Tin&Dùng, động lực mới
Chương trình Tin&Dùng năm 2009 chính là một cầu nối giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp
Năm 2008, một năm đầy biến động đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp và cả với người tiêu dùng cuối cùng cũng đã qua đi.
Tuy nhiên, người ta cũng sẽ còn phải nhắc nhiều đến quãng thời gian này như là một cột mốc đánh dấu sự thay đổi lớn lao của thói quen tiêu dùng và những “trật tự” mới trên thị trường tiêu dùng. Khủng hoảng kinh tế với người này là nguy cơ nhưng với người khác lại là cơ hội lớn.
Sẽ có những cái tên bị “biến mất” trên thị trường hàng hóa nhưng cũng sẽ có những cái tên khác được khai sinh, được hồi sinh và được phát triển. Sự “lao đao” của các tên tuổi lớn, với tầm ảnh hưởng toàn cầu lại là cơ hội cho sự hồi phục và lớn mạnh của những tên tuổi mới, những nhà kinh doanh nhỏ thấu hiểu và có khả năng chuyển mình nhanh hơn để bắt kịp với sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Những tên tuổi “địa phương” có vẻ như đang lấy lại được vị thế của mình trên còn đường chinh phục khách hàng thân thiết của mình.
Sự cân nhắc có lẽ là thói quen tiêu dùng mới tích cực nhất được hình thành trong năm qua. Những khó khăn của tài chính cá nhân, tài chính gia đình đã khiến người tiêu dùng không còn “phóng tay” trong mua sắm như trước. Mọi sự lựa chọn đều được đặt lên bàn cân: cần hay không cần, thiết thực hay không thiết thực, lợi ích hay không lợi ích… Đồng hành với sự cân nhắc của người tiêu dùng là cơ hội được nhìn nhận đúng lại giá trị thật của các loại hàng hóa, các nhà sản xuất và kinh doanh.
Và đã đến lúc, người tiêu dùng chỉ chấp nhận trả tiền cho những giá trị thật, hơn là hoang phí cho những giá trị ảo được thiết lập nên bởi những sự “đánh bóng” quá mức.
Sự thờ ơ của người tiêu dùng có lẽ là nỗi e ngại lớn nhất của các nhà sản xuất, kinh doanh khi cân nhắc bất kỳ một chiến dịch quảng bá hình ảnh sản phẩm nào trong giai đoạn khó khăn này. Hầu như không có một chương trình quảng cáo nào có thể gây “sốc” cho người tiêu dùng khi mà họ đã từ bỏ thói quen “mạo hiểm” với các loại hình quảng bá sản phẩm đầy may rủi. Nhà sản xuất, kinh doanh chỉ có thể tiếp cận người tiêu dùng bằng con đường trực tiếp nhất: cung cấp những sản phẩm hàng hóa - dịch vụ với giá trị thật, xứng đáng với giá trị được tính bằng những đồng tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra.
Sự “Tin&Dùng” của người tiêu dùng chính là cách tốt nhất để các nhà sản xuất - kinh doanh khẳng định giá trị của sản phẩm, giá trị của doanh nghiệp và là cách thức tốt nhất để quảng bá hình ảnh về sản phẩm cũng như doanh nghiệp in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng.
“Tin&Dùng” có lẽ là cách thức thích hợp nhất để người tiêu dùng được nói lên tiếng nói của mình và trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, của thị trường hàng hóa. Với sự “Tin&Dùng”, người tiêu dùng đang đứng ở vị thế hoàn toàn chủ động trong việc đòi hỏi và lựa chọn những sản phẩm hàng hóa - dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất với mình.
Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiểu hơn và đi đúng hướng hơn trong việc xác định và cung cấp các giá trị thật cho người tiêu dùng, cho thị trường. Quá trình “Tin&Dùng” là một quá trình tương tác giữa nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng để tìm ra tiếng nói chung trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Sản phẩm nào, dịch vụ nào dành được sự “Tin&Dùng” của người tiêu dùng sẽ đứng vững và phát triển mạnh mẽ dù biến động thị trường trong năm 2009 vẫn được đánh giá là mạnh mẽ và khó lường trước.
Với ý nghĩa đó, Chương trình Tin&Dùng năm 2009 chính là một cầu nối giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp, là động lực mới cho sự vận động của mỗi doanh nghiệp để hướng đến cái đích cuối cùng - dành được sự “Tin&Dùng” của người tiêu dùng.
* Chương trình Tin&Dùng đang được giới thiệu tại www.tinvadung.vn, chuyên mục đánh giá và bình chọn sản phẩm - dịch vụ tại Việt Nam của VnEconomy.
