Sôi động hợp tác Việt - Mỹ
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm tới các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống giao thông ở Việt Nam
Thông tin về đoàn doanh nghiệp gồm 23 tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ trong các lĩnh vực tài chính, năng lượng, hàng không, công nghệ thông tin... tới Việt Nam trong 3 ngày từ 5- 7/5/2008 để tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh tại Việt Nam đang gửi đi một tín hiệu tốt đẹp về cơ hội hợp tác của giới doanh nghiệp hai nước.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 6/5, ông Stuart Dean, Chủ tịch Tập đoàn General Electric (GE), Trưởng đoàn doanh nghiệp cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm tới vấn đề giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cũng như vấn đề xây dựng hệ thống giao thông để đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam.
Theo ông, đây là những lĩnh vực thế mạnh của các nhà đầu tư Hoa Kỳ và họ cũng đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ cũng rất quan tâm tới khả năng đào tạo kỹ sư phần mềm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...
Lạc quan khi đầu tư vào Việt Nam
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư -Trương Văn Đoan đã thông báo với đoàn doanh nghiệp Mỹ về những lĩnh vực mà Việt Nam kêu gọi ưu tiên đầu tư và phát triển, đó là: công nghệ chế tạo, công nghệ cao, sản xuất vật liệu, năng lượng, cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản và dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Đây là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Mỹ có nhiều lợi thế. Vì vậy Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sớm vươn lên đứng đầu danh sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ trưởng Trương Văn Đoan nhấn mạnh: kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA), quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch buôn bán 2 chiều năm 2007 đạt mức 11,7 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2001; về đầu tư, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba, tổng vốn đầu tư đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tới 7,1 tỷ USD, đưa Hoa Kỳ từ vị trí thứ 12 năm 2001 lên đứng thứ 6 về đầu tư tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, “vị trí này chưa tương xứng với tiềm năng của Hoa Kỳ và với mong muốn của phía Việt Nam và đó cũng chính là lý do chúng tôi đến với các bạn hôm nay", Thứ trưởng Trương Văn Đoan nhấn mạnh.
Điều đáng chú ý qua trao đổi tại cuộc tiếp xúc là các doanh nghiệp Mỹ tỏ ra khá quan tâm đến quá trình đàm phán ký Hiệp ước đầu tư song phương và đặc biệt quan tâm tới khả năng ký hiệp ước này trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Giải đáp các băn khoăn này, Thứ trưởng Đoan đã nêu rõ: Việt Nam đã gia nhập WTO năm 2007 và đang trong quá trình hoàn thiện lại các cam kết của mình đối với tổ chức WTO, còn Hiệp ước song phương hai bên sẽ bàn nội dung cụ thể trong khuôn khổ của WTO, BTA.
Đánh giá cao những bước tiến này, Thứ trưởng Đoan cho rằng, với những chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp Mỹ thời gian qua, dự báo năm 2008 sẽ là một năm hết sức sôi động, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong quan hệ hợp tác doanh nghiệp hai bên.
Nhiều lý do để kỳ vọng vào doanh nghiệp Mỹ
Nhìn chung, đoàn doanh nghiệp Mỹ đang coi Việt Nam là một địa điểm đầu tư thuận lợi. Ông Stuart Dean cho biết hiện các công ty Mỹ đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin... Việt Nam đang có cơ hội lớn để phát triển và được các doanh nghiệp lớn của Mỹ coi là thị trường có sức hấp dẫn đầu tư hàng đầu tại khu vực.
Ông Stuart Dean cho biết: “Đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Hội đồng kinh doanh Mỹ-Việt đến Việt Nam. Điều đó thể hiện sự nhiệt tình quan tâm của doanh nghiệp Mỹ trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh của Việt Nam cũng như đáp ứng lời đề nghị của Thủ tướng Việt Nam khi sang Hoa Kỳ.”
Điều ông Stuart Dean nói càng được khẳng định khi sắp tới đây, Tập đoàn AES, hiện đang đàm phán về giá với EVN, sẽ triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương. Ông Ravi Chandran, đại diện của AES, bày tỏ mong muốn dự án sẽ sớm được phê duyệt vào tháng 6 tới để tháng 2 năm sau có thể bắt đầu xây dựng nhà máy.
Trong khi đó, Giám đốc IBM tại Thái Lan và Việt Nam, ông Kriengkrai Bhuvanij, cho biết: IBM dự kiến sẽ mở rộng việc phát triển phần mềm và dịch vụ ở Việt Nam. Ông khẳng định: “Với một đất nước như Việt Nam với những kỹ năng mà họ có và những gì mà chúng tôi muốn thu hút ở đây, chúng tôi đang cân nhắc nhiều hơn tới các dịch vụ giá trị gia tăng cao như các dịch vụ bảo trì ứng dụng, dịch vụ phát triển, xây dựng cổng kết nối trang web, xây dựng các hệ thống văn phòng hỗ trợ...”.
