Thưởng Tết 2010: Nhiều tín hiệu lạc quan
Doanh nghiệp làm ăn thuận lợi hứa hẹn tiền thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm ngoái
Ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tiền lương và một số doanh nghiệp cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan từ nguồn thưởng Tết Canh Dần 2010 sắp tới.
Doanh nghiệp lạc quan
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các sở lao động địa phương, yêu cầu giám sát, báo cáo chi tiết về tình hình lương thưởng cuối năm, đôn đốc các doanh nghiệp phải công khai tiền thưởng Tết muộn nhất là vào ngày 20/12 tới.
Khác với năm ngoái, năm nay phần lớn các doanh nghiệp tỏ ra khá thoải mái khi được hỏi về kế hoạch lương thưởng cuối năm. Đại diện một số doanh nghiệp cho cho biết, khủng hoảng kinh tế đã không mấy ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm nay. Đặc biệt, tình hình có nhiều thuận lợi trong những tháng cuối năm, vì thế thưởng Tết cho nhân viên chắc chắn khả quan.
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, đến thời điểm này mặc dù Bộ chưa có thông tin chính thức nào, nhưng căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp, có thể dự đoán, mức thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm ngoái.
Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp đã phục hồi sau khủng hoảng, bằng chứng là nhiều doanh nghiệp đã ồ ạt tuyển lao động trong những tháng cuối năm. Khi việc nhiều, công nhân có việc làm thêm, doanh nghiệp liên tục tăng ca, sản phẩm tiêu thụ mạnh, hiển nhiên tiền thưởng sẽ được trả xứng đáng.
Ngoài ra, theo bà Minh, lương thưởng còn là một trong những chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Đây là một trong những bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân người tài, khuyến khích, động viên lao động từ đó họ có thêm động lực làm việc.
Trao đổi với VnEconomy, giám đốc một doanh nghiệp chế biến nông sản cho rằng, nếu như hồi Tết Kỷ Sửu, doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì năm nay, kinh tế đã phục hồi nhanh hơn dự báo. Bản thân doanh nghiệp này cũng đã nhận được rất nhiều đơn hàng từ tháng 5/2009 và doanh thu những tháng cuối năm khá cao, vì thế không có lý do gì mà không thưởng lớn để động viên nhân viên cả!
Bất động sản, tài chính, ngân hàng “đột phá”?
Theo ông Đặng Quang Điều, Phó trưởng ban Chính sách kinh tế - xã hội của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tết 2009, mức thưởng cao nhất thuộc một doanh nghiệp ngành tư vấn luật ở Tp.HCM với 330 triệu đồng. Năm nay, có thể sẽ có “đột phá” từ ngành bất động sản. Đây là ngành “hái ra tiền” nhất của năm 2009, đặc biệt là những tháng cuối năm.
Ngân hàng, tài chính cũng sẽ là những ngành có mức thưởng bình quân cao do năm nay nhóm này làm ăn thuận lợi. Lợi nhuận của một số ngân hàng tăng cao, nhân viên ngân hàng cũng dự kiến mức thưởng trung bình sẽ khoảng trên 10 triệu đồng/người.
Ngoài ra, cũng có không ít ý kiến đánh giá cao các ngành dịch vụ như viễn thông, du lịch, tư vấn. “Có thể sẽ không có mức thưởng “ngất ngưởng” như mọi năm ở các ngành này nhưng năm nay mặt bằng chung chắc chắn sẽ cao hơn so với năm ngoái”, một chuyên gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận xét.
Đối với các ngành sản xuất gia công như dệt may, da giầy, thủy sản, mặc dù không phải là những ngành“ăn nên làm ra” như bất động sản, tài chính nhưng cũng không còn ở vào thế “bí” như năm ngoái, buộc phải cắt giảm nhân công, thắt lưng, buộc bụng để tồn tại.
Một số doanh nghiệp may mặc cho biết, với mức thưởng một tháng lương năm nay với họ là không khó. Năm ngoái, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành này có mức thưởng Tết chỉ một, hai trăm nghìn đồng
Theo ông Đặng Quang Điều, mức thưởng một tháng luơng cơ bản là mức chung mà phần lớn các doanh nghiệp vẫn thực hiện hàng năm. Với tình hình trượt giá như hiện nay, thưởng một tháng lương là thấp. Tuy nhiên, với lao động một số ngành nghề thì mức đó cũng có thể gọi là “đủ ấm”.
