Quảng cáo trực tuyến: 4 lý do “không ngại” Google, Facebook
Phó tổng giám đốc VCCorp nhìn nhận về bối cảnh thị trường và xu thế quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay
“Đến thời điểm hiện tại, tôi cho rằng, đơn vị quảng cáo trực tuyến trong nước có đủ lực để cạnh tranh được với Google và Facebook chỉ có thể là AdMicro”, ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Nam (VCCorp) nói trong cuộc trao đổi với VnEconomy về bối cảnh thị trường và xu thế quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay.
VCCorp cũng là đơn vị sở hữu công ty quảng cáo trực tuyến AdMicro, được cho là có thị phần quảng cáo online lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.
Do chúng tôi làm chủ công nghệ nên rất chủ động, cần sáng tạo, phát triển như thế nào, khách hàng cần gì đều có thể nhanh chóng làm được, đáp ứng được.
VCCorp cũng là đơn vị sở hữu công ty quảng cáo trực tuyến AdMicro, được cho là có thị phần quảng cáo online lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.
Trong quý 2/2013, doanh thu quảng cáo trên di dộng của Facebook tăng rất mạnh, chiếm 41% tổng doanh thu quảng cáo, khiến lợi nhuận và doanh thu của mạng xã hội này vượt mọi dự đoán của các nhà phân tích. Ông nghĩ sao thế nào về thị trường quảng cáo trên mobile ở Việt Nam hiện nay?
Thị trường quảng cáo online một hai năm lại đây không phải là màu mỡ! Thậm chí đến bây giờ cũng chưa phải là thị trường màu mỡ, mà tạm ổn thôi. Tuy nhiên, tôi có thể khẳng định, phân khúc quảng cáo trên mobile tại Việt Nam có rất nhiều tiềm năng.
Điều đó được đo đạc bằng số liệu cụ thể, khi lượng truy cập (traffic) trên mobile hiện đang tăng trưởng khá nhanh. Các website lớn mà chúng tôi đang kinh doanh có số lượt truy cập (visit) trên mobile đạt 30-35% so với web, còn lượt xem (page view) đạt gần 50%.
Đó là mức tăng trưởng tương đối nhanh và tỷ lệ này đến cuối năm nay sẽ còn cao hơn nữa. Đến nửa cuối năm 2014 tỷ lệ giữa mobile và web có thể là 1-1, và sau đó mobile sẽ vượt lên.
Đó là mức tăng trưởng tương đối nhanh và tỷ lệ này đến cuối năm nay sẽ còn cao hơn nữa. Đến nửa cuối năm 2014 tỷ lệ giữa mobile và web có thể là 1-1, và sau đó mobile sẽ vượt lên.
Lý do chính là điện thoại smartphone hiện rất đa dạng, các dòng máy rẻ ngày càng nhiều; 3G, wifi phủ sóng khắp nơi. Người ta đã và đang đọc báo và thao tác các công việc, giải trí trên di động nhiều hơn. Trên thực tế, nhiều người đã chuyển thói quen từ đọc trên web sang đọc trên mobile.
Có một thực tế là hàng triệu người Việt đang dùng Facebook và nhu cầu sử dụng Facebook trên điện thoại thông minh (smartphone) ngày càng cao. Trong khi đó, doanh thu của Facebook trên mobile đang tăng trưởng mạnh. Từ xu hướng trên, ông đánh giá như thế nào về khả năng Facebook sẽ “tấn công” và chiếm lĩnh thị trường quảng cáo trên mobile tại Việt Nam?
Doanh thu của Facebook ở Mỹ đến rất nhiều từ quảng cáo apps (ứng dụng). Vì các apps ecosystems (hệ sinh thái các ứng dụng) phát triển rất mạnh, rất nhiều công ty đổ tiền vào phát triển, thậm chí lỗ cũng quảng cáo để nhanh chóng chiếm vị thế.
Các công ty sản xuất apps có lãi và chiếm lĩnh thị trường lại dùng toàn bộ số lãi đó đập vào quảng cáo apps để mở rộng quy mô. Đây là một trong những lý do chính khiến quảng cáo trên Facebook tăng mạnh như vậy trong thời gian vừa qua.
Nhà
quảng cáo rất ngại quảng cáo trên những website có tai tiếng, có tranh
cãi, còn quảng cáo trên những website đàng hoàng thì dễ chấp nhận hơn. Ông Nguyễn Thế Tân
Các công ty sản xuất apps có lãi và chiếm lĩnh thị trường lại dùng toàn bộ số lãi đó đập vào quảng cáo apps để mở rộng quy mô. Đây là một trong những lý do chính khiến quảng cáo trên Facebook tăng mạnh như vậy trong thời gian vừa qua.
