Sắp có công cụ chặn chuyển giá
APA sẽ là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác chống chuyển giá ở Việt Nam
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) được kỳ vọng là một trong những công cụ ngăn chặn thủ đoạn khai gian giá tính thuế để tránh thuế. Văn bản thực hiện phương pháp này đang được gấp rút xây dựng với quyết tâm chống chuyển giá gây thất thu ngân sách nhà nước.
Một số cán bộ ngành thuế cho biết, khó khăn lớn nhất trong chống chuyển giá là xác định được giá thị trường, giá giao dịch độc lập. Do đó, APA sẽ là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác chống chuyển giá ở Việt Nam.
Bộ Tài chính cho biết, hiện nay Chính phủ đang thực hiện thí điểm APA đối với Samsung và một số doanh nghiệp FDI khác. Samsung thực hiện kê khai số liệu chi phí, giá thành, giá bán tạo nên lợi nhuận tại Việt Nam được 3 năm. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này mới ở giai đoạn thí điểm, chưa có thỏa thuận ký kết nên chưa ảnh hưởng đến kết quả nộp thuế.
Giao dịch độc lập theo giá thị trường
Việc bổ sung cơ chế APA tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hành thu, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội.
Cách thức áp dụng này đã được đề cập tại Nghị định 83/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một só điều của Luật Quản lý thuế. Để thúc đẩy việc áp dụng phương pháp này, Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc áp dụng APA trong quản lý thuế.
APA được áp dụng trên nguyên tắc cơ quan thuế và người nộp thuế (là đối tượng áp dụng của APA) hoặc cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế là đối tác ký kết Hiệp định thuế và người nộp thuế cùng hợp tác trao đổi, đàm phán về việc áp dụng các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết trên cơ sở áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập theo giá thị trường khách quan.
APA có hai hình thức là APA đơn phương và APA song phương hoặc APA đa phương. Theo đó, APA đơn phương được đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA. APA song phương, đa phương được đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và một hoặc nhiều cơ quan thuế đối tác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA trên cơ sở Hiệp định thuế.
Người nộp thuế tự xác định và đề nghị hình thức APA là đơn phương, song phương hay đa phương tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức.
Thông qua quá trình tham vấn, người nộp thuế phải cung cấp, giải trình đầy đủ các thông tin, dữ liệu và các bằng chứng hỗ trợ để Tổng cục Thuế có cơ sở đưa ra các phản hồi, đánh giá, nhận xét về phương pháp xác định giá thị trường được đề xuất; quyết định về việc chấp thuận hoặc từ chối việc người nộp hồ sơ đề nghị APA chính thức...
Kết quả của từng đợt tham vấn sẽ được ghi tại biên bản tham vấn. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn, trên cơ sở kết luận tại Biên bản tham vấn APA và điều kiện thực tế của ngành thuế, Tổng cục Thuế có văn bản trả lời người nộp thuế về việc chấp thuận hoặc (lý do) không chấp thuận cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức của người nộp thuế, Tổng cục Thuế và người nộp thuế sẽ tổ chức họp để trao đổi, thống nhất kế hoạch, trình tự thực hiện các bước tiếp theo để giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA.
Vi phạm sau 10 năm vẫn bị truy thu thuế
APA đã ký kết sẽ có hiệu lực thi hành bắt buộc với cơ quan thuế và người nộp thuế khi các quy định và ràng buộc nêu tại APA được người nộp thuế chấp hành đầy đủ.
APA có hiệu lực trong thời gian tối đa 5 năm. Thời điểm bắt đầu hiệu lực không trước ngày người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA. Việc sửa đổi APA được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế.
APA được sửa đổi trong trường hợp có các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu có thay đổi do nguyên nhân khách quan, thay đổi của pháp luật có tác động tới APA hoặc nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác đề nghị sửa đổi và được Tổng cục Thuế chấp thuận.
Để tránh tình trạng cán bộ thuế và doanh nghiệp thỏa thuận giá trước để trục lợi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế quy định đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là 5 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước.
