Tòa án Tây Ban Nha ra sức ngăn Catalonia tuyên bố độc lập
Tuy nhiên, giới quan sát không loại trừ khả năng phán quyết của Tòa án Hiến pháp sẽ bị Catalonia phớt lờ
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha ngày 5/10 ra phán quyết đình chỉ phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày thứ Hai tuần tới của Nghị viện Catalonia, trong một nỗ lực nhằm “phủ đầu” ý định tuyên bố trở thành quốc gia độc lập của xứ này.
Theo tin từ BBC, Tòa án Hiến pháp nói rằng một động thái tuyên bố độc lập của Catalonia sẽ là “sự vi phạm hiến pháp”.
Trước đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã lên tiếng cảnh báo chính quyền Catalonia không được tuyên bố độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi vào hôm Chủ nhật tuần trước. Cuộc trưng cầu dân ý này cả Catalonia đã bị Tòa án Hiến pháp và Chính phủ Tây Ban Nha tuyên là bất hợp pháp, đồng thời bị lực lượng cảnh sát quốc gia dùng vũ lực mạnh tay để trấn áp.
Hôm thứ Tư tuần này, ông Carles Puigdemont, người đứng đầu xứ Catalonia, nói rằng ông có thể sẽ đề nghị Nghị viện tuyên bố độc lập trong phiên họp tới.
Phán quyết ngày thứ Năm của Tòa án Hiến pháp được đưa ra sau một đơn kiện, không phải từ Chính phủ ở Madrid, mà là từ Đảng Xã hội của Catalonia - chính đảng phản đối việc vùng này tách khỏi Tay Ban Nha.
Trong phán quyết, tòa án nói việc cho phép Nghị viện Catalonia họp và tuyên bố độc lập sẽ là hành động vi phạm quyền của các nghị sỹ thuộc Đảng Xã hội.
Tuy nhiên, giới quan sát không loại trừ khả năng phán quyết này sẽ bị phớt lờ. Theo đề nghị của Chính phủ ở Madrid, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha từng ra phán quyết cấm cuộc trưng cầu dân ý của Catalonia, nhưng lãnh đạo vùng này vẫn tổ chức cuộc bỏ phiếu.
Trong cuộc bầu cử vùng diễn ra vào năm 2015, Đảng Xã hội giành khoảng 13% số phiếu và nắm 13 ghế trong Nghị viện gồm 135 ghế của Catalonia.
Trong một diễn biến khác vào ngày thứ Năm, một ngân hàng lớn là Sabadell đã quyết định rút đăng ký khỏi Barcelona, thủ phủ của Catalonia, và chuyển đến thành phố Alicante thuộc phía Đông Nam Tây Ban Nha. Động thái này cho thấy những lo ngại của giới tài chính đối với bất ổn ở Catalonia, cho dù Sadabell vẫn giữ trụ sở và nhân viên ở Barcelona.
Một ngân hàng lớn khác ở Barcelona là CaixaBank cũng được cho là cân nhắc hành động tương tự. Sự rút lui này sẽ đảm bảo cho các ngân hàng vẫn nằm trong khu vực Eurozone và trong sự giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong trường hợp Catalonia tuyên bố độc lập.
Đội trưởng câu lạc bộ bóng đá Barcelona, cầu thủ Andres Iniesta, kêu gọi các bên đối thoại. “Hãy làm việc đó vì tất cả chúng ta. Chúng ta xứng đáng được sống trong hòa bình”, cầu thủ 33 tuổi viết trên Facebook.
BBC đánh giá rằng cuộc khủng hoảng ở Catalonia đang là một canh bạc đầy rủi ro đối với Thủ tướng Rajoy. Ông Rajoy đối mặt sức ép lớn trong tuần này, giữa một bên là các đảng cánh tả muốn ông đối thoại với lãnh đạo ly khai của Catalonia, và một bên là cánh hữu muốn ông có hành động cứng rắn - là xóa bỏ chính quyền Catalonia và giành quyền kiểm soát xứ này về tay Madrid.
