Làm ăn khó, thưởng Tết kém
Có khoảng 20% doanh nghiệp ngành dệt may tại Tp.HCM đang lâm vào cảnh “túng bấn”
Tuy chưa có báo cáo tổng kết chính thức, nhưng theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM, có khoảng 20% doanh nghiệp ngành dệt may tại Tp.HCM đang lâm vào cảnh “túng bấn”, thiếu vốn, thiếu tiền mặt, không có hợp đồng, kinh doanh lỗ…
Trong tình cảnh đó, các công ty có thể sẽ thưởng cho công nhân với mức “tượng trưng” hoặc khá lắm thì bằng 50% so với năm ngoái. Số 80% doanh nghiệp còn lại sẽ có mức thưởng vào khoảng 70 – 80% so với tết năm ngoái.
Ông Hồng cho rằng: “Mức cao nhất của tết này sẽ bằng chứ không vượt tết năm rồi”.
Chẳng hạn Công ty Garmex Sài Gòn dự tính mức thưởng công nhân khoảng 3 – 4 triệu đồng/người, giảm gần 20% so với tết trước. Ở Công ty May Sài Gòn 3, một trong những đơn vị ăn nên làm ra của ngành may, mức thưởng cuối năm dự kiến sẽ khoảng 5 triệu đồng/người, bằng với tết năm ngoái.
Ông Hồng nhìn nhận: “Trong bối cảnh vật giá leo thang, chi phí đời sống tăng, thì thưởng bằng mức cũ tức là đã giảm thưởng với người lao động rồi”.
Ông Nguyễn Đức Khiêm, Tổng giám đốc Công ty Dệt Việt Thắng cho biết: “Cho đến giờ, các báo cáo sơ bộ cho thấy lãi công ty không bằng 50% năm ngoái, nhưng công ty vẫn dự kiến mức thưởng cho công nhân chí ít cũng bằng năm ngoái”.
Ông Nguyễn Đình Kim, Tổng giám đốc Công ty Giày Asia nhìn nhận: “Doanh nghiệp giày dép trong nước hầu hết đều rơi vào thế khó tìm kiếm hợp đồng mới. Nhưng đáng lo, đáng ngại và đáng quan tâm nhất là tình trạng nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm ăn kiểu chụp giựt, do đầu tư không đến nơi đến chốn, cạnh tranh không nổi trên thương trường, nay bị lỗ phải bỏ của chạy lấy người. Công ty của họ phá sản, công nhân sẽ mất việc, mất cả lương chứ đừng nói đến thưởng tết”.
Một giám đốc công ty chuyên sản xuất đế giày tại Tp.HCM cho rằng: “Qua tham khảo thông tin từ bạn bè, đối tác, tôi thấy khoảng 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành da giày đang rất khó khăn. Họ khó mà giữ được mức lương, mức thưởng cho công nhân dịp cuối năm này”.
Bích Thủy (SGTT)
Trong tình cảnh đó, các công ty có thể sẽ thưởng cho công nhân với mức “tượng trưng” hoặc khá lắm thì bằng 50% so với năm ngoái. Số 80% doanh nghiệp còn lại sẽ có mức thưởng vào khoảng 70 – 80% so với tết năm ngoái.
Ông Hồng cho rằng: “Mức cao nhất của tết này sẽ bằng chứ không vượt tết năm rồi”.
Chẳng hạn Công ty Garmex Sài Gòn dự tính mức thưởng công nhân khoảng 3 – 4 triệu đồng/người, giảm gần 20% so với tết trước. Ở Công ty May Sài Gòn 3, một trong những đơn vị ăn nên làm ra của ngành may, mức thưởng cuối năm dự kiến sẽ khoảng 5 triệu đồng/người, bằng với tết năm ngoái.
Ông Hồng nhìn nhận: “Trong bối cảnh vật giá leo thang, chi phí đời sống tăng, thì thưởng bằng mức cũ tức là đã giảm thưởng với người lao động rồi”.
Ông Nguyễn Đức Khiêm, Tổng giám đốc Công ty Dệt Việt Thắng cho biết: “Cho đến giờ, các báo cáo sơ bộ cho thấy lãi công ty không bằng 50% năm ngoái, nhưng công ty vẫn dự kiến mức thưởng cho công nhân chí ít cũng bằng năm ngoái”.
Ông Nguyễn Đình Kim, Tổng giám đốc Công ty Giày Asia nhìn nhận: “Doanh nghiệp giày dép trong nước hầu hết đều rơi vào thế khó tìm kiếm hợp đồng mới. Nhưng đáng lo, đáng ngại và đáng quan tâm nhất là tình trạng nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm ăn kiểu chụp giựt, do đầu tư không đến nơi đến chốn, cạnh tranh không nổi trên thương trường, nay bị lỗ phải bỏ của chạy lấy người. Công ty của họ phá sản, công nhân sẽ mất việc, mất cả lương chứ đừng nói đến thưởng tết”.
Một giám đốc công ty chuyên sản xuất đế giày tại Tp.HCM cho rằng: “Qua tham khảo thông tin từ bạn bè, đối tác, tôi thấy khoảng 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành da giày đang rất khó khăn. Họ khó mà giữ được mức lương, mức thưởng cho công nhân dịp cuối năm này”.
Bích Thủy (SGTT)