Steve Jobs được sánh vai cùng George Washington
Steve Jobs, vừa được tạp chí Time danh tiếng đưa vào danh sách 20 người có ảnh hưởng lớn nhất ở nước Mỹ
Cố giám đốc điều hành hãng công nghệ Apple, ông Steve Jobs, vừa được tạp chí Time danh tiếng đưa vào danh sách 20 người có ảnh hưởng lớn nhất ở nước Mỹ.
Bản danh sách này được đưa ra nhằm vinh danh những người đã góp phần tạo nên niềm tự hào của nước Mỹ. Phần lớn những tên tuổi góp mặt trong danh sách này là các chính trị gia, nhà khoa học như George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Thomas Edison, Henry Ford, Albert Einstein, Martin Luther King Jr...
Đánh giá về Steve Jobs, tạp chí Time viết, “ông là một người có tầm nhìn xa, một đại thiên tài về thiết kế. Ông góp phần làm thay đổi ngành công nghiệp máy tính, biến nó trở nên đơn giản và thân thiện hơn đối với con người. Ông luôn luôn coi sứ mệnh của mình là phải tạo ra những sản phẩm vĩ đại. Sứ mệnh đó đã hoàn thành”.
Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco. Từ khi còn là học sinh trung học, Jobs đã có niềm đam mê đặc biệt đối với máy tính. Ông thường lang thang tại các nhà máy của hãng công nghệ HP tại Palo Alto, California. Sau đó, ông được nhận vào làm thêm ở đó và tại đây ông đã gặp "bạn đồng hành" Steve Wozniak.
Năm 1976, ông cùng Wozniak thành lập công ty Apple với vốn khởi nghiệp chỉ 1.300 USD. 8 năm sau, họ cho ra đời chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, mở ra một cuộc cách mạng về máy tính cá nhân. Tuy nhiên, tới tháng 5/1985, Jobs bị ra đẩy khỏi Apple. Ông đứng ra thành lập NeXT Computer và tiếp tục gặt hái thành công.
Năm 1997, Jobs trở lại Apple khi công ty đang đứng trên bờ vực phá sản. Bằng tài năng bản thân cùng hỗ trợ đắc lực của các cộng sự, Jobs đã chuyển bại thành thắng, giúp Apple hồi sinh với các sản phẩm đột phá từ máy nghe nhạc iPod, kho nhạc iTunes, smartphone iPhone, máy tính bảng iPad cho tới chuỗi cửa hàng Apple Store...
Steve Jobs qua đời ngày 5/10/2011, do căn bệnh ung thư tuyến tụy. Sự ra đi của ông đã khiến thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Giờ đây, với sự vinh danh của tạp chí Time, Jobs đã có thể sánh ngang với những con người vĩ đại của nước Mỹ như George Washington, Alexander Graham Bell, Thomas Edison hay Albert Einstein.
Bản danh sách này được đưa ra nhằm vinh danh những người đã góp phần tạo nên niềm tự hào của nước Mỹ. Phần lớn những tên tuổi góp mặt trong danh sách này là các chính trị gia, nhà khoa học như George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Thomas Edison, Henry Ford, Albert Einstein, Martin Luther King Jr...
Đánh giá về Steve Jobs, tạp chí Time viết, “ông là một người có tầm nhìn xa, một đại thiên tài về thiết kế. Ông góp phần làm thay đổi ngành công nghiệp máy tính, biến nó trở nên đơn giản và thân thiện hơn đối với con người. Ông luôn luôn coi sứ mệnh của mình là phải tạo ra những sản phẩm vĩ đại. Sứ mệnh đó đã hoàn thành”.
Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 tại San Francisco. Từ khi còn là học sinh trung học, Jobs đã có niềm đam mê đặc biệt đối với máy tính. Ông thường lang thang tại các nhà máy của hãng công nghệ HP tại Palo Alto, California. Sau đó, ông được nhận vào làm thêm ở đó và tại đây ông đã gặp "bạn đồng hành" Steve Wozniak.
Năm 1976, ông cùng Wozniak thành lập công ty Apple với vốn khởi nghiệp chỉ 1.300 USD. 8 năm sau, họ cho ra đời chiếc máy tính Macintosh đầu tiên, mở ra một cuộc cách mạng về máy tính cá nhân. Tuy nhiên, tới tháng 5/1985, Jobs bị ra đẩy khỏi Apple. Ông đứng ra thành lập NeXT Computer và tiếp tục gặt hái thành công.
Năm 1997, Jobs trở lại Apple khi công ty đang đứng trên bờ vực phá sản. Bằng tài năng bản thân cùng hỗ trợ đắc lực của các cộng sự, Jobs đã chuyển bại thành thắng, giúp Apple hồi sinh với các sản phẩm đột phá từ máy nghe nhạc iPod, kho nhạc iTunes, smartphone iPhone, máy tính bảng iPad cho tới chuỗi cửa hàng Apple Store...
Steve Jobs qua đời ngày 5/10/2011, do căn bệnh ung thư tuyến tụy. Sự ra đi của ông đã khiến thế giới bàng hoàng và tiếc thương. Giờ đây, với sự vinh danh của tạp chí Time, Jobs đã có thể sánh ngang với những con người vĩ đại của nước Mỹ như George Washington, Alexander Graham Bell, Thomas Edison hay Albert Einstein.