Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Czech
Nhờ các ngành đầu tư, công nghiệp và tiêu dùng cá nhân tăng trưởng mạnh, kinh tế Cộng hòa Czech liên tục bứt phá
Nhờ các ngành đầu tư, công nghiệp và tiêu dùng cá nhân tăng trưởng mạnh, kinh tế Cộng hòa Czech liên tục bứt phá, hiện trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất châu Âu.
>>Thủ tướng thăm chính thức Cộng hoà Czech
Hợp tác về đầu tư, thương mại, giáo dục giữa Cộng hòa Czech và Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Czech gia nhập EU năm 2005 đã tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế. Kinh tế Czech được đánh giá đang ở giai đoạn phát triển tốt nhất trong 11 năm trở lại đây.
Tăng trưởng nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Czech là một nước nghèo về tài nguyên, nhưng có nền công nghiệp phát triển khá sớm với một số ngành mũi nhọn như sản xuất máy công cụ, máy năng lượng, ô tô, hoá dầu, thiết bị y tế, sản xuất pha lê, bia. Những năm 1990 trở về trước, kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng kém hiệu quả. Từ năm 1990, Czech tập trung thực hiện tư hữu hoá, cơ cấu lại nền kinh tế, mở cửa.
Thời kỳ 1997-1999 kinh tế Czech suy thoái do thực hiện cải cách kinh tế nhanh và tư nhân hoá ồ ạt, cơ cấu kinh tế không vững chắc. Từ năm 2000, kinh tế Czech bắt đầu hồi phục. Năm 2005, kinh tế Czech tăng trưởng 4,8%; năm 2006, tăng trưởng 6,1% . Thu nhập bình quân đầu người của Cộng hòa Czech năm 2006 đã đạt 13.848 USD, bằng 80% so với mức thu nhập trung bình của EU và xếp hàng thứ 41 trên thế giới.
Điều kiện và môi trường kinh tế được cải thiện giúp nền kinh tế Czech tăng trưởng nhanh và bền vững. Czech đã phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động. Các doanh nghiệp Czech đã thích ứng nhanh và tận dụng được cơ hội từ việc mở rộng thị trường sang EU.
Kinh tế của Cộng hòa Czech gần đây phát triển mạnh còn do tăng trưởng xuất khẩu sang các nước thành viên EU, chủ yếu là Đức. Sự phát triển của ngành ngân hàng, viễn thông cũng đang thúc đẩy đầu tư nước ngoài và kích thích sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Czech.
Nước này sẽ thông qua Hiệp ước Chengen vào ngày 31/12/2007. Theo đó, công dân Czech và công dân các nước châu Âu sẽ được tự do qua lại biên giới giữa các nước. Czech cũng có kế hoạch gia nhập khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro vào năm 2012
Tuy nhiên, Cộng hòa Czech vẫn là nước có tỉ lệ tham nhũng cao trong khối các nước thuộc Tổ chức Các nước phát triển (OECD). Thâm hụt tài chính đang trở thành một vấn đề lớn của đất nước, mức thâm hụt đầu năm 2007 tăng lên tới 4%, so với 3,3% trước đó. Chính phủ Czech đang tăng cường kiểm tra các kế hoạch cải cách để cắt giảm mức thâm hụt tài chính xuống còn 3%.
Quan hệ Việt Nam - Czech phát triển tích cực
Những năm qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao; ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định vận tải hàng không. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế (13/9/2005) và đàm phán thống nhất bổ sung, sửa đổi Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nước...
Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Cộng hòa Czech tăng khá nhanh, từ mức 41,6 triệu USD năm 1997 lên trên 100 triệu USD năm 2005 và năm 2006 đạt trên 130 triệu USD. Việt Nam xuất sang Cộng hòa Czech chủ yếu nông sản, thực phẩm, sản phẩm may mặc và nhập máy móc thiết bị, thuỷ tinh, thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên, kim ngạch vẫn còn thấp so với tiềm năng và phía Việt Nam luôn xuất siêu. Czech muốn tăng cường xuất khẩu để cân đối cán cân thương mại. Tới nay Czech đầu tư vào Việt Nam khoảng 35 triệu USD cho các dự án về thuỷ tinh pha lê, bia, thiết bị điện, cao lanh, vật liệu xây dựng.
Các lĩnh vực hợp tác đầu tư có triển vọng là năng lượng, giao thông (đầu máy xe lửa, toa xe, xe bus, xe điện phục vụ giao thông thành phố), cơ khí (máy móc thiết bị, động cơ, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu)...
Czech cũng thường xuyên tham gia các hội nghị quốc tế tài trợ cho Việt Nam và cấp cho Việt Nam viện trợ phát triển ODA, tới nay khoảng 18 triệu USD. Năm 2006, thông qua EU, Czech đã cam kết cấp 200.000 USD cho Việt Nam để hỗ trợ công tác chống dịch cúm gia cầm. Năm 2007, Czech cam kết viện trợ cho Việt Nam 2,1 triệu USD vào các lĩnh vực về y tế và môi trường.
Trên diễn đàn quốc tế, Cộng hòa Czech và Việt Nam đã ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào ghế thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc khóa 2008-2009.
Chính phủ Czech tiếp tục cấp học bổng cho sinh viên và nghiên cứu sinh của Việt Nam. Hiện nay, hai bên đang đàm phán để ký Hiệp định hợp tác giáo dục-đào tạo. Hiện tại có trên 40 ngàn công dân Việt Nam sinh sống tại Czech.
