Sự cố thủy điện Sông Tranh: Tiếp tục “khắc phục và theo dõi”
Quá nhiều thông tin cần giải đáp tiếp tục được bỏ ngỏ tại cuộc họp báo về sự cố tại dự án thủy điện Sông Tranh 2
Cuộc họp báo của Bộ Công Thương tổ chức chiều 27/3 để “thông tin rộng rãi về tình hình thấm nước tại dự án thủy điện Sông Tranh 2” dường như chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng của đơn vị tổ chức, vì quá nhiều thông tin cần giải đáp tiếp tục được bỏ ngỏ.
Lỗi kỹ thuật
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Hoàng Quốc Vượng, đập dâng Sông Tranh 2 đã được hội đồng nghiệm thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiệm thu tích nước giai đoạn 1 vào ngày 29/11/2010 và giai đoạn 2 vào ngày 13/10/2010.
Đập cũng đã được hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu thiết kế và cho phép tích nước để vận hành nhà máy thủy điện.
Đầu tháng 2/2012, khi xuất hiện hiện tượng nước thấm trong hành lang thu nước và hạ lưu đập, ban quản lý dự án thủy điện 3 đã cho tiến hành xử lý thấm nhưng không hiệu quả, nên nước đã thấm ra ngoài phía hạ lưu đập.
Kết quả kiểm tra hiện trường của EVN và Bộ Công Thương cho thấy lưu lượng nước thấm qua đập là 30 lít/s. Tuy nhiên, sau khi tiến hành một loạt giải pháp kỹ thuật thì lượng nước thấm hiện nay được cho là đang "giảm về cơ bản".
Ông Vượng cũng cho hay là việc xử lý triệt để vấn đề này "cần thêm thời gian và phải tiến hành từng bước". Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN hoàn thành công việc này trước ngày 15/4 tới; đồng thời xây dựng phương án xử lý thấm tổng thể trước ngày 31/7, tức là trước mùa mưa bão năm nay.
Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức đoàn công tác để giám sát công tác này của EVN.
Lo lắng còn đó
Tuy nhiên, ngay cả khi khẳng định việc khắc phục sự cố đang được tiến hành một cách có hiệu quả, chính Bộ Công Thương cũng đưa ra những nhận định mang tính... bỏ ngỏ đối với một số vấn đề mà công luận quan tâm.
Cụ thể, về ảnh hưởng của động đất đối với hiện tượng thấm nước, thông cáo báo chí của bộ này cho hay cuối tháng 11/2011 có hiện tượng rung động tại huyện Bắc Trà My là khu vực có đập Sông Tranh 2. Hiện tượng này được ghi nhận là có cường độ 3,3 độ richte vào thời điểm ngày 17/11/2011, tương đương với động đất cấp III.
Với thiết kế chống được động đất cấp 7 (5,5 độ richte), Bộ Công Thương khẳng định các đợt động đất cuối năm 2011 "không ảnh hưởng đến độ an toàn đập". Qua kiểm tra thực tế cơ quan này cũng không phát hiện vết nứt bất thường nào trên thân đập.
Tuy nhiên, Bộ vẫn yêu cầu EVN "phối hợp chặt chẽ với Viện Vật lý địa cầu và các cơ quan chức năng liên quan giám sát, theo dõi các diễn biến về động đất khu vực lòng hồ Sông Tranh 2 để cập nhật số liệu đánh giá sự làm việc ổn định của đập".
Trả lời phỏng vấn của báo giới về việc có hay không việc đập Sông Tranh 2 đã được xây dựng "kém chất lượng", lãnh đạo Bộ Công Thương và Cục Giám định chất lượng công trình xây dựng đều phủ nhận điều này.
Trong khi đó, ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, lại bày tỏ sự lo lắng của mình với tư cách là người "đại diện cho nhân dân Quảng Nam". Vị lãnh đạo này nói rằng sự lo lắng của mình "là có cơ sở", và bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt hơn nữa để xử lý dứt điểm sự việc.
Lỗi kỹ thuật
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Hoàng Quốc Vượng, đập dâng Sông Tranh 2 đã được hội đồng nghiệm thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiệm thu tích nước giai đoạn 1 vào ngày 29/11/2010 và giai đoạn 2 vào ngày 13/10/2010.
Đập cũng đã được hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu thiết kế và cho phép tích nước để vận hành nhà máy thủy điện.
Đầu tháng 2/2012, khi xuất hiện hiện tượng nước thấm trong hành lang thu nước và hạ lưu đập, ban quản lý dự án thủy điện 3 đã cho tiến hành xử lý thấm nhưng không hiệu quả, nên nước đã thấm ra ngoài phía hạ lưu đập.
Kết quả kiểm tra hiện trường của EVN và Bộ Công Thương cho thấy lưu lượng nước thấm qua đập là 30 lít/s. Tuy nhiên, sau khi tiến hành một loạt giải pháp kỹ thuật thì lượng nước thấm hiện nay được cho là đang "giảm về cơ bản".
Ông Vượng cũng cho hay là việc xử lý triệt để vấn đề này "cần thêm thời gian và phải tiến hành từng bước". Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN hoàn thành công việc này trước ngày 15/4 tới; đồng thời xây dựng phương án xử lý thấm tổng thể trước ngày 31/7, tức là trước mùa mưa bão năm nay.
Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức đoàn công tác để giám sát công tác này của EVN.
Lo lắng còn đó
Tuy nhiên, ngay cả khi khẳng định việc khắc phục sự cố đang được tiến hành một cách có hiệu quả, chính Bộ Công Thương cũng đưa ra những nhận định mang tính... bỏ ngỏ đối với một số vấn đề mà công luận quan tâm.
Cụ thể, về ảnh hưởng của động đất đối với hiện tượng thấm nước, thông cáo báo chí của bộ này cho hay cuối tháng 11/2011 có hiện tượng rung động tại huyện Bắc Trà My là khu vực có đập Sông Tranh 2. Hiện tượng này được ghi nhận là có cường độ 3,3 độ richte vào thời điểm ngày 17/11/2011, tương đương với động đất cấp III.
Với thiết kế chống được động đất cấp 7 (5,5 độ richte), Bộ Công Thương khẳng định các đợt động đất cuối năm 2011 "không ảnh hưởng đến độ an toàn đập". Qua kiểm tra thực tế cơ quan này cũng không phát hiện vết nứt bất thường nào trên thân đập.
Tuy nhiên, Bộ vẫn yêu cầu EVN "phối hợp chặt chẽ với Viện Vật lý địa cầu và các cơ quan chức năng liên quan giám sát, theo dõi các diễn biến về động đất khu vực lòng hồ Sông Tranh 2 để cập nhật số liệu đánh giá sự làm việc ổn định của đập".
Trả lời phỏng vấn của báo giới về việc có hay không việc đập Sông Tranh 2 đã được xây dựng "kém chất lượng", lãnh đạo Bộ Công Thương và Cục Giám định chất lượng công trình xây dựng đều phủ nhận điều này.
Trong khi đó, ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam, lại bày tỏ sự lo lắng của mình với tư cách là người "đại diện cho nhân dân Quảng Nam". Vị lãnh đạo này nói rằng sự lo lắng của mình "là có cơ sở", và bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt hơn nữa để xử lý dứt điểm sự việc.