Sắp có thêm nhiều ưu đãi về thuế?
Thêm nhiều chính sách ưu đãi về thuế đang được Bộ Tài chính gấp rút hoàn chỉnh để trình Chính phủ trong thời gian tới
Thêm nhiều chính sách ưu đãi về thuế đang được Bộ Tài chính gấp rút hoàn chỉnh để trình Chính phủ trong thời gian tới.
Thông tin này được ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 3/6.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Hiếu cho biết, bên cạnh các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã ban hành trong thời gian qua, hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu để trình Chính phủ và Quốc hội thực hiện bổ sung một số chính sách ưu đãi về thuế cho cả người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, sẽ áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho sinh viên và các cơ sở đào tạo, và nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để kiến nghị tiếp tục miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, xoá và giãn tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính còn nợ thuế trước thời điểm thi hành Luật Quản lý thuế (1/7/2007) và những đối tượng gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong hai năm 2008 và 2009.
Liên quan đến vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đầu quý 1 năm nay, khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn sụt giảm sâu, Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng đề án tái cấu trúc nền kinh tế để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, trong phiên họp tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã nhận định, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn đang ở giai đoạn phức tạp với nhiều biến động và những ẩn số chưa rõ. Do đó, Thủ tướng đã chỉ đạo cần phải xem xét, rà soát lại để đánh giá chính xác thực trạng của của nền kinh tế, tránh những rủi ro...
Trả lời những vấn đề đang được dư luận quan tâm như: thất bại của việc phát hành trái phiếu Chính phủ, giá sữa tăng cao bất hợp lý, khá nhiều lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam..., Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết, trên thực tế thì không phải tất cả các cuộc phát hành trái phiếu Chính phủ đều thất bại như một số báo đã đưa.
Trong điều kiện nền kinh tế suy giảm, áp lực về kích cầu và bội chi ngân sách tăng cao buộc Chính phủ phải tăng số lượng trái phiếu phát hành. Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Hiếu, kế hoạch cho việc phát hành đã được xây dựng, tính toán từ đầu năm và Bộ Tài chính sẽ có phương án để đảm bảo hiệu quả của trái phiếu được phát hành.
Tuy nhiên, Chính phủ sẽ theo dõi, bám sát những diễn biến của nền kinh tế để đảm bảo bằng được mục tiêu đã đề ra, nhưng cũng phải làm sao để tránh sức ép lên vấn đề lãi suất ngân hàng và thị trường tiền tệ.
Liên quan đến vấn đề giá sữa quá cao, đại diện Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều khẳng định, các cơ quan này đã cho tiến hành kiểm tra và sẽ xử lý theo những quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, qua các đợt kiểm tra, không có dấu hiệu liên kết giữa các doanh nghiệp để tự ý tăng giá, đồng thời cũng không có doanh nghiệp nào có thị phần đủ để chi phối thị trường bằng việc tăng giá.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, sữa đang dần được xem là một thực phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng, đo đó, Bộ này đang tính toán để đề xuất một số cơ chế nhằm quản lý chặt chẽ hơn đối với mặt hàng sữa, đồng thời sẽ đưa sữa vào diện những mặt hàng cần phải quản lý, kiểm soát để bình ổn giá.
Thông tin này được ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 3/6.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Hiếu cho biết, bên cạnh các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã ban hành trong thời gian qua, hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu để trình Chính phủ và Quốc hội thực hiện bổ sung một số chính sách ưu đãi về thuế cho cả người dân và doanh nghiệp.
Cụ thể, sẽ áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho sinh viên và các cơ sở đào tạo, và nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để kiến nghị tiếp tục miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, xoá và giãn tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính còn nợ thuế trước thời điểm thi hành Luật Quản lý thuế (1/7/2007) và những đối tượng gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong hai năm 2008 và 2009.
Liên quan đến vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế sau thời kỳ khủng hoảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đầu quý 1 năm nay, khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn sụt giảm sâu, Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng đề án tái cấu trúc nền kinh tế để trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên, trong phiên họp tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã nhận định, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn đang ở giai đoạn phức tạp với nhiều biến động và những ẩn số chưa rõ. Do đó, Thủ tướng đã chỉ đạo cần phải xem xét, rà soát lại để đánh giá chính xác thực trạng của của nền kinh tế, tránh những rủi ro...
Trả lời những vấn đề đang được dư luận quan tâm như: thất bại của việc phát hành trái phiếu Chính phủ, giá sữa tăng cao bất hợp lý, khá nhiều lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam..., Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết, trên thực tế thì không phải tất cả các cuộc phát hành trái phiếu Chính phủ đều thất bại như một số báo đã đưa.
Trong điều kiện nền kinh tế suy giảm, áp lực về kích cầu và bội chi ngân sách tăng cao buộc Chính phủ phải tăng số lượng trái phiếu phát hành. Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Hiếu, kế hoạch cho việc phát hành đã được xây dựng, tính toán từ đầu năm và Bộ Tài chính sẽ có phương án để đảm bảo hiệu quả của trái phiếu được phát hành.
Tuy nhiên, Chính phủ sẽ theo dõi, bám sát những diễn biến của nền kinh tế để đảm bảo bằng được mục tiêu đã đề ra, nhưng cũng phải làm sao để tránh sức ép lên vấn đề lãi suất ngân hàng và thị trường tiền tệ.
Liên quan đến vấn đề giá sữa quá cao, đại diện Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều khẳng định, các cơ quan này đã cho tiến hành kiểm tra và sẽ xử lý theo những quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, qua các đợt kiểm tra, không có dấu hiệu liên kết giữa các doanh nghiệp để tự ý tăng giá, đồng thời cũng không có doanh nghiệp nào có thị phần đủ để chi phối thị trường bằng việc tăng giá.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, sữa đang dần được xem là một thực phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng, đo đó, Bộ này đang tính toán để đề xuất một số cơ chế nhằm quản lý chặt chẽ hơn đối với mặt hàng sữa, đồng thời sẽ đưa sữa vào diện những mặt hàng cần phải quản lý, kiểm soát để bình ổn giá.