Sẽ chuẩn hóa tiêu chí giải thưởng
Dự thảo quy chế khen thưởng tôn vinh doanh nghiệp đã được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét
Dự thảo quy chế khen thưởng tôn vinh doanh nghiệp đã được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Theo đó, việc các tổ chức, cơ quan đứng ra tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân được xác định tiêu chí rõ ràng, công khai. Các doanh nghiệp tham gia giải thưởng bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp.
Xung quanh chủ đề này, báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Việc trao giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp hiện nay đã trở nên tràn lan khi có tới cả trăm giải thưởng, khiến cho những giải thưởng thực sự uy tín và thiết thực đối với phong trào thi đua đang đứng trước nguy cơ bị “mang tiếng”. Ông có thể chia sẻ về điều này thế nào?
Tôi nghĩ các giải thưởng có thể nhiều cũng không sao vì thực tế các đơn vị được khen thưởng họ cũng muốn có giải thưởng để nâng cao uy tín. Nhưng quan trọng nhất là đơn vị duyệt và cấp giải thưởng phải làm chặt chẽ, công tâm, khách quan, đúng địa chỉ, đúng đối tượng thì mới có tác dụng động viên thi đua, và điều đó mới đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Còn hiện tượng có một số giải thưởng mà dư luận phản ánh là cứ đóng tiền là có giải thưởng, như vậy là “lừa”, tôi nghĩ nhận xét như thế là hơi nặng. Trong quy định tới đây nghiên cứu về những quy định như việc đóng góp hay tài trợ tiền thế nào cho các giải thưởng cũng sẽ được đặt ra.
Nhưng điều quan trọng nhất, vẫn phải là sự công tâm và khách quan của đơn vị tổ chức. Cơ quan thực hiện công tác khen thưởng phải có một bộ máy “thực sự” chuyên nghiệp trong việc tiến hành bình chọn trao giải thưởng.
Như vậy là chúng ta đang phải đối mặt với một mâu thuẫn là vừa phải phát động phong trào thi đua tốt, vừa phải làm sao tránh được tình trạng thêm nhiều giải thưởng tràn lan kém chất lượng?
Đúng là hiện nay, công tác thi đua khen thưởng mới có tác dụng đối với cơ quan nhà nước là chính, mà chưa quan tâm đến thi đua, khen thưởng các đối tượng khác trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và nhân dân. Do vậy cần đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức tham gia thi đua đều được xem xét tặng thưởng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Ngoài ra, trước đây việc tặng giải thưởng còn có xu hướng đề nghị khen thưởng tập trung vào cấp trên do luật chưa quy định các hình thức khen thưởng phù hợp ở các cấp cơ sở, vì vậy dự án luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Thi đua, khen thưởng đã quy định các hình thức khen thưởng phù hợp hơn ở các cấp, các ngành và đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.
Để hạn chế những giải thưởng kém chất lượng thì luật cũng làm rõ thẩm quyền khen thưởng và đề nghị khen thưởng của một số tổ chức, lĩnh vực kinh tế đặc thù; điều chỉnh về tiêu chuẩn ở một số danh hiệu thi đua và một số hình thức khen thưởng để bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng.
Sự thật từ việc công nhận, bố trí phong danh hiệu có những trường hợp chưa thực sự có tác động tích cực. Trong văn bản soạn thảo tới phải động viên tốt, làm thế nào để quản lý tốt. Để siết lại đảm bảo cho chất lượng giải thưởng hơn nữa thì tới đây, sẽ đưa thêm vào quy chế theo hướng các cấp các ngành công nhận thi đua phải có cơ quan quản lý về Nhà nước cho phép.
Nhưng việc xây dựng thêm nội dung này phải trong lộ trình và không thể nhanh được, ít nhất phải nửa năm mới có thể có quy chế này. Chúng tôi đã có ý kiến với các cấp tập trung xây dựng quy chế này khẩn trương trên tinh thần cao nhất
Vậy quy chế được xây dựng tới đây có quy định rõ những điều được làm và không được làm đối với trao giải thưởng và cũng có quy định những hình thức, chế tài răn đe, thưa ông?
Hiện nay quản lý về nhà nước đối với việc trao các giải thưởng có ban thi đua, nhưng đối với việc trao giải thưởng của các hội, các đơn vị tổ chức khác chưa được quy định rõ. Xây dựng văn bản nhất định sẽ có những quy định không được làm. Cũng có quy định rõ cho các cấp thẩm quyền những cuộc nào đến dự, những cuộc nào nếu không có ý kiến của các cơ quan chức năng thì không đến.
Có những điều quy định răn đe cụ thể, những điều được làm và không được làm. Quy định, xây dựng càng chặt chẽ thì càng có tác dụng tốt cho công tác thi đua.
Ông có nghĩ rằng bên cạnh những quy chế để “siết” lại chất lượng giải thưởng thì sự có mặt của những khách mời đến trao giải thưởng cũng là một trong những bằng chứng sinh động cho chất lượng của giải thưởng đó?
Có lẽ đúng là như vậy.
Như bản thân tôi, tôi thường không nhận lời đến dự những lễ trao giải mà tôi chưa biết rõ về đơn vị đó cũng như thành tích của những đơn vị đó. Có những đồng chí lãnh đạo rất bận nhưng nhiệt tình với phong trào nên cố gắng đi, tôi nghĩ là họ luôn thận trọng mỗi khi chọn đi dự các lễ trao giải thưởng.
