Thủ tướng yêu cầu Sơn La báo cáo đề án quần thể tượng đài Bác Hồ
Sơn La nằm trong danh sách 14 địa phương dự kiến được ưu tiên xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh
Theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư đề án xây dựng quần thể tượng đài Bác Hồ với đồng bào Tây Bắc.
Trước đó, từ ngày 4/8, báo chí phản ánh việc Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua đề án xây dựng quần thể tượng đài Bác Hồ với đồng bào Tây Bắc có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác; nhận định quy mô đề án quá lớn, chưa phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Về vấn đề trên, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư đề án này và làm rõ những nội dung báo chí phản ánh, gửi Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8 tới.
Không xây dựng tràn lan
Trong diễn biến có liên quan, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang chủ trì dự thảo quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030.
Theo dự thảo, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được xây dựng ở vị trí trang trọng, trung tâm, có chất lượng cao về kỹ thuật và mỹ thuật, thuận lợi cho nhân dân đến thưởng ngoạn và tưởng niệm.
Không xây dựng tràn lan, mỗi công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là điểm nhấn văn hóa, có ý nghĩa và giá trị sâu sắc với địa phương, vùng, miền và toàn quốc.
Dự thảo nêu rõ, chỉ xây dựng những công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có trong quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Trường hợp các dự án không có trong quy hoạch, dự án công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng ở nước ngoài phải được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
14 địa phương ưu tiên
Dự thảo cũng nêu rõ, hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được ưu tiên xây dựng đến năm 2030 tại 14 địa phương: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đến năm 2014, có 31 công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xây dựng tại trung tâm chính trị, hành chính các địa phương có quy mô lớn; 101 công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trong khuôn viên, cơ quan, đơn vị, trường học.
Về vốn đầu tư, theo dự thảo, có thể huy động xây dựng tượng đài từ nhiều nguồn: vốn ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương; vốn tự có của các ngành và các tổ chức xã hội; các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Trước đó, từ ngày 4/8, báo chí phản ánh việc Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua đề án xây dựng quần thể tượng đài Bác Hồ với đồng bào Tây Bắc có tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác; nhận định quy mô đề án quá lớn, chưa phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Về vấn đề trên, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La báo cáo về việc đầu tư đề án này và làm rõ những nội dung báo chí phản ánh, gửi Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8 tới.
Không xây dựng tràn lan
Trong diễn biến có liên quan, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang chủ trì dự thảo quyết định của Thủ tướng phê duyệt quy hoạch hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030.
Theo dự thảo, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được xây dựng ở vị trí trang trọng, trung tâm, có chất lượng cao về kỹ thuật và mỹ thuật, thuận lợi cho nhân dân đến thưởng ngoạn và tưởng niệm.
Không xây dựng tràn lan, mỗi công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là điểm nhấn văn hóa, có ý nghĩa và giá trị sâu sắc với địa phương, vùng, miền và toàn quốc.
Dự thảo nêu rõ, chỉ xây dựng những công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có trong quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Trường hợp các dự án không có trong quy hoạch, dự án công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng ở nước ngoài phải được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
14 địa phương ưu tiên
Dự thảo cũng nêu rõ, hệ thống tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được ưu tiên xây dựng đến năm 2030 tại 14 địa phương: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, đến năm 2014, có 31 công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xây dựng tại trung tâm chính trị, hành chính các địa phương có quy mô lớn; 101 công trình tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trong khuôn viên, cơ quan, đơn vị, trường học.
Về vốn đầu tư, theo dự thảo, có thể huy động xây dựng tượng đài từ nhiều nguồn: vốn ngân sách Nhà nước Trung ương và địa phương; vốn tự có của các ngành và các tổ chức xã hội; các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.