Doanh nghiệp lạc quan
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các sở lao động địa phương, yêu cầu giám sát, báo cáo chi tiết về tình hình lương thưởng cuối năm, đôn đốc các doanh nghiệp phải công khai tiền thưởng Tết muộn nhất là vào ngày 20/12 tới.
Khác với năm ngoái, năm nay phần lớn các doanh nghiệp tỏ ra khá thoải mái khi được hỏi về kế hoạch lương thưởng cuối năm. Đại diện một số doanh nghiệp cho cho biết, khủng hoảng kinh tế đã không mấy ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm nay. Đặc biệt, tình hình có nhiều thuận lợi trong những tháng cuối năm, vì thế thưởng Tết cho nhân viên chắc chắn khả quan.
Bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, đến thời điểm này mặc dù Bộ chưa có thông tin chính thức nào, nhưng căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp, có thể dự đoán, mức thưởng Tết năm nay sẽ cao hơn năm ngoái.
Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp đã phục hồi sau khủng hoảng, bằng chứng là nhiều doanh nghiệp đã ồ ạt tuyển lao động trong những tháng cuối năm. Khi việc nhiều, công nhân có việc làm thêm, doanh nghiệp liên tục tăng ca, sản phẩm tiêu thụ mạnh, hiển nhiên tiền thưởng sẽ được trả xứng đáng.
Ngoài ra, theo bà Minh, lương thưởng còn là một trong những chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Đây là một trong những bí quyết giúp doanh nghiệp giữ chân người tài, khuyến khích, động viên lao động từ đó họ có thêm động lực làm việc.
Trao đổi với VnEconomy, giám đốc một doanh nghiệp chế biến nông sản cho rằng, nếu như hồi Tết Kỷ Sửu, doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì năm nay, kinh tế đã phục hồi nhanh hơn dự báo. Bản thân doanh nghiệp này cũng đã nhận được rất nhiều đơn hàng từ tháng 5/2009 và doanh thu những tháng cuối năm khá cao, vì thế không có lý do gì mà không thưởng lớn để động viên nhân viên cả!
Bất động sản, tài chính, ngân hàng “đột phá”?
Theo ông Đặng Quang Điều, Phó trưởng ban Chính sách kinh tế - xã hội của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Tết 2009, mức thưởng cao nhất thuộc một doanh nghiệp ngành tư vấn luật ở Tp.HCM với 330 triệu đồng. Năm nay, có thể sẽ có “đột phá” từ ngành bất động sản. Đây là ngành “hái ra tiền” nhất của năm 2009, đặc biệt là những tháng cuối năm.
Ngân hàng, tài chính cũng sẽ là những ngành có mức thưởng bình quân cao do năm nay nhóm này làm ăn thuận lợi. Lợi nhuận của một số ngân hàng tăng cao, nhân viên ngân hàng cũng dự kiến mức thưởng trung bình sẽ khoảng trên 10 triệu đồng/người.
Ngoài ra, cũng có không ít ý kiến đánh giá cao các ngành dịch vụ như viễn thông, du lịch, tư vấn. “Có thể sẽ không có mức thưởng “ngất ngưởng” như mọi năm ở các ngành này nhưng năm nay mặt bằng chung chắc chắn sẽ cao hơn so với năm ngoái”, một chuyên gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận xét.
Đối với các ngành sản xuất gia công như dệt may, da giầy, thủy sản, mặc dù không phải là những ngành“ăn nên làm ra” như bất động sản, tài chính nhưng cũng không còn ở vào thế “bí” như năm ngoái, buộc phải cắt giảm nhân công, thắt lưng, buộc bụng để tồn tại.
Một số doanh nghiệp may mặc cho biết, với mức thưởng một tháng lương năm nay với họ là không khó. Năm ngoái, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành này có mức thưởng Tết chỉ một, hai trăm nghìn đồng
Theo ông Đặng Quang Điều, mức thưởng một tháng luơng cơ bản là mức chung mà phần lớn các doanh nghiệp vẫn thực hiện hàng năm. Với tình hình trượt giá như hiện nay, thưởng một tháng lương là thấp. Tuy nhiên, với lao động một số ngành nghề thì mức đó cũng có thể gọi là “đủ ấm”.