Theo đó, việc các tổ chức, cơ quan đứng ra tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân được xác định tiêu chí rõ ràng, công khai. Các doanh nghiệp tham gia giải thưởng bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp.
Xung quanh chủ đề này, báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Tuấn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Việc trao giải thưởng tôn vinh các doanh nghiệp hiện nay đã trở nên tràn lan khi có tới cả trăm giải thưởng, khiến cho những giải thưởng thực sự uy tín và thiết thực đối với phong trào thi đua đang đứng trước nguy cơ bị “mang tiếng”. Ông có thể chia sẻ về điều này thế nào?
Tôi nghĩ các giải thưởng có thể nhiều cũng không sao vì thực tế các đơn vị được khen thưởng họ cũng muốn có giải thưởng để nâng cao uy tín. Nhưng quan trọng nhất là đơn vị duyệt và cấp giải thưởng phải làm chặt chẽ, công tâm, khách quan, đúng địa chỉ, đúng đối tượng thì mới có tác dụng động viên thi đua, và điều đó mới đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Còn hiện tượng có một số giải thưởng mà dư luận phản ánh là cứ đóng tiền là có giải thưởng, như vậy là “lừa”, tôi nghĩ nhận xét như thế là hơi nặng. Trong quy định tới đây nghiên cứu về những quy định như việc đóng góp hay tài trợ tiền thế nào cho các giải thưởng cũng sẽ được đặt ra.
Nhưng điều quan trọng nhất, vẫn phải là sự công tâm và khách quan của đơn vị tổ chức. Cơ quan thực hiện công tác khen thưởng phải có một bộ máy “thực sự” chuyên nghiệp trong việc tiến hành bình chọn trao giải thưởng.
Như vậy là chúng ta đang phải đối mặt với một mâu thuẫn là vừa phải phát động phong trào thi đua tốt, vừa phải làm sao tránh được tình trạng thêm nhiều giải thưởng tràn lan kém chất lượng?
Đúng là hiện nay, công tác thi đua khen thưởng mới có tác dụng đối với cơ quan nhà nước là chính, mà chưa quan tâm đến thi đua, khen thưởng các đối tượng khác trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và nhân dân. Do vậy cần đảm bảo mọi cá nhân, tổ chức tham gia thi đua đều được xem xét tặng thưởng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Ngoài ra, trước đây việc tặng giải thưởng còn có xu hướng đề nghị khen thưởng tập trung vào cấp trên do luật chưa quy định các hình thức khen thưởng phù hợp ở các cấp cơ sở, vì vậy dự án luật sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Thi đua, khen thưởng đã quy định các hình thức khen thưởng phù hợp hơn ở các cấp, các ngành và đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.
Để hạn chế những giải thưởng kém chất lượng thì luật cũng làm rõ thẩm quyền khen thưởng và đề nghị khen thưởng của một số tổ chức, lĩnh vực kinh tế đặc thù; điều chỉnh về tiêu chuẩn ở một số danh hiệu thi đua và một số hình thức khen thưởng để bảo đảm được yêu cầu quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng.
Sự thật từ việc công nhận, bố trí phong danh hiệu có những trường hợp chưa thực sự có tác động tích cực. Trong văn bản soạn thảo tới phải động viên tốt, làm thế nào để quản lý tốt. Để siết lại đảm bảo cho chất lượng giải thưởng hơn nữa thì tới đây, sẽ đưa thêm vào quy chế theo hướng các cấp các ngành công nhận thi đua phải có cơ quan quản lý về Nhà nước cho phép.
Nhưng việc xây dựng thêm nội dung này phải trong lộ trình và không thể nhanh được, ít nhất phải nửa năm mới có thể có quy chế này. Chúng tôi đã có ý kiến với các cấp tập trung xây dựng quy chế này khẩn trương trên tinh thần cao nhất
Vậy quy chế được xây dựng tới đây có quy định rõ những điều được làm và không được làm đối với trao giải thưởng và cũng có quy định những hình thức, chế tài răn đe, thưa ông?
Hiện nay quản lý về nhà nước đối với việc trao các giải thưởng có ban thi đua, nhưng đối với việc trao giải thưởng của các hội, các đơn vị tổ chức khác chưa được quy định rõ. Xây dựng văn bản nhất định sẽ có những quy định không được làm. Cũng có quy định rõ cho các cấp thẩm quyền những cuộc nào đến dự, những cuộc nào nếu không có ý kiến của các cơ quan chức năng thì không đến.
Có những điều quy định răn đe cụ thể, những điều được làm và không được làm. Quy định, xây dựng càng chặt chẽ thì càng có tác dụng tốt cho công tác thi đua.
Ông có nghĩ rằng bên cạnh những quy chế để “siết” lại chất lượng giải thưởng thì sự có mặt của những khách mời đến trao giải thưởng cũng là một trong những bằng chứng sinh động cho chất lượng của giải thưởng đó?
Có lẽ đúng là như vậy.
Như bản thân tôi, tôi thường không nhận lời đến dự những lễ trao giải mà tôi chưa biết rõ về đơn vị đó cũng như thành tích của những đơn vị đó. Có những đồng chí lãnh đạo rất bận nhưng nhiệt tình với phong trào nên cố gắng đi, tôi nghĩ là họ luôn thận trọng mỗi khi chọn đi dự các lễ trao giải thưởng.