Với sự quan tâm từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, Thanh Hóa đang trở thành điểm sáng về thu hút FDI với cơ hội “thay da, đổi thịt” nền kinh tế địa phương, hướng đến mục tiêu trở thành một tỉnh “kiểu mẫu”, đầu tàu của khu vực Bắc Trung Bộ...
Các kết quả kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được đánh giá là vẫn đóng góp tích cực vào việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Đáng chú ý, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%....
Mặc dù còn gặp nhiều thách thức, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm vẫn duy trì được xu hướng tích cực khi tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 18 tỷ USD (tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023); tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 439,88 tỷ USD (tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước)...
Mục tiêu của nền kinh tế nước ta là đến năm 2025 trở thành nước công nghiệp tương đối hiện đại, ra khỏi nhóm có thu nhập trung bình thấp. Năm 2023, công nghiệp tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung. Do vậy, công nghiệp cần phải tăng tốc trong 2 năm tới để không bị một lần nữa lỡ hẹn.
Các chỉ số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước vẫn giữ vững sự ổn định. Lạm phát được kiểm soát một cách hiệu quả, duy trì ở mức phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, GDP quý 2/2024 cán mốc gần 7%, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển....
Trong 5 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 11,07 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023; vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 8,25 tỷ USD, tăng 7,8%. Cùng với đó, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 8,01 tỷ USD và doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường lần đầu vượt qua số rút lui. Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét...
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 đã khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6%; thu ngân sách nhà nước đạt trên 43%; gần 53 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới...
Kinh tế Việt Nam 2024 đã đi được 1/4 chặng đường trong bối cảnh kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro, bất định. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong quý 1/2024 được đánh giá là một điểm sáng khi đạt mức cao nhất trong 4 năm gần đây...
Kỳ nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024 kéo dài đã ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh một số ngành. Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tháng 2/2024 như sản xuất công nghiệp, đăng ký doanh nghiệp mới, đầu tư từ ngân sách nhà nước, bán lẻ và xuất khẩu hàng hóa đều sụt giảm...