Tam thuật cứu người
Sự thật về châm cứu
Châm và cứu là hai phương thức cuả một phương pháp chữa bệnh: Châm là dùng vật nhọn chọc vào huyệt. Cứu là dùng hơi nóng tác động vào huyệt. Tác dụng hàng đầu của châm cứu là giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau dai dẳng, trong đó có các chứng bệnh đau lưng, đau đầu, đau vai gáy hay sưng khớp. Đây là lí do khiến nhiều người tìm đến “phương thuốc” chữa bệnh mà không cần thuốc này. Một trong những nghiên cứu gần đây cho thấy những người được cho là “mô phỏng” châm cứu đã thực sự cảm nhận được sự cải thiện hơn 15% về căn bệnh của họ so với những người đang dùng thuốc.
1. Kim châm không đau như ta nghĩ!
Châm cứu gắn liền với hình ảnh những chiếc kim đâm vào người gây đau đớn, nhăn nhó. Thực ra những chiếc kim châm cứu không giống bất cứ chiếc kim nào được sử dụng để tiêm hay kim may mà nó mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu mỏng như sợi tóc. Khi những chiếc kim châm cứu được đâm xuyên vào da, bạn chỉ cảm thấy đau nhói lên rồi thôi chứ không giống như cảm giác đau đớn dai dẳng khi bị kim đâm. Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, bạn nên nói với thầy châm cứu trước khi thực hiện. 2. Châm cứu không chỉ để giảm đau.
Châm cứu có rất nhiều công hiệu giúp giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Nó cũng giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ và nhiều triệu chứng khác. Điều quan trọng là bạn phải đến gặp một thầy châm cứu được đào tạo bài bản mới có thể khắc phục những vấn đề này một cách triệt để và an toàn. 3. Châm cứu cũng có liều lượng như uống thuốc.
Hầu hết rắc rối về sức khỏe của bạn không thể biến mất nếu chỉ châm cứu vài lần rồi thôi. Cũng giống như việc phải uống thuốc đủ liều để điều trị bệnh, bạn cũng cần thực hiện số lần châm cứu đủ yêu cầu để nhận biết sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu không thấy cải thiện sau 10 lần châm cứu, bạn nên tìm đến thầy thuốc khác. 4. Không tác dụng phụ
Châm cứu không có tác dụng phụ như khi chữa trị bằng thuốc Tây. Tác dụng phụ của châm cứu thường tốt cho cơ thể vì nó giúp bạn thư giãn, ngủ tốt hơn, giảm stress và cải thiện tiêu hóa. Năng lượng cơ thể thường tăng lên sau khi điều trị.
Bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị chủ yếu trong Đông y. Đây là cách kích thích cơ học một cách trực tiếp vào da thịt, mạch máu, thần kinh thông qua các huyệt vị,…gây nên những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch, qua đó giúp lưu thông khí huyết, nâng cao năng lực hoạt động của các phủ tạng trong cơ thể. - Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá. - Tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe. - Xoa bóp bấm huyệt điều trị có hiệu quả các bệnh như: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau quanh khớp vai, liệt vận động do tai biến mạch máu não, mất ngủ kéo dài, người bị đau đầu, mệt mỏi... nhiều bệnh do tổn thương của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục... - Điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung... Vì xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh. - Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế. Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. - Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, góp phần chống viêm, giảm phù nề. - Xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng. Xoa bóp có thể cải thiện các hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp dẫn đến đau và hạn chế vận động. Mặc dù có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng trong nhiều trường hợp sơ sẩy trong việc xoa bóp, bấm huyệt cũng dẫn đến những biến chứng nặng nề. Thay vì khỏe ra, nhiều người có cảm giác ê ẩm, đau mỏi toàn thân sau khi bấm huyệt. Nguyên nhân là do nhân viên thiếu chuyên môn, day ấn không đúng cách, không phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.
