Người trẻ có xu hướng mất ngủ là do ăn uống?
Nghiên cứu thực hiện trên các thanh thiếu niên, là đối tượng lẽ ra khó phải đối mặt với chứng mất ngủ. Nếu như người trung niên, cao niên thường mất ngủ do stress, lối sống hay các yếu tố sinh lý khác, thì giới trẻ mất ngủ thường do… ăn, các tác giả từ Đại học Queensland (Úc) khẳng định.
Công trình dựa trên dữ liệu sức khỏe của hơn 175.000 thanh thiếu niên tử 64 quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ và Đông Địa Trung Hải đã tìm ra những món ăn, uống gây mất ngủ hàng đầu: chính là thức ăn nhanh và nước ngọt. Thanh thiếu niên uống hơn 3 ly nước ngọt/ngày có tỉ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn 55% so với người chỉ uống 1 ky.ngày. Nam giới ăn đồ ăn nhanh hơn 4 lần/tuần có tỉ lệ rối loạn giấc ngủ tăng 55% so với người chỉ ăn 1 lần/tuần, trong khi ở nữ giới mức gia tăng 49%. Nguyên nhân được cho là lượng caffein cao trong các loại nước ngọt, ngoài ra tình trạng nạp "calo rỗng", tức những món giàu calo nhưng nghèo nàn dinh dưỡng làm rối loạn hệ thống chuyển hóa của cơ thể và tác động xấu lên nhịp sinh học, bao gồm giấc ngủ. Phân tích trên Medical Xpress, Phó Giáo sư Asad Khan, tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh giấc ngủ kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển nhận thức của thanh thiếu niên. Vì thế, tạo môi trường ăn uống lành mạnh ví dụ như áp dụng thuế đường để giảm bớt việc tiêu thụ nước ngọt có thể đem lại nhiều lợi ích.
Công trình dựa trên dữ liệu sức khỏe của hơn 175.000 thanh thiếu niên tử 64 quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ và Đông Địa Trung Hải đã tìm ra những món ăn, uống gây mất ngủ hàng đầu: chính là thức ăn nhanh và nước ngọt. Thanh thiếu niên uống hơn 3 ly nước ngọt/ngày có tỉ lệ rối loạn giấc ngủ cao hơn 55% so với người chỉ uống 1 ky.ngày. Nam giới ăn đồ ăn nhanh hơn 4 lần/tuần có tỉ lệ rối loạn giấc ngủ tăng 55% so với người chỉ ăn 1 lần/tuần, trong khi ở nữ giới mức gia tăng 49%. Nguyên nhân được cho là lượng caffein cao trong các loại nước ngọt, ngoài ra tình trạng nạp "calo rỗng", tức những món giàu calo nhưng nghèo nàn dinh dưỡng làm rối loạn hệ thống chuyển hóa của cơ thể và tác động xấu lên nhịp sinh học, bao gồm giấc ngủ. Phân tích trên Medical Xpress, Phó Giáo sư Asad Khan, tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh giấc ngủ kém chất lượng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển nhận thức của thanh thiếu niên. Vì thế, tạo môi trường ăn uống lành mạnh ví dụ như áp dụng thuế đường để giảm bớt việc tiêu thụ nước ngọt có thể đem lại nhiều lợi ích.
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh rất dễ bị duy trì trong những độ tuổi lớn hơn và các nhà nghiên cứu lưu ý người lớn cũng có thể chịu những tác động tương tự lên giấc ngủ, chưa kể vô số rắc rối sức khỏe khác từ việc ăn uống thiếu lành mạnh. "Ăn nhiều thực phẩm chứa đường và uống nước ngọt có caffeine khiến bạn có xu hướng ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm, đây là một con số quá thấp so với mức thời gian chuẩn được khuyến nghị dù bạn ở lứa tuổi nào," Phó Giáo sư Asad Khan cho biết. "Mặc dù một lượng caffeine vừa phải sẽ không tác động quá nhiều đến sức khoẻ của bạn nhưng chất caffeine có thể lưu lại trong máu của bạn trong suốt 6 giờ. Bên trong nước ngọt có ga thường có một lượng caffeine nhất định, đây là nguyên nhấn khiến bạn khó ngủ".
Đó là chưa kể, chất ga được nén vào trong loại đồ uống này có thể dẫn đến tăng huyết áp và áp lực bên trong dạ dày, góp phần gây ra ợ nóng. Triệu chứng này thường bùng phát vào ban đêm trong khi bạn đang ngủ, khiến bạn bị các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như mất ngủ, buồn ngủ ban ngày.
Một số loại đồ ngọt chứa nhiều đường còn là một trong những thức uống cần tránh trong chế độ ăn kiêng. Những đồ uống này chứa một lượng đường lớn, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành nhiều năng lượng. Điều này cùng với việc ít vận động, ít tập thể dục thể thao dẫn tới dư thừa năng lượng, góp phần gây nên bệnh béo phì. Điều đặc biệt đáng lưu ý là béo phì làm tăng nguy cơ hội chứng ngưng thở khi ngủ và mất ngủ nhiều hơn. Mất ngủ khiến bạn luôn có cảm giác đói và thèm ăn, thèm ăn lại góp phần gây nên béo phì. Những sự tác động này tạo thành một vòng tuần hoàn khiến tình trạng giấc ngủ và sức khoẻ của bạn ngày càng xấu đi.
(Theo EClinicalMedicine)