Nippon Oil & Energy hâm nóng vốn Nhật vào Việt Nam
Trong bối cảnh khó khăn, các dự án đầu tư vào sản xuất của Nhật Bản vẫn liên tục tìm đến Việt Nam
Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án của Công ty TNHH JX Nippon Oil & Energy đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An.
Đây là dự án đầu tư với mức vốn đầu tư đăng ký 40,3 triệu USD, vốn điều lệ 10,1 triệu USD với mục tiêu sản xuất và pha chế dầu bôi trơn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm cho các sản phẩm mang nhãn hiệu JX và ENEOS.
Quy mô sản xuất sau khi đi vào hoạt động ổn định từ năm 2020 trở đi là 36.000 tấn/năm và nhà máy sẽ được xây dựng trên diện tích gần 4 ha. Theo kế hoạch, từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2014, công ty sẽ hoàn thành xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị và sản xuất thử và sau đó sẽ chính thức đi vào sản xuất.
Dự án của Nippon Oil & Energy đã tiếp tục hâm nóng dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trước đó, trong tháng 9/2012, công ty Tokyo Keiki đã được UBND thành phố Đà Nẵng cấp phép thành lập cơ sở sản xuất tại Đà Nẵng và lấy tên là Tokyo Keiki Precision-Technology Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD.
Trong giai đoạn đầu, công ty sẽ thuê nhà xưởng tại Đà Nẵng và nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào tháng 4/2013. Từ năm 2014, công ty sẽ chuyển đến khu công nghệ cao Đà Nẵng sau khi xây dựng xong nhà máy riêng tại đây. Trên tổng diện tích 30.000 m2, Tokyo Keiki sẽ xây dựng 3 nhà xưởng với diện tích 5.000 m2/nhà xưởng.
Bước đầu, nhà máy sẽ cung cấp sản phẩm van điều khiển điện từ (van điện từ) chính xác cao. Khi nhà máy đi vào hoạt động, sản phẩm van điện từ cỡ nhỏ sẽ là 50.000 sản phẩm/tháng và sản phẩm van điện từ cỡ trung sẽ là 5.000 sản phẩm/tháng. Linh kiện chủ yếu được nhập từ Nhật Bản sản phẩm sau đó sẽ được sản xuất sẽ được xuất sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Đầu tháng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo sát và trao đổi các giải pháp giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam.
Thứ trưởng bộ này, ông Đào Quang Thu cho biết bộ đã tiến hành khảo sát 500 doanh nghiệp của Nhật Bản về thực tiễn hoạt động và các vướng mắc, khó khăn các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể trong việc thực thi các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, áp dụng các chính sách thuế, kế toán, các chính sách về lao động, tiền lương, xây dựng, đất đai…
Kết quả khảo sát sẽ là căn cứ quan trọng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, cải thiện hệ thống chính sách, pháp luật cũng như phối hợp với các cơ quan liên quan cùng giải quyết và tháo gỡ những khó khăn và hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam.
Theo báo cáo, các dự án đầu tư của Nhật Bản hiện phân bổ trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó tập trung số lượng dự án và tổng vốn đầu tư lớn vào Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương. Trong số các nhà đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản đang là đối tác dẫn đầu cả về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.
Tính đến ngày 20/9/2012, Nhật Bản có 1.758 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 28,6 tỷ USD, đứng thứ nhất trên 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Riêng 9 tháng đầu năm 2012, tổng số dự án đầu tư đăng ký của Nhật Bản tại Việt Nam là 203 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới là 3,7 tỷ USD. Bên cạnh đó có 82 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm gần 955 triệu USD. Tính cả vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các dự án đầu tư Nhật Bản là 4,67 tỷ USD.
Đây là dự án đầu tư với mức vốn đầu tư đăng ký 40,3 triệu USD, vốn điều lệ 10,1 triệu USD với mục tiêu sản xuất và pha chế dầu bôi trơn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm cho các sản phẩm mang nhãn hiệu JX và ENEOS.
Quy mô sản xuất sau khi đi vào hoạt động ổn định từ năm 2020 trở đi là 36.000 tấn/năm và nhà máy sẽ được xây dựng trên diện tích gần 4 ha. Theo kế hoạch, từ tháng 3/2013 đến tháng 5/2014, công ty sẽ hoàn thành xây dựng nhà xưởng và lắp đặt thiết bị và sản xuất thử và sau đó sẽ chính thức đi vào sản xuất.
Dự án của Nippon Oil & Energy đã tiếp tục hâm nóng dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trước đó, trong tháng 9/2012, công ty Tokyo Keiki đã được UBND thành phố Đà Nẵng cấp phép thành lập cơ sở sản xuất tại Đà Nẵng và lấy tên là Tokyo Keiki Precision-Technology Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD.
Trong giai đoạn đầu, công ty sẽ thuê nhà xưởng tại Đà Nẵng và nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào tháng 4/2013. Từ năm 2014, công ty sẽ chuyển đến khu công nghệ cao Đà Nẵng sau khi xây dựng xong nhà máy riêng tại đây. Trên tổng diện tích 30.000 m2, Tokyo Keiki sẽ xây dựng 3 nhà xưởng với diện tích 5.000 m2/nhà xưởng.
Bước đầu, nhà máy sẽ cung cấp sản phẩm van điều khiển điện từ (van điện từ) chính xác cao. Khi nhà máy đi vào hoạt động, sản phẩm van điện từ cỡ nhỏ sẽ là 50.000 sản phẩm/tháng và sản phẩm van điện từ cỡ trung sẽ là 5.000 sản phẩm/tháng. Linh kiện chủ yếu được nhập từ Nhật Bản sản phẩm sau đó sẽ được sản xuất sẽ được xuất sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Đầu tháng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo sát và trao đổi các giải pháp giải quyết vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam.
Thứ trưởng bộ này, ông Đào Quang Thu cho biết bộ đã tiến hành khảo sát 500 doanh nghiệp của Nhật Bản về thực tiễn hoạt động và các vướng mắc, khó khăn các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cụ thể trong việc thực thi các quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, áp dụng các chính sách thuế, kế toán, các chính sách về lao động, tiền lương, xây dựng, đất đai…
Kết quả khảo sát sẽ là căn cứ quan trọng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, cải thiện hệ thống chính sách, pháp luật cũng như phối hợp với các cơ quan liên quan cùng giải quyết và tháo gỡ những khó khăn và hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam.
Theo báo cáo, các dự án đầu tư của Nhật Bản hiện phân bổ trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó tập trung số lượng dự án và tổng vốn đầu tư lớn vào Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương. Trong số các nhà đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản đang là đối tác dẫn đầu cả về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.
Tính đến ngày 20/9/2012, Nhật Bản có 1.758 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư đăng ký 28,6 tỷ USD, đứng thứ nhất trên 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Riêng 9 tháng đầu năm 2012, tổng số dự án đầu tư đăng ký của Nhật Bản tại Việt Nam là 203 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới là 3,7 tỷ USD. Bên cạnh đó có 82 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm gần 955 triệu USD. Tính cả vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các dự án đầu tư Nhật Bản là 4,67 tỷ USD.