Thủ tướng: Nhà đầu tư Trung Quốc phải bảo vệ tốt môi trường
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc, chiều 11/9
“Chúng tôi luôn đón chào các nhà đầu tư từ Trung Quốc, nhưng lưu ý các nhà đầu tư phải bảo vệ tốt môi trường, không đầu tư bằng bất cứ giá nào, phải sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Các nhà đầu tư thắng thì chúng tôi thắng, và ngược lại”.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi đối thoại với hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc chiều 11/9, nhân chuyến thăm quốc gia này.
Trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, những tiềm năng, cơ hội mà các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc có thể đón bắt để đầu tư.
“Điều đầu tiên quan trọng trong đầu tư là sự ổn định chính trị - xã hội, thì Việt Nam đã có ổn định chính trị - xã hội bền vững, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Cùng với đó, Thủ tướng cho biết, Việt Nam có hàng loạt các lợi thế, từ vị trí địa lý (láng giềng), dân số vàng, lao động trẻ, giá nhân công rẻ, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trên các lĩnh vực…
Về tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Thủ tướng cho biết, đến nay có 21.000 dự án đầu tư của trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hơn 300 tỷ USD.
Trong đó, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam khoảng 1.500 dự án, tổng vốn 11 tỷ USD, đứng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt trên 66 tỷ USD. Và hết năm 2016, theo Thủ tướng, có thể đạt hơn 100 tỷ USD.
Cho rằng việc xuất nhập khẩu là theo nhu cầu của các doanh nghiệp mỗi nước, Thủ tướng nhấn mạnh định hướng của nền kinh tế Việt Nam là cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, bảo đảm phát triển bền vững.
“Trước đây có nhập siêu lớn giữa Việt Nam - Trung Quốc, thì nay xu hướng là giảm xuống. Đây là xu hướng đáng mừng trong quan hệ hai nước”, Thủ tướng nói.
Trước các vị đại diện doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định quan điểm xây dựng môi trường kinh doanh cởi mở, minh bạch cho mọi doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, với phương châm coi thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, bên cạnh các tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị, Việt Nam sẽ ưu tiên những doanh nghiệp quan tâm đến thu nhập cho công nhân để bảo đảm đời sống theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, ông lưu ý một số công trình, dự án của doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam còn chậm tiến độ.
Thủ tướng cho biết sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, máy móc thiết bị, điện lực, năng lượng tái tạo, du lịch, thương mại đặc biệt là đối với mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam.
Tại cuộc đối thoại, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc nêu lên nhiều vấn đề còn băn khoăn trong các lĩnh vực như ngân hàng, dệt may, năng lượng… và đều được đại diện các bộ ngành Việt Nam giải đáp.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi đối thoại với hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc chiều 11/9, nhân chuyến thăm quốc gia này.
Trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, những tiềm năng, cơ hội mà các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc có thể đón bắt để đầu tư.
“Điều đầu tiên quan trọng trong đầu tư là sự ổn định chính trị - xã hội, thì Việt Nam đã có ổn định chính trị - xã hội bền vững, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Cùng với đó, Thủ tướng cho biết, Việt Nam có hàng loạt các lợi thế, từ vị trí địa lý (láng giềng), dân số vàng, lao động trẻ, giá nhân công rẻ, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện trên các lĩnh vực…
Về tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Thủ tướng cho biết, đến nay có 21.000 dự án đầu tư của trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hơn 300 tỷ USD.
Trong đó, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam khoảng 1.500 dự án, tổng vốn 11 tỷ USD, đứng thứ 9 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt trên 66 tỷ USD. Và hết năm 2016, theo Thủ tướng, có thể đạt hơn 100 tỷ USD.
Cho rằng việc xuất nhập khẩu là theo nhu cầu của các doanh nghiệp mỗi nước, Thủ tướng nhấn mạnh định hướng của nền kinh tế Việt Nam là cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, bảo đảm phát triển bền vững.
“Trước đây có nhập siêu lớn giữa Việt Nam - Trung Quốc, thì nay xu hướng là giảm xuống. Đây là xu hướng đáng mừng trong quan hệ hai nước”, Thủ tướng nói.
Trước các vị đại diện doanh nghiệp, Thủ tướng khẳng định quan điểm xây dựng môi trường kinh doanh cởi mở, minh bạch cho mọi doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, với phương châm coi thành công của nhà đầu tư là thành công của Việt Nam.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, bên cạnh các tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị, Việt Nam sẽ ưu tiên những doanh nghiệp quan tâm đến thu nhập cho công nhân để bảo đảm đời sống theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, ông lưu ý một số công trình, dự án của doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam còn chậm tiến độ.
Thủ tướng cho biết sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp hỗ trợ, máy móc thiết bị, điện lực, năng lượng tái tạo, du lịch, thương mại đặc biệt là đối với mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam.
Tại cuộc đối thoại, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc nêu lên nhiều vấn đề còn băn khoăn trong các lĩnh vực như ngân hàng, dệt may, năng lượng… và đều được đại diện các bộ ngành Việt Nam giải đáp.