, hoa quả đầy hấp dẫn và du khách”.
Bước đầu, 1.200 phương tiện giao thông (400 xe từ mỗi nước) được cấp phép để vào các nước láng giềng.
Theo hiệp định vận tải qua biên giới giữa các nước, một số lô hàng có thể được chứng nhận là có “độ rủi ro thấp”, cho phép các lô hàng đó có thể được thông quan nhanh tại các cặp cửa khẩu biên giới.
Kẹp chì container sẽ được chấp nhận trong thời gian vận chuyển trên tuyến đường quá cảnh, điều này giúp ngăn chặn những hành vi trộm cắp và thiệt hại đối với hàng hóa mà trước đây đã từng xảy ra do phải đóng mở và dỡ hàng trong container nhiều lần.
Hỗ trợ đầu tiên của ADB cho việc phát triển Hành lang Kinh tế Đông Tây được thực hiện thông qua một khoản vay ưu đãi trị giá 57 triệu USD vào năm 1999, chủ yếu để tài trợ cho việc xây dựng và nâng cấp đường giao thông tại Việt Nam và Lào.
Việc xây dựng những con đường có tiêu chuẩn quốc tế là bước khởi đầu quan trọng, tuy nhiên chỉ mình điểu này vẫn chưa đủ. Các chính phủ cũng đã phải bỏ bớt các thủ tục hành chính phiền hà cản trở dòng hàng hóa và người qua biên giới.
“Vì những tiến bộ mà các nước đã đạt được, thương mại và du lịch sẽ phát triển hơn nữa. Giờ đây bạn có thể khởi hành từ Thái Lan, làm việc tại Lào và ăn tối tại Đà Nẵng, Việt Nam, tất cả diễn ra chỉ trong một ngày”, ông Thapan nói.