Thứ trưởng Đoan cho rằng Việt Nam có nhiều hoài vọng từ các doanh nghiệp Mỹ vì rất nhiều lí do: các tập đoàn của Mỹ có nguồn lực dồi dào, công nghệ cao, quản lí hiệu quả gọn nhẹ, hơn nữa các doanh nghiệp Mỹ đều là những người hành động...
Nói về những lĩnh vực hợp tác cụ thể, Thứ trưởng cho biết đó là những lĩnh vực công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là những khu công nghệ cao. Lĩnh vực tiếp theo là xây dựng hạ tầng kết cấu, đường xá, cầu, giao thông vận tải. Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh đến khả năng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo. “Chúng tôi mong muốn rất nhiều, vấn đề chỉ còn là ưu tiên cái gì trước cái gì sau”, ông nói.
Nhất trí với đề xuất của Thứ trưởng, ông Kriengkrai Bhuvanij cho rằng ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia có dịch vụ công nghệ thông tin phát triển. IBM đang tích cực hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Giáo dục để xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hiện nay, nguồn nhân lực là một trong những cản trở lớn cho phát triển của ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam. Việt Nam hiện đang triển khai chương trình đào tạo ngắn hạn với phương thức đa dạng để sớm đáp ứng nhu cầu. Các sinh viên của Việt Nam bên cạnh được đào tạo qua hệ thống chuyên nghiệp, Việt Nam cũng khuyến khích theo nhiều hình thức khác như du học hoặc tự doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo của mình.
Đại diện cho Tập đoàn Boeing, ông Skip Boyce, Phó chủ tịch Boeing quốc tế cũng cho biết tập đoàn này cũng đang hợp tác chặt chẽ với VietnamAirlines trong lĩnh vực vận chuyển hàng không. “Để đáp ứng lộ trình về phát triển ngành hàng không hơn nữa thì nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực này rất lớn đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ”, ông Skip Boyce khẳng định.
Tất cả những sự kiện trên cho thấy, mặc dù vẫn còn một số quan ngại nhưng Việt Nam vẫn là đang là một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Mỹ. Như lời ông Stuart Dean nhận định thì “Việt Nam hiện đang ở vị trí tốt để phát triển. Tập đoàn General Electric nói riêng và các doanh nghiệp Mỹ nói chung nhìn thấy rõ những cơ hội phát triển kinh doanh tại đây”.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 6/5, ông Stuart Dean, Chủ tịch Tập đoàn General Electric (GE), Trưởng đoàn doanh nghiệp cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm tới vấn đề giáo dục và phát triển nguồn nhân lực cũng như vấn đề xây dựng hệ thống giao thông để đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam.
Theo ông, đây là những lĩnh vực thế mạnh của các nhà đầu tư Hoa Kỳ và họ cũng đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ cũng rất quan tâm tới khả năng đào tạo kỹ sư phần mềm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ...
Lạc quan khi đầu tư vào Việt Nam
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư -Trương Văn Đoan đã thông báo với đoàn doanh nghiệp Mỹ về những lĩnh vực mà Việt Nam kêu gọi ưu tiên đầu tư và phát triển, đó là: công nghệ chế tạo, công nghệ cao, sản xuất vật liệu, năng lượng, cơ sở hạ tầng, kinh doanh bất động sản và dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Đây là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp Mỹ có nhiều lợi thế. Vì vậy Việt Nam hy vọng Hoa Kỳ sớm vươn lên đứng đầu danh sách các nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ trưởng Trương Văn Đoan nhấn mạnh: kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại song phương (BTA), quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ, kim ngạch buôn bán 2 chiều năm 2007 đạt mức 11,7 tỷ USD, tăng gấp 8 lần so với năm 2001; về đầu tư, nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba, tổng vốn đầu tư đăng ký của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã lên tới 7,1 tỷ USD, đưa Hoa Kỳ từ vị trí thứ 12 năm 2001 lên đứng thứ 6 về đầu tư tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, “vị trí này chưa tương xứng với tiềm năng của Hoa Kỳ và với mong muốn của phía Việt Nam và đó cũng chính là lý do chúng tôi đến với các bạn hôm nay", Thứ trưởng Trương Văn Đoan nhấn mạnh.
Điều đáng chú ý qua trao đổi tại cuộc tiếp xúc là các doanh nghiệp Mỹ tỏ ra khá quan tâm đến quá trình đàm phán ký Hiệp ước đầu tư song phương và đặc biệt quan tâm tới khả năng ký hiệp ước này trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Giải đáp các băn khoăn này, Thứ trưởng Đoan đã nêu rõ: Việt Nam đã gia nhập WTO năm 2007 và đang trong quá trình hoàn thiện lại các cam kết của mình đối với tổ chức WTO, còn Hiệp ước song phương hai bên sẽ bàn nội dung cụ thể trong khuôn khổ của WTO, BTA.