Bạn có thể thấy phương pháp này khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày, ví như khi bạn đi tắm lá thuốc của người Dao hay khi bạn nấu một nồi lá xông. Thật ra cả hai cách này đều là dùng phép "hãm" trong Đông Y. Đây là phương pháp làm cho ra mồ hôi, thoát độc và lưu thông khí huyết, mở lỗ chân lông cho thông thoáng. Đồng thời là khu phong, tán hàn. Thuốc tắm của người Dao là một dạng đặc trưng về cách sử dụng cây cỏ làm thuốc để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh đã có từ rất xa xưa. Bài thuốc tắm của người Dao đỏ bao gồm nhiều loại cây hơn so với bài thuốc của các nhóm người Dao khác. Có thể là do kinh nghiệm sử dụng cây cỏ của họ phong phú hơn và thiên nhiên ở nơi cư trú của họ cũng có nhiều loại cây thuốc hơn. Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10 đến 120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó, có khoảng 10 cây thuốc được coi là quan trọng nhất. Cách tắm lá thuốc truyền thống là: sau khi lấy đủ nguyên liệu, các cây thuốc được cho vào chảo hay nồi lớn có dung tích khoảng 50 lít, đun sôi trong nước khoảng 20 phút. Nước thuốc được đổ vào thùng gỗ lớn đủ cho một người ngồi. Để nhiệt độ giảm còn khoảng 50 độ C (hoặc có thể pha thêm nước mát vào nước cốt đặc), người tắm ngâm mình vào nước thuốc trong thời gian khoảng 15 - 30 phút, khi thấy toát mồ hôi, tim đập mạnh và thở nhanh thì thôi. Thuốc tắm dùng để chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt; hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi đẻ, hoặc người sau khi ốm. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi, sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khỏe được hồi phục. Tuy nhiên, tùy từng người, nếu ngâm thuốc tắm quá lâu có thể sẽ bị say thuốc và buồn ngủ. Trong trường hợp này chỉ cần nằm nghỉ hoặc ngủ một lúc sẽ hết.
Châm và cứu là hai phương thức cuả một phương pháp chữa bệnh: Châm là dùng vật nhọn chọc vào huyệt. Cứu là dùng hơi nóng tác động vào huyệt. Tác dụng hàng đầu của châm cứu là giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau dai dẳng, trong đó có các chứng bệnh đau lưng, đau đầu, đau vai gáy hay sưng khớp. Đây là lí do khiến nhiều người tìm đến “phương thuốc” chữa bệnh mà không cần thuốc này. Một trong những nghiên cứu gần đây cho thấy những người được cho là “mô phỏng” châm cứu đã thực sự cảm nhận được sự cải thiện hơn 15% về căn bệnh của họ so với những người đang dùng thuốc.
1. Kim châm không đau như ta nghĩ!
Châm cứu gắn liền với hình ảnh những chiếc kim đâm vào người gây đau đớn, nhăn nhó. Thực ra những chiếc kim châm cứu không giống bất cứ chiếc kim nào được sử dụng để tiêm hay kim may mà nó mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu mỏng như sợi tóc. Khi những chiếc kim châm cứu được đâm xuyên vào da, bạn chỉ cảm thấy đau nhói lên rồi thôi chứ không giống như cảm giác đau đớn dai dẳng khi bị kim đâm. Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, bạn nên nói với thầy châm cứu trước khi thực hiện. 2. Châm cứu không chỉ để giảm đau.
Châm cứu có rất nhiều công hiệu giúp giảm đau lưng, đau cổ, đau sau phẫu thuật và nhiều cơn đau khác. Nó cũng giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa, kinh nguyệt bất thường, dị ứng, mất ngủ và nhiều triệu chứng khác. Điều quan trọng là bạn phải đến gặp một thầy châm cứu được đào tạo bài bản mới có thể khắc phục những vấn đề này một cách triệt để và an toàn. 3. Châm cứu cũng có liều lượng như uống thuốc.
Hầu hết rắc rối về sức khỏe của bạn không thể biến mất nếu chỉ châm cứu vài lần rồi thôi. Cũng giống như việc phải uống thuốc đủ liều để điều trị bệnh, bạn cũng cần thực hiện số lần châm cứu đủ yêu cầu để nhận biết sự thay đổi. Tuy nhiên, nếu không thấy cải thiện sau 10 lần châm cứu, bạn nên tìm đến thầy thuốc khác. 4. Không tác dụng phụ
Châm cứu không có tác dụng phụ như khi chữa trị bằng thuốc Tây. Tác dụng phụ của châm cứu thường tốt cho cơ thể vì nó giúp bạn thư giãn, ngủ tốt hơn, giảm stress và cải thiện tiêu hóa. Năng lượng cơ thể thường tăng lên sau khi điều trị.