>>Thủ tướng thăm chính thức Cộng hoà Czech
Hợp tác về đầu tư, thương mại, giáo dục giữa Cộng hòa Czech và Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Czech gia nhập EU năm 2005 đã tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế. Kinh tế Czech được đánh giá đang ở giai đoạn phát triển tốt nhất trong 11 năm trở lại đây.
Tăng trưởng nhờ chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Czech là một nước nghèo về tài nguyên, nhưng có nền công nghiệp phát triển khá sớm với một số ngành mũi nhọn như sản xuất máy công cụ, máy năng lượng, ô tô, hoá dầu, thiết bị y tế, sản xuất pha lê, bia. Những năm 1990 trở về trước, kinh tế phát triển chủ yếu theo chiều rộng kém hiệu quả. Từ năm 1990, Czech tập trung thực hiện tư hữu hoá, cơ cấu lại nền kinh tế, mở cửa.
Thời kỳ 1997-1999 kinh tế Czech suy thoái do thực hiện cải cách kinh tế nhanh và tư nhân hoá ồ ạt, cơ cấu kinh tế không vững chắc. Từ năm 2000, kinh tế Czech bắt đầu hồi phục. Năm 2005, kinh tế Czech tăng trưởng 4,8%; năm 2006, tăng trưởng 6,1% . Thu nhập bình quân đầu người của Cộng hòa Czech năm 2006 đã đạt 13.848 USD, bằng 80% so với mức thu nhập trung bình của EU và xếp hàng thứ 41 trên thế giới.
Điều kiện và môi trường kinh tế được cải thiện giúp nền kinh tế Czech tăng trưởng nhanh và bền vững. Czech đã phát huy thế mạnh về cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động. Các doanh nghiệp Czech đã thích ứng nhanh và tận dụng được cơ hội từ việc mở rộng thị trường sang EU.
Kinh tế của Cộng hòa Czech gần đây phát triển mạnh còn do tăng trưởng xuất khẩu sang các nước thành viên EU, chủ yếu là Đức. Sự phát triển của ngành ngân hàng, viễn thông cũng đang thúc đẩy đầu tư nước ngoài và kích thích sự phát triển kinh tế của Cộng hòa Czech.
Nước này sẽ thông qua Hiệp ước Chengen vào ngày 31/12/2007. Theo đó, công dân Czech và công dân các nước châu Âu sẽ được tự do qua lại biên giới giữa các nước. Czech cũng có kế hoạch gia nhập khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro vào năm 2012
Tuy nhiên, Cộng hòa Czech vẫn là nước có tỉ lệ tham nhũng cao trong khối các nước thuộc Tổ chức Các nước phát triển (OECD). Thâm hụt tài chính đang trở thành một vấn đề lớn của đất nước, mức thâm hụt đầu năm 2007 tăng lên tới 4%, so với 3,3% trước đó. Chính phủ Czech đang tăng cường kiểm tra các kế hoạch cải cách để cắt giảm mức thâm hụt tài chính xuống còn 3%.
Quan hệ Việt Nam - Czech phát triển tích cực
Những năm qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao; ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định vận tải hàng không. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế (13/9/2005) và đàm phán thống nhất bổ sung, sửa đổi Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa hai nước...
Cùng với đà tăng trưởng kinh tế, kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Cộng hòa Czech tăng khá nhanh, từ mức 41,6 triệu USD năm 1997 lên trên 100 triệu USD năm 2005 và năm 2006 đạt trên 130 triệu USD. Việt Nam xuất sang Cộng hòa Czech chủ yếu nông sản, thực phẩm, sản phẩm may mặc và nhập máy móc thiết bị, thuỷ tinh, thuốc chữa bệnh.
Tuy nhiên, kim ngạch vẫn còn thấp so với tiềm năng và phía Việt Nam luôn xuất siêu. Czech muốn tăng cường xuất khẩu để cân đối cán cân thương mại. Tới nay Czech đầu tư vào Việt Nam khoảng 35 triệu USD cho các dự án về thuỷ tinh pha lê, bia, thiết bị điện, cao lanh, vật liệu xây dựng.
Các lĩnh vực hợp tác đầu tư có triển vọng là năng lượng, giao thông (đầu máy xe lửa, toa xe, xe bus, xe điện phục vụ giao thông thành phố), cơ khí (máy móc thiết bị, động cơ, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu)...
Czech cũng thường xuyên tham gia các hội nghị quốc tế tài trợ cho Việt Nam và cấp cho Việt Nam viện trợ phát triển ODA, tới nay khoảng 18 triệu USD. Năm 2006, thông qua EU, Czech đã cam kết cấp 200.000 USD cho Việt Nam để hỗ trợ công tác chống dịch cúm gia cầm. Năm 2007, Czech cam kết viện trợ cho Việt Nam 2,1 triệu USD vào các lĩnh vực về y tế và môi trường.
Trên diễn đàn quốc tế, Cộng hòa Czech và Việt Nam đã ủng hộ lẫn nhau ứng cử vào ghế thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc khóa 2008-2009.
Chính phủ Czech tiếp tục cấp học bổng cho sinh viên và nghiên cứu sinh của Việt Nam. Hiện nay, hai bên đang đàm phán để ký Hiệp định hợp tác giáo dục-đào tạo. Hiện tại có trên 40 ngàn công dân Việt Nam sinh sống tại Czech.