Trong một động thái cho thấy sự nghiêng về giải pháp của phe hữu, ông Rajoy ngày 5/10 tuyên bố rằng nếu Catalonia nhất quyết đơn phương tuyên bố độc lập, thì vùng này sẽ phải chịu tổn thất lớn.
Theo tin từ BBC, Tòa án Hiến pháp nói rằng một động thái tuyên bố độc lập của Catalonia sẽ là “sự vi phạm hiến pháp”.
Trước đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy đã lên tiếng cảnh báo chính quyền Catalonia không được tuyên bố độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi vào hôm Chủ nhật tuần trước. Cuộc trưng cầu dân ý này cả Catalonia đã bị Tòa án Hiến pháp và Chính phủ Tây Ban Nha tuyên là bất hợp pháp, đồng thời bị lực lượng cảnh sát quốc gia dùng vũ lực mạnh tay để trấn áp.
Hôm thứ Tư tuần này, ông Carles Puigdemont, người đứng đầu xứ Catalonia, nói rằng ông có thể sẽ đề nghị Nghị viện tuyên bố độc lập trong phiên họp tới.
Phán quyết ngày thứ Năm của Tòa án Hiến pháp được đưa ra sau một đơn kiện, không phải từ Chính phủ ở Madrid, mà là từ Đảng Xã hội của Catalonia - chính đảng phản đối việc vùng này tách khỏi Tay Ban Nha.
Trong phán quyết, tòa án nói việc cho phép Nghị viện Catalonia họp và tuyên bố độc lập sẽ là hành động vi phạm quyền của các nghị sỹ thuộc Đảng Xã hội.
Tuy nhiên, giới quan sát không loại trừ khả năng phán quyết này sẽ bị phớt lờ. Theo đề nghị của Chính phủ ở Madrid, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha từng ra phán quyết cấm cuộc trưng cầu dân ý của Catalonia, nhưng lãnh đạo vùng này vẫn tổ chức cuộc bỏ phiếu.
Trong cuộc bầu cử vùng diễn ra vào năm 2015, Đảng Xã hội giành khoảng 13% số phiếu và nắm 13 ghế trong Nghị viện gồm 135 ghế của Catalonia.
Trong một diễn biến khác vào ngày thứ Năm, một ngân hàng lớn là Sabadell đã quyết định rút đăng ký khỏi Barcelona, thủ phủ của Catalonia, và chuyển đến thành phố Alicante thuộc phía Đông Nam Tây Ban Nha. Động thái này cho thấy những lo ngại của giới tài chính đối với bất ổn ở Catalonia, cho dù Sadabell vẫn giữ trụ sở và nhân viên ở Barcelona.
Một ngân hàng lớn khác ở Barcelona là CaixaBank cũng được cho là cân nhắc hành động tương tự. Sự rút lui này sẽ đảm bảo cho các ngân hàng vẫn nằm trong khu vực Eurozone và trong sự giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong trường hợp Catalonia tuyên bố độc lập.
Đội trưởng câu lạc bộ bóng đá Barcelona, cầu thủ Andres Iniesta, kêu gọi các bên đối thoại. “Hãy làm việc đó vì tất cả chúng ta. Chúng ta xứng đáng được sống trong hòa bình”, cầu thủ 33 tuổi viết trên Facebook.
BBC đánh giá rằng cuộc khủng hoảng ở Catalonia đang là một canh bạc đầy rủi ro đối với Thủ tướng Rajoy. Ông Rajoy đối mặt sức ép lớn trong tuần này, giữa một bên là các đảng cánh tả muốn ông đối thoại với lãnh đạo ly khai của Catalonia, và một bên là cánh hữu muốn ông có hành động cứng rắn - là xóa bỏ chính quyền Catalonia và giành quyền kiểm soát xứ này về tay Madrid.
Trong một động thái cho thấy sự nghiêng về giải pháp của phe hữu, ông Rajoy ngày 5/10 tuyên bố rằng nếu Catalonia nhất quyết đơn phương tuyên bố độc lập, thì vùng này sẽ phải chịu tổn thất lớn.