Những người không nên châm cứu, bấm huyệt - Những người cơ địa yếu, không thích nghi được. - Những người có thể trạng yếu, suy kiệt, châm cứu dễ bị sốc. - Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Mặc dù châm cứu tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị một số loại bệnh, nhưng nếu không cẩn thận dễ gây ra những rủi ro nguy hiểm. Nếu bác sĩ châm cứu thẳng vào dây thần kinh, có thể dẫn đến bị liệt, teo cơ… Khi châm kim, nếu người bệnh có cảm giác rất buốt, bác sĩ cần phải rút kim ra ngay lập tức. Bởi nếu châm sai huyệt, châm vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu, có thể gây tử vong. Do đó, để châm cứu chữa bệnh đạt hiệu quả, người bệnh chỉ nên đến bệnh viện, viện châm cứu đã được xác nhận của Bộ Y tế. |
Lợi ích của bấm huyệt
Bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị chủ yếu trong Đông y. Đây là cách kích thích cơ học một cách trực tiếp vào da thịt, mạch máu, thần kinh thông qua các huyệt vị,…gây nên những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch, qua đó giúp lưu thông khí huyết, nâng cao năng lực hoạt động của các phủ tạng trong cơ thể. - Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng, tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hoá. - Tăng dinh dưỡng của da làm da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da. Xoa bóp còn có nhiều tác dụng khác góp phần phục hồi sức khỏe. - Xoa bóp bấm huyệt điều trị có hiệu quả các bệnh như: thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống lưng, đau quanh khớp vai, liệt vận động do tai biến mạch máu não, mất ngủ kéo dài, người bị đau đầu, mệt mỏi... nhiều bệnh do tổn thương của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục... - Điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung... Vì xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh. - Xoa bóp thường xuyên làm tăng tính linh hoạt của khớp và làm giảm khả năng bị chấn thương, cải thiện tư thế. Ngoài ra, xoa bóp còn kích thích hệ thống lympho, làm tăng miễn dịch và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. - Xoa bóp làm giãn mạch máu, tăng tuần hoàn tại chỗ, góp phần chống viêm, giảm phù nề. - Xoa bóp làm giãn cơ, đặc biệt là những nhóm cơ đã bị co cứng. Xoa bóp có thể cải thiện các hiện tượng co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp dẫn đến đau và hạn chế vận động. Mặc dù có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng trong nhiều trường hợp sơ sẩy trong việc xoa bóp, bấm huyệt cũng dẫn đến những biến chứng nặng nề. Thay vì khỏe ra, nhiều người có cảm giác ê ẩm, đau mỏi toàn thân sau khi bấm huyệt. Nguyên nhân là do nhân viên thiếu chuyên môn, day ấn không đúng cách, không phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.
BẤM HUYỆT GIÚP CHỐNG LÃO HOÁ TRÊN KHUÔN MẶT Đầu tiên trước khi bắt đầu vào bấm huyệt. Bạn hãy rửa sạch tất cả các mỹ phẩm trên mặt và thoa một lớp kem mỏng giúp dễ dàng massage cho da. Vùng 1: Đôi lông mày và mắt Để bấm huyệt, xoa bóp cho vùng da này bạn cần dùng ngón tay trỏ miết từ đầu đến chân lông mày, bên cạnh đó kết hợp với các ngón khác véo lông mày lên khoảng 1 phút. Chú ý ấn huyệt Toản Trúc (ngay đầu lông mày), huyệt Ấn Đường (chỗ lõm giữa hai cung lông mày), khu vực huyệt Đồng Tử Liêu (ngay đuôi lông mày). Mỗi huyệt bạn cần ấn giữ 30 giây, nhắm mắt lại và dùng ngón tay trỏ day nhẹ vào 2 hố mắt và thái dương 2 bên. Vùng 2: Nơi gò má Sử dụng lòng bàn tay của bạn tiến hành xoa nhẹ lên hai gò má theo hình tròn và tiếp tục từ từ hướng sang 2 bên má. Tiếp đến bạn dùng các ngón tay day và ấn nhẹ vào các huyệt Quyền Liêu (nằm dưới xương gò má), huyệt Giáp Xa ( nơi góc hàm), xoa liên tiếp nhiều lần cho đến khi cảm thấy da bạn căng và nhẵn. Vùng 3: Quanh mũi Sử dụng 2 ngón tay giữa vuốt từ cánh mũi lên nơi gốc mũi rồi lại vuốt xuống lại cánh mũi. Tiếp đến bạn bóp nhẹ 2 bên cánh mũi và day vào huyệt Dinh Hương (nằm cạnh chân cánh mũi) trong từ 1 – 2 phút. Vùng 4: Khu vực cằm Sử dụng lòng bàn tay xoa xát đều từ phải sang trái cằm rồi ngược lại, bạn cần bóp nhẹ và ấn vào huyệt Thừa Tương (nằm ngay giữa cằm). Kết thúc việc bấm huyệt cho khuôn mặt, bạn cần rửa mặt sạch lại bằng nước ấm. |
Tắm lá và xông hơi