Tuy nhiên, người ta cũng sẽ còn phải nhắc nhiều đến quãng thời gian này như là một cột mốc đánh dấu sự thay đổi lớn lao của thói quen tiêu dùng và những “trật tự” mới trên thị trường tiêu dùng. Khủng hoảng kinh tế với người này là nguy cơ nhưng với người khác lại là cơ hội lớn.
Sẽ có những cái tên bị “biến mất” trên thị trường hàng hóa nhưng cũng sẽ có những cái tên khác được khai sinh, được hồi sinh và được phát triển. Sự “lao đao” của các tên tuổi lớn, với tầm ảnh hưởng toàn cầu lại là cơ hội cho sự hồi phục và lớn mạnh của những tên tuổi mới, những nhà kinh doanh nhỏ thấu hiểu và có khả năng chuyển mình nhanh hơn để bắt kịp với sự thay đổi mạnh mẽ của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Những tên tuổi “địa phương” có vẻ như đang lấy lại được vị thế của mình trên còn đường chinh phục khách hàng thân thiết của mình.
Sự cân nhắc có lẽ là thói quen tiêu dùng mới tích cực nhất được hình thành trong năm qua. Những khó khăn của tài chính cá nhân, tài chính gia đình đã khiến người tiêu dùng không còn “phóng tay” trong mua sắm như trước. Mọi sự lựa chọn đều được đặt lên bàn cân: cần hay không cần, thiết thực hay không thiết thực, lợi ích hay không lợi ích… Đồng hành với sự cân nhắc của người tiêu dùng là cơ hội được nhìn nhận đúng lại giá trị thật của các loại hàng hóa, các nhà sản xuất và kinh doanh.
Và đã đến lúc, người tiêu dùng chỉ chấp nhận trả tiền cho những giá trị thật, hơn là hoang phí cho những giá trị ảo được thiết lập nên bởi những sự “đánh bóng” quá mức.
Sự thờ ơ của người tiêu dùng có lẽ là nỗi e ngại lớn nhất của các nhà sản xuất, kinh doanh khi cân nhắc bất kỳ một chiến dịch quảng bá hình ảnh sản phẩm nào trong giai đoạn khó khăn này. Hầu như không có một chương trình quảng cáo nào có thể gây “sốc” cho người tiêu dùng khi mà họ đã từ bỏ thói quen “mạo hiểm” với các loại hình quảng bá sản phẩm đầy may rủi. Nhà sản xuất, kinh doanh chỉ có thể tiếp cận người tiêu dùng bằng con đường trực tiếp nhất: cung cấp những sản phẩm hàng hóa - dịch vụ với giá trị thật, xứng đáng với giá trị được tính bằng những đồng tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra.
Sự “Tin&Dùng” của người tiêu dùng chính là cách tốt nhất để các nhà sản xuất - kinh doanh khẳng định giá trị của sản phẩm, giá trị của doanh nghiệp và là cách thức tốt nhất để quảng bá hình ảnh về sản phẩm cũng như doanh nghiệp in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng.
“Tin&Dùng” có lẽ là cách thức thích hợp nhất để người tiêu dùng được nói lên tiếng nói của mình và trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, của thị trường hàng hóa. Với sự “Tin&Dùng”, người tiêu dùng đang đứng ở vị thế hoàn toàn chủ động trong việc đòi hỏi và lựa chọn những sản phẩm hàng hóa - dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất với mình.
Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiểu hơn và đi đúng hướng hơn trong việc xác định và cung cấp các giá trị thật cho người tiêu dùng, cho thị trường. Quá trình “Tin&Dùng” là một quá trình tương tác giữa nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng để tìm ra tiếng nói chung trên thị trường hàng hóa, dịch vụ. Sản phẩm nào, dịch vụ nào dành được sự “Tin&Dùng” của người tiêu dùng sẽ đứng vững và phát triển mạnh mẽ dù biến động thị trường trong năm 2009 vẫn được đánh giá là mạnh mẽ và khó lường trước.
Với ý nghĩa đó, Chương trình Tin&Dùng năm 2009 chính là một cầu nối giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp, là động lực mới cho sự vận động của mỗi doanh nghiệp để hướng đến cái đích cuối cùng - dành được sự “Tin&Dùng” của người tiêu dùng.
* Chương trình Tin&Dùng đang được giới thiệu tại www.tinvadung.vn, chuyên mục đánh giá và bình chọn sản phẩm - dịch vụ tại Việt Nam của VnEconomy.