21:12 06/11/2018

Lưu ý để răng miệng khỏe mạnh!

An Nhiên

Chúng ta đều biết vai trò to lớn của hàm răng, giúp ta nhai và xử lý thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vì thế, chăm sóc và bảo vệ hàm răng là việc làm vô cùng cần thiết. Theo chuyên gia, kiểm tra răng định kỳ, đánh răng đúng cách, bổ sung canxi... là một trong số những lưu ý giúp bạn có bộ nhai khỏe đẹp và tự tin.


Các bệnh về răng miệng gây ra những phiền toái, đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thực trạng nước ta, 90% người dân mắc các bệnh về răng miệng, trong đó, sâu răng, viêm lợi là bệnh phổ biến nhất. Cảnh báo, khi răng sâu không điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy, rồi hoại tử. Vết hoại tử nặng dần làm cho vùng hàm mặt bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc lan xuống trung thất rất nguy hiểm.
Lưu ý để răng miệng khỏe mạnh! - Ảnh 1.
Nguyên nhân gây sâu răng Sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn, người cao tuổi. Khi răng sâu sẽ xuất hiện màu vàng và đen trên bề mặt răng hoặc các kẽ răng. Với biểu hiện là đau, khó ăn và nếu không được điều trị kịp thời răng sẽ bị ăn mòn dần từ men răng đến ngà răng và cuối cùng là tủy răng. Khi tủy bị chết thì sẽ dẫn đến mất răng. Có các loại sâu răng sau: Sâu mặt răng: loại này thường hay gặp ở trẻ em và người lớn, sâu mặt răng thường thấy ở bề mặt răng hoặc các kẽ răng; Sâu chân răng: nguyên nhân hình thành chủ yếu là do tuổi tác, khi có tuổi nướu sẽ bị tụt và để lộ ra những phần chân răng. Khi đó, chân răng không có lớp men răng bảo vệ những phần bị lộ sẽ dễ bị sâu; Sâu răng tái phát: Thường được hình thành quanh những vùng trám răng và mão răng, những vùng này dễ hình thành và tích tụ các mảng bám. Khi không được làm sạch sẽ dẫn đến sâu răng.
Lưu ý để răng miệng khỏe mạnh! - Ảnh 2.
Sâu răng gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không được chữa trị kịp thời răng sẽ bị phá hủy, các vi khuẩn gây sâu răng sẽ giết chết các tế bào thần kinh trong dây thần kinh cảm giác của răng. Điều này có thể gây ra sự hình thành áp xe quanh khu vực bị nhiễm trùng, khi đó phải tiến hành điều trị tủy, phẫu thuật hoặc nhổ bỏ răng. Cấu trúc của răng không cân đối như: men răng yếu, răng bị khấp khểnh, mọc không đều, răng mọc chen chúc làm dẫn đến khó khăn trong quá trình vệ sinh, khi răng không được làm sạch các mảng bám chính là xúc tác để vi khuẩn gây sâu răng hình và phát triển. Chăm sóc răng miệng không đúng cách, không vệ sinh răng miệng thường xuyên thì nguy cơ bị sâu răng là rất lớn. Vi khuẩn trong mảng bám thức ăn và đường trong tinh bột thực phẩm hoặc những tác dụng hóa học làm cho răng bị ăn mòn bởi những chất có tính axit, theo thời gian sẽ làm hỏng men răng.
Lưu ý để răng miệng khỏe mạnh! - Ảnh 3.
Sâu răng có thể cảm thấy rõ ràng, gây đau, hơi thở hôi, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thậm chí thuốc giảm đau cũng không còn tác dụng. Lúc này, tủy răng đã bị ảnh hưởng bởi những vi khuẩn qua phần gỗ đến phần lân cận của mô nha chu gây viêm và có thể tạo áp xe. Vì vậy, cần đến nha sĩ càng sớm càng tốt để được có cách trị sâu răng hiệu quả. Giải pháp bảo vệ răng Nhiều người gặp phải tình trạng răng ê buốt, nếu chỉ là nhạy cảm răng, bạn có thể áp dụng đồng loạt các biện pháp ngay tại nhà để khắc phục tình trạng này. Thay đổi bàn chải đánh răng và kem đánh răng chuyên dụng. Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt hơn, bao gồm chải răng đúng cách, chọn đúng kem đánh răng và bàn chải đánh răng sẽ cải thiện hiện tượng ê buốt. Các nha sĩ cho biết, người bị răng ê buốt không nên chải răng nhiều lần hơn mức khuyến cáo bởi nguy cơ gây tổn thương thêm men răng. Dưới đây là những lưu ý chăm sóc răng miệng được các chuyên gia nha khoa đưa ra, giúp bạn tránh xa được các bệnh về răng:
Lưu ý để răng miệng khỏe mạnh! - Ảnh 4.
Kiểm tra răng định kỳ: Việc trải răng thường xuyên cũng không thể bảo đảm tuyệt đối sẽ không xuất hiện các vấn đề bệnh nha chu, nhất là đối với những người đã bị mắc bệnh nha chu. Vì thế, lời khuyên là người trưởng thành mỗi năm đều phải thực hiện kiểm tra răng miệng ít nhất 1 lần. Người mắc bệnh nha chu phải xác định tiếp nhận điều trị lâu dài, mỗi 6 tháng đến bệnh viện chính quy lấy cao răng, phòng ngừa mắc các bệnh nha chu.
Tăng cường chất xơ: Ăn ít các thực phẩm chứa đường, đặc biệt là hạn chế ăn loại bánh kẹo mềm, ăn nhiều thực phẩm nhai lâu, giàu chất xơ, như vậy sẽ làm tăng sự tiết nước bọt, có lợi cho việc làm sạch bề mặt răng. Ngoài ra, thịt, trứng, rau, hoa quả, v.v. đều là những thức ăn có ích cho sức khỏe răng. Không lạm dụng "nha khoa thẩm mỹ": Cùng với việc mức sống nâng cao và tăng cường về ý thức sức khỏe, chăm sóc răng miệng dần trở thành thị trường ngày càng rộng lớn. Vì vậy, người tiêu dùng nên trang bị những quan niệm tiêu dùng về chăm sóc sức khỏe răng miệng lành mạnh, hợp lý, căn cứ theo nhu cầu sức khỏe răng miệng bản thân để tiến hành chi tiêu hợp lý.
Lưu ý để răng miệng khỏe mạnh! - Ảnh 5.
Cách đánh răng đúng: Cách chải thẳng: tức là đặt phần đầu nhọn của lông bàn chải ở chỗ giao nhau giữa nướu và mũ chân răng, hơi tăng áp lực thuận theo chiều của răng, khi chải răng phía trên thì chải xuống dưới, khi chải răng phía dưới thì chải lên trên, chải hết cả mặt trong mặt ngoài và bề mặt nhai của răng. Phương pháp đánh răng sinh lý là chỉ đầu nhọn của lông bàn chải tiếp xúc với bề mặt răng, sau đó chải nhẹ theo hướng nướu răng. Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong cơ thể người chiếm khoảng 2%, trong đó 99% tồn tại trong xương và răng dưới hình thức muối canxi, còn lại 1% phân bố trong các dịch cơ thể. Mặc dù hàm lượng canxi trong cơ thể không nhiều, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với bộ nhai, ủng hộ trẻ em bổ sung canxi không những có lợi cho việc phát triển xương, mà còn rất giúp ích trong việc tăng cường tác dụng khoáng hóa của răng trẻ em.