Đánh giá cao những bước tiến này, Thứ trưởng Đoan cho rằng, với những chuyến thăm của các đoàn doanh nghiệp Mỹ thời gian qua, dự báo năm 2008 sẽ là một năm hết sức sôi động, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong quan hệ hợp tác doanh nghiệp hai bên.
Nhiều lý do để kỳ vọng vào doanh nghiệp Mỹ
Nhìn chung, đoàn doanh nghiệp Mỹ đang coi Việt Nam là một địa điểm đầu tư thuận lợi. Ông Stuart Dean cho biết hiện các công ty Mỹ đang quan tâm đầu tư vào Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có cơ sở hạ tầng, dịch vụ tài chính và công nghệ thông tin... Việt Nam đang có cơ hội lớn để phát triển và được các doanh nghiệp lớn của Mỹ coi là thị trường có sức hấp dẫn đầu tư hàng đầu tại khu vực.
Ông Stuart Dean cho biết: “Đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Hội đồng kinh doanh Mỹ-Việt đến Việt Nam. Điều đó thể hiện sự nhiệt tình quan tâm của doanh nghiệp Mỹ trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh của Việt Nam cũng như đáp ứng lời đề nghị của Thủ tướng Việt Nam khi sang Hoa Kỳ.”
Điều ông Stuart Dean nói càng được khẳng định khi sắp tới đây, Tập đoàn AES, hiện đang đàm phán về giá với EVN, sẽ triển khai dự án nhà máy nhiệt điện Mông Dương. Ông Ravi Chandran, đại diện của AES, bày tỏ mong muốn dự án sẽ sớm được phê duyệt vào tháng 6 tới để tháng 2 năm sau có thể bắt đầu xây dựng nhà máy.
Trong khi đó, Giám đốc IBM tại Thái Lan và Việt Nam, ông Kriengkrai Bhuvanij, cho biết: IBM dự kiến sẽ mở rộng việc phát triển phần mềm và dịch vụ ở Việt Nam. Ông khẳng định: “Với một đất nước như Việt Nam với những kỹ năng mà họ có và những gì mà chúng tôi muốn thu hút ở đây, chúng tôi đang cân nhắc nhiều hơn tới các dịch vụ giá trị gia tăng cao như các dịch vụ bảo trì ứng dụng, dịch vụ phát triển, xây dựng cổng kết nối trang web, xây dựng các hệ thống văn phòng hỗ trợ...”.
Thứ trưởng Đoan cho rằng Việt Nam có nhiều hoài vọng từ các doanh nghiệp Mỹ vì rất nhiều lí do: các tập đoàn của Mỹ có nguồn lực dồi dào, công nghệ cao, quản lí hiệu quả gọn nhẹ, hơn nữa các doanh nghiệp Mỹ đều là những người hành động...
Nói về những lĩnh vực hợp tác cụ thể, Thứ trưởng cho biết đó là những lĩnh vực công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là những khu công nghệ cao. Lĩnh vực tiếp theo là xây dựng hạ tầng kết cấu, đường xá, cầu, giao thông vận tải. Đặc biệt, Thứ trưởng nhấn mạnh đến khả năng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo. “Chúng tôi mong muốn rất nhiều, vấn đề chỉ còn là ưu tiên cái gì trước cái gì sau”, ông nói.
Nhất trí với đề xuất của Thứ trưởng, ông Kriengkrai Bhuvanij cho rằng ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia có dịch vụ công nghệ thông tin phát triển. IBM đang tích cực hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Bộ Giáo dục để xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hiện nay, nguồn nhân lực là một trong những cản trở lớn cho phát triển của ngành bưu chính viễn thông ở Việt Nam. Việt Nam hiện đang triển khai chương trình đào tạo ngắn hạn với phương thức đa dạng để sớm đáp ứng nhu cầu. Các sinh viên của Việt Nam bên cạnh được đào tạo qua hệ thống chuyên nghiệp, Việt Nam cũng khuyến khích theo nhiều hình thức khác như du học hoặc tự doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo của mình.
Đại diện cho Tập đoàn Boeing, ông Skip Boyce, Phó chủ tịch Boeing quốc tế cũng cho biết tập đoàn này cũng đang hợp tác chặt chẽ với VietnamAirlines trong lĩnh vực vận chuyển hàng không. “Để đáp ứng lộ trình về phát triển ngành hàng không hơn nữa thì nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực này rất lớn đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ”, ông Skip Boyce khẳng định.
Tất cả những sự kiện trên cho thấy, mặc dù vẫn còn một số quan ngại nhưng Việt Nam vẫn là đang là một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Mỹ. Như lời ông Stuart Dean nhận định thì “Việt Nam hiện đang ở vị trí tốt để phát triển. Tập đoàn General Electric nói riêng và các doanh nghiệp Mỹ nói chung nhìn thấy rõ những cơ hội phát triển kinh doanh tại đây”.