Sếp lương 200 triệu, công nhân 10 triệu thì “không ai phản đối”
Nếu quy định nguyên tắc lương lãnh đạo cao thì lương công nhân cũng phải cao, xã hội không ai phàn nàn cả
Lương lãnh đạo một đơn vị là 200 triệu, thì lương người công nhân 10 triệu, xã hội sẽ không ai phản đối.
Ví dụ này được đại biểu Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đưa ra khi bàn về quy định lương trong dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, sáng 11/11 tại Quốc hội.
Theo phân tích của đại biểu Tiên thì dư luận chỉ phàn nàn khi chủ doanh nghiệp lương quá cao, lương công nhân quá thấp. Còn “nếu chúng ta quy định nguyên tắc lương lãnh đạo cao thì lương công nhân cũng phải cao, xã hội không ai phàn nàn cả”.
Trong các đơn vị sự nghiệp xã hội, sự nghiệp công người ta quy định lương có một số không gấp 3 lần, có một số thoải mái. Vậy, trong đơn vị sản xuất, kinh doanh có nên phân loại và quy định nguyên tắc chênh lệch lương giữa cán bộ, người lãnh đạo và người công nhân không quá bao nhiêu lần không? Đại biểu Tiên đặt vấn đề.
Nêu mức chênh lệch lương giữa cán bộ và nhân viên trong ngạch công chức là không quá 13 lần, đại biểu Tiên gợi ý có thể nhích lên không quá 15 hoặc 20 lần cho chủ doanh nghiệp và công nhân.
Và theo phân tích của đại biểu này thì khi lương cao như vậy, doanh nghiệp có động lực phát triển có hiệu quả thì nhà nước mới giữ được vốn. “Nếu chúng ta cứ kiểm soát chặt quá, đồng vốn không sinh sôi, nảy nở thì các doanh nghiệp sẽ không hoạt động không có hiệu quả”, đại biểu Tiên lập luận.
Ông đề nghị ban soạn thảo nên đề ra nguyên tắc chênh lệch lương giữa chủ doanh nghiệp và công nhân để phát triển doanh nghiệp, đừng để tình trạng nắm tiền nhưng sợ không dám đầu tư, sợ cái này, cái kia cuối cùng là chỉ bình bình thôi. Thu nhập không có, xã hội không phát triển.
Cũng bàn thảo về quy định tiền lương tại dự thảo luật, đại biểu Đinh Thị Phương Lan nhận xét nội dung này còn khá chung chung khi dự thảo chỉ quy định tiền thưởng hàng năm của người quản lý doanh nghiệp được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Mức thưởng được xác định trên cơ sở của hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; mức hoàn thành nhiệm vụ xếp loại quản lý doanh nghiệp.
Đại biểu Lan đề nghị quy định cụ thể để tránh trường hợp có sự chênh lệch quá lớn thu nhập giữa người quản lý và các đối tượng còn lại trong doanh nghiệp, vì nguồn vốn sử dụng trong doanh nghiệp là vốn nhà nước.
Còn chung cũng là nhận xét của đại biểu Trần Ngọc Vinh về quy định tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư hoạt động trong lĩnh vực công ích thì đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh dựa trên những tiêu chí nào? Ông Vinh đặt câu hỏi.
Theo quan điểm của đại biểu Vinh thì ban soạn thảo cần quy định rõ các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thù lao đối với người quản lý doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quy định.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích, quy định tiền lương, tiền thưởng trong luật này là theo nguyên tắc của Bộ luật Lao động. Vì Bộ luật Lao động quy định rất rõ về tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh do đó, trong dự thảo luật chỉ xác định nguyên tắc thôi.
"Tiếp thu ý kiến của đại biểu, chúng tôi sẽ về đối chiếu, xem lại làm sao để đảm bảo, không có mâu thuẫn với Bộ luật Lao động và cũng thể hiện được những gì cần quy định về thu nhập tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp", Phó chủ tịch nói.
Ví dụ này được đại biểu Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đưa ra khi bàn về quy định lương trong dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, sáng 11/11 tại Quốc hội.
Theo phân tích của đại biểu Tiên thì dư luận chỉ phàn nàn khi chủ doanh nghiệp lương quá cao, lương công nhân quá thấp. Còn “nếu chúng ta quy định nguyên tắc lương lãnh đạo cao thì lương công nhân cũng phải cao, xã hội không ai phàn nàn cả”.
Trong các đơn vị sự nghiệp xã hội, sự nghiệp công người ta quy định lương có một số không gấp 3 lần, có một số thoải mái. Vậy, trong đơn vị sản xuất, kinh doanh có nên phân loại và quy định nguyên tắc chênh lệch lương giữa cán bộ, người lãnh đạo và người công nhân không quá bao nhiêu lần không? Đại biểu Tiên đặt vấn đề.
Nêu mức chênh lệch lương giữa cán bộ và nhân viên trong ngạch công chức là không quá 13 lần, đại biểu Tiên gợi ý có thể nhích lên không quá 15 hoặc 20 lần cho chủ doanh nghiệp và công nhân.
Và theo phân tích của đại biểu này thì khi lương cao như vậy, doanh nghiệp có động lực phát triển có hiệu quả thì nhà nước mới giữ được vốn. “Nếu chúng ta cứ kiểm soát chặt quá, đồng vốn không sinh sôi, nảy nở thì các doanh nghiệp sẽ không hoạt động không có hiệu quả”, đại biểu Tiên lập luận.
Ông đề nghị ban soạn thảo nên đề ra nguyên tắc chênh lệch lương giữa chủ doanh nghiệp và công nhân để phát triển doanh nghiệp, đừng để tình trạng nắm tiền nhưng sợ không dám đầu tư, sợ cái này, cái kia cuối cùng là chỉ bình bình thôi. Thu nhập không có, xã hội không phát triển.
Cũng bàn thảo về quy định tiền lương tại dự thảo luật, đại biểu Đinh Thị Phương Lan nhận xét nội dung này còn khá chung chung khi dự thảo chỉ quy định tiền thưởng hàng năm của người quản lý doanh nghiệp được trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Mức thưởng được xác định trên cơ sở của hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; mức hoàn thành nhiệm vụ xếp loại quản lý doanh nghiệp.
Đại biểu Lan đề nghị quy định cụ thể để tránh trường hợp có sự chênh lệch quá lớn thu nhập giữa người quản lý và các đối tượng còn lại trong doanh nghiệp, vì nguồn vốn sử dụng trong doanh nghiệp là vốn nhà nước.
Còn chung cũng là nhận xét của đại biểu Trần Ngọc Vinh về quy định tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư hoạt động trong lĩnh vực công ích thì đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh dựa trên những tiêu chí nào? Ông Vinh đặt câu hỏi.
Theo quan điểm của đại biểu Vinh thì ban soạn thảo cần quy định rõ các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thù lao đối với người quản lý doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm quy định.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích, quy định tiền lương, tiền thưởng trong luật này là theo nguyên tắc của Bộ luật Lao động. Vì Bộ luật Lao động quy định rất rõ về tiền lương của khu vực sản xuất kinh doanh do đó, trong dự thảo luật chỉ xác định nguyên tắc thôi.
"Tiếp thu ý kiến của đại biểu, chúng tôi sẽ về đối chiếu, xem lại làm sao để đảm bảo, không có mâu thuẫn với Bộ luật Lao động và cũng thể hiện được những gì cần quy định về thu nhập tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp", Phó chủ tịch nói.