“Muốn hợp tác, đầu tiên phải tôn trọng quyền con người”
Việc Quốc hội Việt Nam là chủ nhà IPU 132 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
Muốn thế giới đoàn kết, hòa bình, hợp tác để cùng phát triển thì đầu tiên là phải tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền dân tộc, tôn trọng quyền quốc gia.
Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của VnEconomy tại buổi họp báo quốc tế của nước chủ nhà Việt Nam và IPU trước Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132), chiều 26/3.
Chủ tọa cuộc họp báo còn có sự tham gia của Chủ tịch IPU Saber Chowdhury.
Trong lời phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc Quốc hội Việt Nam là chủ nhà IPU 132 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IPU cách đây hơn 35 năm.
Đây là một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử - ngoại giao hết sức to lớn, thể hiện tinh thần chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng của Quốc hội Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã nhận được khẳng định tham gia của hơn 160 đoàn đến từ các nghị viện thành viên, thành viên liên kết, quan sát viên và khách mời quốc tế, Chủ tịch cho biết.
Theo Chủ tịch, chủ đề của IPU 132 “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” là nội dung hết sức quan trọng, thiết thực đối với IPU và toàn nhân loại. Đây là dịp để đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và thảo luận đề ra những mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn sau năm 2015.
Những vấn đề về vai trò của nghị viện trong các lĩnh vực an ninh mạng, quản trị nước, luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, quyền con người, bình đẳng giới, các vấn đề của Liên hiệp quốc, nhân quyền của nghị sỹ; chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, HIV/AIDS… được thảo luận trong khuôn khổ IPU 132 cũng là những nội dung thiết thực đối với IPU, Chủ tịch thông tin thêm.
Vậy trong vai trò chủ nhà, thông điệp của Quốc hội Việt Nam tại các phiên thảo luận về các nội dung nêu trên, nhất là trong vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền con người… là gì?, VnEconomy đặt câu hỏi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Trong câu trả lời, ông cho biết, đoàn Việt Nam sẽ tham gia thảo luận chủ đề chính là phát triển bền vững.
“Tôi xin nói sâu hơn một chút, muốn thế giới đoàn kết, hòa bình, hợp tác để cùng chia sẻ và phát triển thì đầu tiên là phải tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền dân tộc, tôn trọng quyền quốc gia. Đoàn kết trên tinh thần tin cậy lẫn nhau tôn trọng lẫn nhau thì mới có một sức mạnh đoàn kết vĩ đại mang tính toàn cầu, sẽ góp phần thúc đẩy tất cả công việc việc đi tới thành công”, Chủ tịch nói.
Ông cũng nhấn mạnh là với mỗi quốc gia thì vai trò của nghị viện ngày càng quan trọng trong phân bổ nguồn lực, quyết định ngân sách nhà nước, tạo mọi cơ chế chính sách bằng luật pháp. Việt Nam cũng sẽ tham gia thảo luận các vấn đề đó để cùng thống nhất nhất triển khai hành động ban hành luật pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
“Chúng tôi đặc biệt quan tâm là không chỉ đưa ra mục tiêu chỉ tiêu mà điều quan trọng là biến chương trình mục tiêu phát triển bền vững thành hành động”, Chủ tịch Quốc hội trả lời VnEconomy.
IPU 132 sẽ diễn ra từ ngày 28/3 -1/4/2015 tại Hà Nội. Trả lời báo chí tại cuộc họp báo, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của nước chủ nhà Việt Nam với hoạt động quan trọng này.
Đây là nội dung được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của VnEconomy tại buổi họp báo quốc tế của nước chủ nhà Việt Nam và IPU trước Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132), chiều 26/3.
Chủ tọa cuộc họp báo còn có sự tham gia của Chủ tịch IPU Saber Chowdhury.
Trong lời phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc Quốc hội Việt Nam là chủ nhà IPU 132 là dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của IPU cách đây hơn 35 năm.
Đây là một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử - ngoại giao hết sức to lớn, thể hiện tinh thần chủ động và tích cực hội nhập sâu rộng của Quốc hội Việt Nam, một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã nhận được khẳng định tham gia của hơn 160 đoàn đến từ các nghị viện thành viên, thành viên liên kết, quan sát viên và khách mời quốc tế, Chủ tịch cho biết.
Theo Chủ tịch, chủ đề của IPU 132 “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” là nội dung hết sức quan trọng, thiết thực đối với IPU và toàn nhân loại. Đây là dịp để đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) và thảo luận đề ra những mục tiêu phát triển bền vững cho giai đoạn sau năm 2015.
Những vấn đề về vai trò của nghị viện trong các lĩnh vực an ninh mạng, quản trị nước, luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, quyền con người, bình đẳng giới, các vấn đề của Liên hiệp quốc, nhân quyền của nghị sỹ; chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, HIV/AIDS… được thảo luận trong khuôn khổ IPU 132 cũng là những nội dung thiết thực đối với IPU, Chủ tịch thông tin thêm.
Vậy trong vai trò chủ nhà, thông điệp của Quốc hội Việt Nam tại các phiên thảo luận về các nội dung nêu trên, nhất là trong vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền con người… là gì?, VnEconomy đặt câu hỏi với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Trong câu trả lời, ông cho biết, đoàn Việt Nam sẽ tham gia thảo luận chủ đề chính là phát triển bền vững.
“Tôi xin nói sâu hơn một chút, muốn thế giới đoàn kết, hòa bình, hợp tác để cùng chia sẻ và phát triển thì đầu tiên là phải tôn trọng quyền con người, tôn trọng quyền dân tộc, tôn trọng quyền quốc gia. Đoàn kết trên tinh thần tin cậy lẫn nhau tôn trọng lẫn nhau thì mới có một sức mạnh đoàn kết vĩ đại mang tính toàn cầu, sẽ góp phần thúc đẩy tất cả công việc việc đi tới thành công”, Chủ tịch nói.
Ông cũng nhấn mạnh là với mỗi quốc gia thì vai trò của nghị viện ngày càng quan trọng trong phân bổ nguồn lực, quyết định ngân sách nhà nước, tạo mọi cơ chế chính sách bằng luật pháp. Việt Nam cũng sẽ tham gia thảo luận các vấn đề đó để cùng thống nhất nhất triển khai hành động ban hành luật pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
“Chúng tôi đặc biệt quan tâm là không chỉ đưa ra mục tiêu chỉ tiêu mà điều quan trọng là biến chương trình mục tiêu phát triển bền vững thành hành động”, Chủ tịch Quốc hội trả lời VnEconomy.
IPU 132 sẽ diễn ra từ ngày 28/3 -1/4/2015 tại Hà Nội. Trả lời báo chí tại cuộc họp báo, Chủ tịch IPU Saber Chowdhury đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của nước chủ nhà Việt Nam với hoạt động quan trọng này.