17:22 15/09/2015

Người tiểu đường luyện tập thể thao

PV

Người tiểu đường luyện tập thể thao - Ảnh 1

Biến chứng tim mạch sẽ giảm đáng kể đối với người bệnh tiểu đường tham gia rèn luyện sức khỏe. Nguyên nhân là do các mỡ máu có hại sẽ giảm trong quá trình vận động – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch như LDL-Cholesterol, Triglyceride đồng thời giúp các loại mỡ máu có lợi tăng lên và hạn chế tình trạng động mạch bị xơ vữa như HDL-Cholesterol. Muốn đạt được hiệu quả này bạn phải chạy ít nhất 14,5 – 19km/tuần và có thể tăng lên đến 64 km/tuần. Nên nhớ rằng nếu bạn tập với những bài tập quá nhẹ nhàng, không đủ cường độ thì nó cũng không làm các loại mỡ máu của bạn thay đổi được… Trong lúc tập luyện bạn nên chú ý tình trạng cơ thể. Một số trường hợp bị hạ đường máu quá thấp, thường gặp ở những bệnh nhân dùng thuốc hạ đường máu loại sulfamide hay bệnh nhân điều trị insulin. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cảm thấy run tay chân, đói, hôn mê, giã mồ hôi…Hiện tượng hạ đường máu có thể xuất hiện khi bạn đang tập luyện hoặc sau thời gian đó. Sau đó các biến chứng về tim mạch có thể tăng lên như đau thắt ở ngực, nhồi máu cơ tim thậm chí dẫn đến đột tử. Chất đạm bị mất qua nước tiểu trong quá trình luyện tập có thể khiến tình trạng bệnh lí về thận cho bệnh nhân tiểu đường trầm trọng hơn. Đặc biệt bệnh nhân bị thoái hóa khớp không nên luyện tập quá mức vì nó sẽ khiến bạn bị tổn thương khớp. Không nên ăn uống qua kiêng khem hay dùng quá liều thuốc hạ đường huyết, vì nó khiến bạn bị mất sức trong khi tập. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì bài tập tối ưu nhất là đi bộ vào buổi sáng và chiều mát mỗi ngày, 30 phút/lần. Nên đi từ từ, hít sâu, khoảng 60 - 100  bước chân/phút, nên đi ở nơi có không khí trong lành. Bạn cũng có thể lựa chọn bài tập chạy chậm. Nên khởi động 3 - 5 phút trước khi chạy và chạy trong 10 phút với tốc độ 100 - 200m/phút. Khi chạy, bạn nên để cánh tay thả lỏng tự nhiên, hai tay nắm lại, trọng tâm cơ thể ổn đinh, không nhấc chân quá cao, tiếp đất bằng mũi bàn chân. Chạy xong nên làm những động tác thư giãn.  Tùy theo thể trạng của mỗi người mà nên bắt đầu với động tác nhẹ nhàng rồi tăng dần lên. Để chọn bài tập thích hợp, hãy xem xét dựa trên sức khỏe, bệnh tật, giới tính của bạn. Bạn cũng có thể lựa chọn những môn thể thao mà mình yêu thích cũng như cùng những người thân của bạn tham gia rèn luyện để nâng cao tinh thần cũng như sức khỏe. Lợi ích của thể thao với người bệnh tiểu đường    - Tập luyện thường xuyên làm gia tăng nồng độ HDL (loại cholesterol tốt), gia tăng sự tiêu hao năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì.
   - Quá trình tập luyện còn giúp tăng hưng phấn, giảm được áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế tình trạng stress.
   - Tập thể dục đều đặn còn có tác dụng cao hơn đối với người có chế độ ăn với lượng calo vừa phải, nhưng sẽ ít hoặc không có tác dụng nếu bệnh nhân áp dụng chế độ ăn kiêng với lượng calo thấp (khoảng 600 - 800kcal/ngày).
   - Hoạt động thể lực đều đặn ở người bệnh đái tháo đường có thể giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập luyện.
   - Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu insulin bổ sung hằng ngày có thể được giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên nhân chính gây tăng đường huyết ở người bệnh.

Người tiểu đường luyện tập thể thao - Ảnh 2

Trọng lượng giảm, sức khoẻ tăng​

Những lưu ý    - Nếu tập luyện quá mức, không phù hợp với sức khỏe sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm đối với bệnh nhân ĐTĐ. Đó là cơn hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay trong lúc tập hoặc sau khi kết thúc bài tập.
   - Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường týp 1, nguy cơ này có thể xảy ra muộn, sau thời điểm tập là 6 - 14 giờ, thậm chí là 24 giờ nếu cường độ tập nặng và lâu.
   - Ngược lại, một số bệnh nhân lại bị tăng đường huyết sau khi tập vài giờ, bệnh nhân đái tháo đường týp 1 có hiện tượng này sẽ bị rơi vào tình trạng nhiễm toan ceton. Triệu chứng thường gặp nhất là hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân đang điều trị insulin hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết.
   - Một số bệnh nhân lại do ăn kiêng quá mức làm cho cơ thể không đủ năng lượng hoạt động hoặc do tự ý tăng liều insulin mà không theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như đói, run tay chân, vã mồ hôi, thậm chí hôn mê...
   - Các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện. Bên cạnh đó, các biến chứng khác cũng có thể trầm trọng thêm như gây xuất huyết đáy mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3.
   - Sự tiêu hao năng lượng trong luyện tập làm mất thêm chất đạm qua nước tiểu và làm trầm trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây ra. Đối với những người bị thoái hóa khớp, việc tập luyện quá mức có thể làm tổn thương khớp. Lời khuyên nếu bạn vẫn muốn chơi thể thao    - Những nguy cơ xảy ra là do người bệnh tập luyện quá mức sức khỏe của mình, trong số đó có người còn dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hay ăn uống kiêng khem quá mức, dẫn đến cơ thể bị mất sức khi tập luyện. Một số người lại vận dụng một cách quá máy móc các bài tập, không kể lúc khỏe, lúc mệt.    - Bài tập phù hợp nhất cho người đái tháo đường là đi bộ hằng ngày, vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút. Người bệnh phải chọn giày vải mềm. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt chóng mặt cần ngừng tập ngay lập tức.    - Hằng ngày nên đo đường huyết để có sự điều trị và tập luyện phù hợp. Những người mới mắc bệnh hay bệnh được kiểm soát tốt cũng không nên tham gia những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức như đá bóng, chạy việt dã, tập tạ... Bên cạnh tập luyện, người bệnh phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh của mình.

Ninh Vũ Nhu