Tại Việt Nam, không có nhiều nhà sản xuất các ứng dụng, hoặc nếu có cũng không được đầu tư tài chính, vì thế doanh thu quảng cáo chạy vào Facebook hoặc các hệ thống quảng cáo mobile khác chưa thể lên cao được.
Quảng cáo của các thương hiệu lớn thường đòi hỏi môi trường nghiêm túc, chắc chắn và lành mạnh. Trong khi đó, Facebook cũng như các môi trường mạng xã hội khác ở Việt Nam thì còn hơi bị lạm dụng quảng cáo không phù hợp với thuần phong mỹ tục, các trang gây phản cảm… và không thể kiểm soát nội dung được, bởi có rất nhiều nguồn tin. Nhà quảng cáo rất ngại quảng cáo trên những website có tai tiếng, có tranh cãi, còn quảng cáo trên những website đàng hoàng thì dễ chấp nhận hơn.
Một rào cản chung khác cho quảng cáo mobile là việc các doanh nghiệp có website trên mobile còn quá ít, vì vậy nhu cầu của họ vẫn tập trung vào quảng cáo web trên PC, thay vì đổ tiền sang mobile.
Do các rào cản lớn trên, tại Việt Nam, quảng cáo mobile trên Facebook hay các mạng quảng cáo khác vẫn ở trạng thái sơ khai, chưa phát triển, chưa có người chiếm lĩnh.
Như vậy, lo ngại Facebook có thể “tấn công” và chiếm lĩnh thị trường quảng cáo trên mobile tại Việt Nam là chưa đủ cơ sở?
Chắc chắn ở Việt Nam, Facebook vẫn là một thế lực mạnh. Tuy nhiên, căn cứ những gì tôi phân tích ở trên thì chưa có dấu hiệu về việc Facebook tràn sang và chiếm lĩnh thị phần quảng cáo mobile ở Việt Nam.
Tất nhiên, với địa vị, tên tuổi và sản phẩm quảng cáo tốt như vậy của Facebook, nếu mình không làm gì, cứ ngồi yên và không có sáng tạo gì, trong khi họ cứ tiến tới, thì cuối cùng Facebook cũng sẽ chiếm hết hoặc chiếm phần lớn thị trường này.
Nhưng, nếu mình sáng tạo nhanh, hay hơn, giá cả phù hợp thì mình cũng cạnh tranh được. Vì nói cho cùng mình cũng có số lượt xem (page view) và lượng độc giả lớn, có các trang uy tín và các đặc thù của độc giả mà Facebook không có được, nên mình cũng có đầy đủ cơ sở để chiếm được một thị phần lớn.
Vậy với “cuộc chiến” quảng cáo trực tuyến giữa các doanh nghiệp nội với các tên tuổi lớn như Google, Facebook…, ông thử hình dung, trong tương lai gần sẽ như thế nào?
Người mua quảng cáo đến vì hai lý do, một là tên tuổi lớn, hai là sản phẩm lõi có giá trị đặc thù, doanh thu quảng cáo phụ thuộc vào giá trị sản phẩm lõi anh mang lại cho độc giả.
Google là tên tuổi lớn với sản phẩm mạnh là tìm kiếm. Đây là sản phẩm lõi mà không doanh nghiệp nào có được, vì thế, sớm muộn họ cũng chiếm một góc thị phần tương xứng với giá trị của sản phẩm này. Còn Facebook cũng là một tên tuổi lớn với sản phẩm mạng xã hội. Mọi người đều biết và có nhiều người dùng thì quảng cáo cũng sẽ tương xứng với giá trị sản phẩm của họ.
Đến thời điểm hiện tại, tôi cho rằng, đơn vị quảng cáo trực tuyến trong nước có đủ lực để cạnh tranh được với Google và Facebook chỉ có thể là AdMicro.
Vì, muốn cạnh tranh với ông lớn kể trên, thứ nhất, doanh nghiệp trong nước phải có tên tuổi, có thể không lớn bằng họ, nhưng phải có rất nhiều kết nối với những tên tuổi lớn khác gộp lại, tạo thành sức mạnh của bó đũa thì cũng tương xứng với họ.
AdMicro hợp tác với gần 200 báo, website tên tuổi lớn đứng đầu trong các ngành và các lĩnh vực, vì thế các website này có những giá trị riêng, có những khách hàng riêng mà họ sẽ không lựa chọn Google hay Facebook để quảng cáo. Ví dụ, Google, Facebook không thể có các tờ báo chuyên ngành, uy tín, các site thương mại điện tử chuyên sâu hay các cộng đồng ngách.
AdMicro hợp tác với gần 200 báo, website tên tuổi lớn đứng đầu trong các ngành và các lĩnh vực, vì thế các website này có những giá trị riêng, có những khách hàng riêng mà họ sẽ không lựa chọn Google hay Facebook để quảng cáo. Ví dụ, Google, Facebook không thể có các tờ báo chuyên ngành, uy tín, các site thương mại điện tử chuyên sâu hay các cộng đồng ngách.