Bạn có thể thấy phương pháp này khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày, ví như khi bạn đi tắm lá thuốc của người Dao hay khi bạn nấu một nồi lá xông. Thật ra cả hai cách này đều là dùng phép "hãm" trong Đông Y. Đây là phương pháp làm cho ra mồ hôi, thoát độc và lưu thông khí huyết, mở lỗ chân lông cho thông thoáng. Đồng thời là khu phong, tán hàn. Thuốc tắm của người Dao là một dạng đặc trưng về cách sử dụng cây cỏ làm thuốc để chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh đã có từ rất xa xưa. Bài thuốc tắm của người Dao đỏ bao gồm nhiều loại cây hơn so với bài thuốc của các nhóm người Dao khác. Có thể là do kinh nghiệm sử dụng cây cỏ của họ phong phú hơn và thiên nhiên ở nơi cư trú của họ cũng có nhiều loại cây thuốc hơn. Số cây thuốc trong một bài thuốc tắm thường rất lớn, dao động từ 10 đến 120 loài, thuộc nhiều họ thực vật và dạng sống khác nhau. Trong đó, có khoảng 10 cây thuốc được coi là quan trọng nhất. Cách tắm lá thuốc truyền thống là: sau khi lấy đủ nguyên liệu, các cây thuốc được cho vào chảo hay nồi lớn có dung tích khoảng 50 lít, đun sôi trong nước khoảng 20 phút. Nước thuốc được đổ vào thùng gỗ lớn đủ cho một người ngồi. Để nhiệt độ giảm còn khoảng 50 độ C (hoặc có thể pha thêm nước mát vào nước cốt đặc), người tắm ngâm mình vào nước thuốc trong thời gian khoảng 15 - 30 phút, khi thấy toát mồ hôi, tim đập mạnh và thở nhanh thì thôi. Thuốc tắm dùng để chữa các bệnh đau nhức cơ, xương, khớp, cảm cúm, ngứa, táo bón, đinh nhọt; hoặc để tăng cường thể lực cho phụ nữ sau khi đẻ, hoặc người sau khi ốm. Người lao động nặng nhọc, mệt mỏi, sau khi tắm thấy cơ thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, sức khỏe được hồi phục. Tuy nhiên, tùy từng người, nếu ngâm thuốc tắm quá lâu có thể sẽ bị say thuốc và buồn ngủ. Trong trường hợp này chỉ cần nằm nghỉ hoặc ngủ một lúc sẽ hết.
Công dụng tuyệt vời của xông 1. Xông lá giải độc cơ thể Quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng trong cơ thể tạo ra những sản phẩm không cần thiết và thậm chí có hại cho cơ thể cần phải được đào thải ra ngoài. Việc bài tiết những cặn bả sinh học và những chất độc hại thường thông qua 4 đường. Đó là đường thở, đường đi tiêu, đường đi tiểu, đường mồ hôi. Trên mặt da chúng có khoảng 2,5 triệu tuyến tiết mồ hôi. Một người trung bình tiết ra khoảng 1 lít mồ hôi mỗi ngày. Nếu xông hơi có thể tiết đến 2 hoặc 3 lít mỗi ngày… Do đó hình thức xông hơi bằng nồi xông có thể giúp tăng cường giải độc cho nhiều trường hợp khác nhau mà không phải đưa vào cơ thể bất cứ dược chất gì. Quá trình xông hơi nhiệt độ dần dần tăng lên khiến cơ thể phân huỷ một lượng mỡ nhất định để điều hoà thân nhiệt. Do đó biện pháp xông hơi phối hợp với việc ăn uống và vận động hợp lý cũng hữu ích cho việc chống béo phì. 2. Xông lá trị cảm cúm Khi bị cảm cúm có các triệu chứng: Đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình. Đông y cho đây là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn. Dùng các loại dược liệu cùng với nước nấu sôi, các chất trong lá đã biến thành hơi nước nên nó rất dễ dàng đi vào đường hô hấp đến tận phế nang. Trong các lá xông có kháng sinh, có tinh dầu cho nên có tác dụng chống viêm, tuyên thông phế khí, giảm đau, hạ sốt... Tuy nhiên, những trường hợp cảm cúm chỉ cần xông 1 - 2 lần là được. Không nên xông nhiều lần. Xông nhiều lần sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ sức khỏe. Không xông đối với trường hợp cảm thử (ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả). 3. Xông lá trị huyết áp cao Xông hơi giúp bài tiết nước ra khỏi cơ thể bằng đường mồ hôi không những không làm mệt thận, mà còn tránh được những phản ứng phụ không cần thiết khi phải dùng những chất hoá dược lợi tiểu để làm hạ huyết áp. Quá trình xông hơi vừa làm giãn nở mạch máu ngoại biên vừa tăng tiết mồ hôi để thông thoát bớt nước ra khỏi cơ thể. Cả hai yếu tố nầy đều có tác dụng giảm nhẹ áp lực lên tim và lên thành mạch. Ngoài ra do tính tương tác giữa thần kinh và cơ, việc giãn nở những cơ trơn của thành mạch máu còn có tác dụng điều hoà thần kinh giao cảm. Đây cũng là lý do cho thấy xông hơi có thể giải toả căng thẳng và giảm stress. |
Hoài Phương