Theo đó, sau khi thanh tra, cơ quan thuế phát hiện ra giá thoả thuận không theo giá thị trường sẽ tiến hành truy thu thuế 10 năm trở về trước (tính từ thời điểm tiến hành thanh tra) và tiến hành xử lý cán bộ thuế cố tình vi phạm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Một số cán bộ ngành thuế cho biết, khó khăn lớn nhất trong chống chuyển giá là xác định được giá thị trường, giá giao dịch độc lập. Do đó, APA sẽ là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác chống chuyển giá ở Việt Nam.
Bộ Tài chính cho biết, hiện nay Chính phủ đang thực hiện thí điểm APA đối với Samsung và một số doanh nghiệp FDI khác. Samsung thực hiện kê khai số liệu chi phí, giá thành, giá bán tạo nên lợi nhuận tại Việt Nam được 3 năm. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này mới ở giai đoạn thí điểm, chưa có thỏa thuận ký kết nên chưa ảnh hưởng đến kết quả nộp thuế.
Giao dịch độc lập theo giá thị trường
Việc bổ sung cơ chế APA tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hành thu, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với xã hội.
Cách thức áp dụng này đã được đề cập tại Nghị định 83/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một só điều của Luật Quản lý thuế. Để thúc đẩy việc áp dụng phương pháp này, Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Thông tư hướng dẫn việc áp dụng APA trong quản lý thuế.
APA được áp dụng trên nguyên tắc cơ quan thuế và người nộp thuế (là đối tượng áp dụng của APA) hoặc cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế là đối tác ký kết Hiệp định thuế và người nộp thuế cùng hợp tác trao đổi, đàm phán về việc áp dụng các quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các giao dịch liên kết trên cơ sở áp dụng nguyên tắc giao dịch độc lập theo giá thị trường khách quan.
APA có hai hình thức là APA đơn phương và APA song phương hoặc APA đa phương. Theo đó, APA đơn phương được đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA. APA song phương, đa phương được đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và một hoặc nhiều cơ quan thuế đối tác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA trên cơ sở Hiệp định thuế.
Người nộp thuế tự xác định và đề nghị hình thức APA là đơn phương, song phương hay đa phương tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức.
Thông qua quá trình tham vấn, người nộp thuế phải cung cấp, giải trình đầy đủ các thông tin, dữ liệu và các bằng chứng hỗ trợ để Tổng cục Thuế có cơ sở đưa ra các phản hồi, đánh giá, nhận xét về phương pháp xác định giá thị trường được đề xuất; quyết định về việc chấp thuận hoặc từ chối việc người nộp hồ sơ đề nghị APA chính thức...
Kết quả của từng đợt tham vấn sẽ được ghi tại biên bản tham vấn. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn, trên cơ sở kết luận tại Biên bản tham vấn APA và điều kiện thực tế của ngành thuế, Tổng cục Thuế có văn bản trả lời người nộp thuế về việc chấp thuận hoặc (lý do) không chấp thuận cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức của người nộp thuế, Tổng cục Thuế và người nộp thuế sẽ tổ chức họp để trao đổi, thống nhất kế hoạch, trình tự thực hiện các bước tiếp theo để giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA.
Vi phạm sau 10 năm vẫn bị truy thu thuế
APA đã ký kết sẽ có hiệu lực thi hành bắt buộc với cơ quan thuế và người nộp thuế khi các quy định và ràng buộc nêu tại APA được người nộp thuế chấp hành đầy đủ.
APA có hiệu lực trong thời gian tối đa 5 năm. Thời điểm bắt đầu hiệu lực không trước ngày người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA. Việc sửa đổi APA được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế hoặc cơ quan thuế.
APA được sửa đổi trong trường hợp có các giả định quan trọng có ảnh hưởng trọng yếu có thay đổi do nguyên nhân khách quan, thay đổi của pháp luật có tác động tới APA hoặc nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác đề nghị sửa đổi và được Tổng cục Thuế chấp thuận.
Để tránh tình trạng cán bộ thuế và doanh nghiệp thỏa thuận giá trước để trục lợi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế quy định đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là 5 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước.
Theo đó, sau khi thanh tra, cơ quan thuế phát hiện ra giá thoả thuận không theo giá thị trường sẽ tiến hành truy thu thuế 10 năm trở về trước (tính từ thời điểm tiến hành thanh tra) và tiến hành xử lý cán bộ thuế cố tình vi phạm.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)