Thứ hai là về độ phủ. Để quảng cáo hiệu quả thì nhất thiết cần phải có độ phủ lớn. Độ phủ càng rộng thì khách hàng mới mua vì mức độ lan truyền thông tin quảng cáo mới lớn. Ở Việt Nam cũng chỉ có AdMicro lập thành mạng lưới quảng cáo kết hợp nhiều bên, các tờ báo, website, trang thương mại điện tử… với toàn bộ mạng lưới của Admicro lên tới 18 triệu người dùng trên mobile.
Thứ ba là công nghệ. Công nghệ quảng cáo của AdMicro do VCCorp tự phát triển nhiều năm nay. Về mặt công nghệ quảng cáo, cái gì Google hoặc Facebook làm được thì AdMicro cũng làm được. Ví dụ như công nghệ chọn lọc độc giả theo vùng miền, lứa tuổi, hay công nghệ kiểm soát tần suất hiển thị, hoặc tối ưu hóa quảng cáo theo hiệu quả bán hàng,…
Do công nghệ quảng cáo của AdMicro không còn khoảng cách với Google, Facebook nên lợi thế cạnh tranh không nằm ở công nghệ nữa, mấu chốt là ở sự khác biệt về sản phẩm và làm sao tạo ra giải pháp quảng cáo thông minh nhất. Ông Nguyễn Thế Tân
Do chúng tôi làm chủ công nghệ nên rất chủ động, cần sáng tạo, phát triển như thế nào, khách hàng cần gì đều có thể nhanh chóng làm được, đáp ứng được.
Thứ tư là về sản phẩm. Google có được sản phẩm quảng cáo chọn lọc độc giả theo nhu cầu, thể hiện qua từ khóa tìm kiếm. Facebook cho phép khai thác quảng cáo theo tính năng xã hội, lan truyền, tích lũy fanpage. AdMicro không có các lợi thế trên, nhưng lại có khả năng giúp nhà quảng cáo truyền tải thông điệp trên các phương tiện truyền thông uy tín, khả năng chọn lọc độc giả theo mối quan tâm, thể hiện theo hành vi đọc tin, theo quá trình mua sắm, hay chơi game, xem phim trên mạng, hoặc phân loại độc giả theo cấp thu nhập…
Tóm lại, chúng tôi có thể chưa bằng hai đơn vị kia về tên tuổi, nhưng bù lại, AdMicro có những vị thế khác nổi trội về sản phẩm, về độ phủ, về công nghệ. Ngoài ra, còn có các lợi thế riêng như tính linh hoạt, tùy biến nhanh, không bị khô cứng, có khách hàng, có sự quen thuộc của người Việt, đó là những thế mạnh mà Facebook hoặc nhiều hãng quảng cáo nước ngoài khác không thể có được như AdMicro tại Việt Nam.
Nhưng nhiều người vẫn xem các tập đoàn nước ngoài có ưu thế hơn về công nghệ, dẫn đến khả năng cạnh tranh tố hơn, thưa ông...
Do công nghệ quảng cáo của AdMicro không còn khoảng cách với Google, Facebook nên lợi thế cạnh tranh không nằm ở công nghệ nữa, mấu chốt là ở sự khác biệt sản phẩm và làm sao tạo ra giải pháp quảng cáo thông minh nhất. Ví dụ, Google tận dụng thế mạnh tìm kiếm. Họ biết độc giả muốn gì. Facebook thì có thế mạnh về mặt lan truyền.
Còn thế mạnh của chúng tôi chính là khả năng marketing chuyên sâu, đánh trúng nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
Cụ thể, hệ thống website của chúng tôi gồm nhiều site uy tín trên nhiều lĩnh vực, như tin tức tổng hợp, tin tức chuyên ngành kinh tế - tài chính - công nghệ, các nhóm website doanh nhân, gia đình - phụ nữ, giới trẻ, đàn ông, phim, nhạc, thương mại điện tử…, cũng như có độ phủ rộng nhất tại Việt Nam, “ôm trọn” nhiều nhóm độc giả với lứa tuổi, sở thích, mức thu nhập… khác nhau.
Thêm vào đó là khả năng nhận diện độc giả, hiểu được nhân khẩu học, hành vi và mối quan tâm của họ. Hôm nay họ đọc một chuyên mục ở website này và hôm sau vào các website khác trên hệ thống, AdMicro vẫn có thể nhận biết được họ, từ đó, đưa ra các quảng cáo đúng người, đúng lúc. Google và Facebook thì không có được lợi thế “hiểu độc giả sâu” như thế này được.