“Nghiêm cấm mua vét đầu cơ lúa, gạo”
Công điện khẩn của Thủ tướng nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh lương thực mua vét đầu cơ lúa, gạo
Thủ tướng có công điện nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh lương thực mua vét đầu cơ lúa, gạo.
Công điện khẩn được ban hành ngày 27/4, trước thông tin dồn dập về tình trạng “khan hiếm”, bị đầu cơ và tăng giá mạnh của mặt hàng gạo trên thị trường.
Công điện của Thủ tướng cho biết, gần đây, do tình hình khan hiếm lương thực ở một số nước trên thế giới, một số kẻ xấu đã tung tin thất thiệt về khả năng mất cân đối lương thực trong nước để tiến hành thu gom lúa, gạo với mục đích đầu cơ trục lợi; lợi dụng chênh lệch giá gạo trong và ngoài nước để buôn lậu qua biên giới.
Thực tế, theo báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa vụ Đông - Xuân 2007 - 2008 tăng so với năm 2006 - 2007; lượng gạo tồn kho trong dân và ở doanh nghiệp từ sau vụ Đông - Xuân năm 2008 đạt trên 1,3 triệu tấn.
Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục mua tăng lượng gạo dự trữ quốc gia. Theo đó, sản lượng lương thực của Việt Nam năm 2008 hoàn toàn có khả năng bảo đảm đủ cho tiêu dùng trong nước và dành một phần cho xuất khẩu.
Tại công điện trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các công ty kinh doanh lương thực tiếp tục mua lúa, gạo theo kế hoạch và theo chỉ đạo của Thủ tướng, bảo đảm tiêu dùng và xuất khẩu, cung ứng gạo ổn định cho các khu vực trong nước, không để xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ.
Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam điều hành việc xuất khẩu gạo đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 481/TTg-KTTH ngày 31/3/2008, không để xảy ra tình trạng mất cân đối lương thực trong nước và để đảm bảo lợi ích của nông dân.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh “nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh lương thực mua vét đầu cơ lúa, gạo; các trường hợp vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm”. Yêu cầu này xuất phát từ hiện tượng đầu cơ, găm hàng xuất hiện trên thị trường trong những ngày gần đây.
Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp đầu cơ tăng giá gạo gây bất ổn định thị trường trong nước và xuất khẩu lậu lúa, gạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương bảo đảm cung cấp đủ giống, vật tư nông nghiệp, chuẩn bị tốt các điều kiện cho phòng, chống dịch bệnh và sản xuất vụ Hè - Thu, vụ Mùa thắng lợi.
Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan chủ động nắm tình hình và điều hành theo chức năng được giao; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền…
* Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2008, riêng giá nhóm hàng lương thực đã tăng tới 6,11% so với tháng trước đó; so với cuối năm 2007, giá nhóm hàng này đã tăng tới 25,12%. Đây cũng là nhóm hàng có sức tác động lớn nhất, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao từ đầu năm đến nay.
Công điện khẩn được ban hành ngày 27/4, trước thông tin dồn dập về tình trạng “khan hiếm”, bị đầu cơ và tăng giá mạnh của mặt hàng gạo trên thị trường.
Công điện của Thủ tướng cho biết, gần đây, do tình hình khan hiếm lương thực ở một số nước trên thế giới, một số kẻ xấu đã tung tin thất thiệt về khả năng mất cân đối lương thực trong nước để tiến hành thu gom lúa, gạo với mục đích đầu cơ trục lợi; lợi dụng chênh lệch giá gạo trong và ngoài nước để buôn lậu qua biên giới.
Thực tế, theo báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa vụ Đông - Xuân 2007 - 2008 tăng so với năm 2006 - 2007; lượng gạo tồn kho trong dân và ở doanh nghiệp từ sau vụ Đông - Xuân năm 2008 đạt trên 1,3 triệu tấn.
Bên cạnh đó, Nhà nước tiếp tục mua tăng lượng gạo dự trữ quốc gia. Theo đó, sản lượng lương thực của Việt Nam năm 2008 hoàn toàn có khả năng bảo đảm đủ cho tiêu dùng trong nước và dành một phần cho xuất khẩu.
Tại công điện trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các công ty kinh doanh lương thực tiếp tục mua lúa, gạo theo kế hoạch và theo chỉ đạo của Thủ tướng, bảo đảm tiêu dùng và xuất khẩu, cung ứng gạo ổn định cho các khu vực trong nước, không để xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ.
Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam điều hành việc xuất khẩu gạo đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 481/TTg-KTTH ngày 31/3/2008, không để xảy ra tình trạng mất cân đối lương thực trong nước và để đảm bảo lợi ích của nông dân.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh “nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có chức năng kinh doanh lương thực mua vét đầu cơ lúa, gạo; các trường hợp vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm”. Yêu cầu này xuất phát từ hiện tượng đầu cơ, găm hàng xuất hiện trên thị trường trong những ngày gần đây.
Thủ tướng cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp đầu cơ tăng giá gạo gây bất ổn định thị trường trong nước và xuất khẩu lậu lúa, gạo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương bảo đảm cung cấp đủ giống, vật tư nông nghiệp, chuẩn bị tốt các điều kiện cho phòng, chống dịch bệnh và sản xuất vụ Hè - Thu, vụ Mùa thắng lợi.
Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan chủ động nắm tình hình và điều hành theo chức năng được giao; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền…
* Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2008, riêng giá nhóm hàng lương thực đã tăng tới 6,11% so với tháng trước đó; so với cuối năm 2007, giá nhóm hàng này đã tăng tới 25,12%. Đây cũng là nhóm hàng có sức tác động lớn nhất, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao từ đầu năm đến nay.