Vốn đang chảy từ chứng khoán Trung Quốc sang địa ốc
Giá nhà tại các thành phố lớn nhất ở Trung Quốc đang tăng mạnh
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lại giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay (29/2), xuống gần mức thấp nhất kể từ tháng 10/2014. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu tỏ rõ sự thất vọng khi cuộc họp G-20 ở Thượng Hải không đưa ra được các biện pháp cụ thể để kích thích tăng trưởng.
Hãng tin Bloomberg cho biết, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải có thời điểm giảm tới 4,6%, trước khi đóng cửa với mức giảm 2,9%.
Từ đầu năm đến nay, Shanghai Composite Index đã giảm 24%, trở thành chỉ số giảm mạnh nhất trong số 93 chỉ số chứng khoán toàn cầu được Bloomberg theo dõi. Mối lo các dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc do lợi nhuận của doanh nghiệp suy giảm trong bối cảnh kinh tế giảm tốc đã khiến giới đầu tư bán mạnh cổ phiếu tại thị trường này.
Theo các nhà phân tích, vào cuối tuần vừa rồi, thị trường đã hy vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp mới để kích thích tăng trưởng kinh tế. Cơ sở cho hy vọng này là vào hôm thứ Sáu, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên nói nước này còn dư địa để nới lỏng thêm chính sách.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế mới nổi và phát triển lớn nhất thế giới (G-20) diễn ra ở Thượng Hải vào cuối tuần, đã không có thông tin tốt lành nào được phát đi như mong đợi.
“Các nhà đầu tư cảm thấy thất vọng trước sự thiếu vắng tin tốt từ hội nghị G-20, và đồng Nhân dân tệ cũng bắt đầu yếu đi nữa”, ông Steve Wang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của công ty Reorient Financial Markets ở Hồng Kông, nhận định.
Bên cạnh đó, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy các dòng vốn đang chảy từ thị trường chứng khoán Trung Quốc sang thị trường bất động sản nước này. “Triển vọng kinh tế u ám thúc đẩy nhiều người bán cổ phiếu để mua nhà, khi mà nhiều cổ phiếu vẫn còn được định giá ở mức quá cao so với giá trị thực”, ông Wang nhận định.
Trong tháng 2, Shanghai Composite Index giảm 1,8%, sau khi giảm 23% trong tháng 1.
Phiên cuối tháng 2, chỉ số Hang Seng Index của chứng khoán Hồng Kông giảm 1,3%, còn chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật mất 1%.
Xu hướng biến động mạnh trở lại của chứng khoán Trung Quốc trong mấy phiên gần đây đang đe dọa nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo dựng một hình ảnh ổn định về thị trường tài chính nước này. Các nhà đầu tư đang bán ra cổ phiếu Trung Quốc ngay trước thềm kỳ họp Quốc hội thường niên của nước này dự kiến khai mạc vào thứ Bảy tới.
“Trước cuộc họp G-20, giới đầu tư đã kỳ vọng sẽ có chính sách nhằm bình ổn thị trường mới được công bố. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Và thị trường thường có xu hướng bán ra trước các kỳ họp Quốc hội”, ông Ronald Wan, Giám đốc điều hành của Partners Capital ở Hồng Kông, phát biểu.
Đồng Nhân dân tệ tại thị trường Thượng Hải hôm nay giảm giá 0,1%, đánh dấu ngày mất giá thứ 7 liên tục, chuỗi phiên giảm giá dài nhất từ đầu năm. PBoC hôm nay tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu đồng nội tệ so với USD.
Giá nhà tại các thành phố lớn nhất ở Trung Quốc đang tăng mạnh song song với đà lao dốc của thị trường chứng khoán.
Trong tháng 1, giá nhà ở Thẩm Quyến tăng 4% so với tháng 12/2015, nâng mức tăng trong 12 tháng qua lên 52% - thống kê công bố tuần trước cho thấy. Giá nhà ở Thượng Hải cũng đã tăng 18% trong vòng 1 năm qua.
Trái lại, dư nợ ký quỹ chứng khoán trên sàn Thượng Hải ngày 29/2 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014.
Hãng tin Bloomberg cho biết, chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải có thời điểm giảm tới 4,6%, trước khi đóng cửa với mức giảm 2,9%.
Từ đầu năm đến nay, Shanghai Composite Index đã giảm 24%, trở thành chỉ số giảm mạnh nhất trong số 93 chỉ số chứng khoán toàn cầu được Bloomberg theo dõi. Mối lo các dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc do lợi nhuận của doanh nghiệp suy giảm trong bối cảnh kinh tế giảm tốc đã khiến giới đầu tư bán mạnh cổ phiếu tại thị trường này.
Theo các nhà phân tích, vào cuối tuần vừa rồi, thị trường đã hy vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ công bố các biện pháp mới để kích thích tăng trưởng kinh tế. Cơ sở cho hy vọng này là vào hôm thứ Sáu, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Chu Tiểu Xuyên nói nước này còn dư địa để nới lỏng thêm chính sách.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế mới nổi và phát triển lớn nhất thế giới (G-20) diễn ra ở Thượng Hải vào cuối tuần, đã không có thông tin tốt lành nào được phát đi như mong đợi.
“Các nhà đầu tư cảm thấy thất vọng trước sự thiếu vắng tin tốt từ hội nghị G-20, và đồng Nhân dân tệ cũng bắt đầu yếu đi nữa”, ông Steve Wang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của công ty Reorient Financial Markets ở Hồng Kông, nhận định.
Bên cạnh đó, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy các dòng vốn đang chảy từ thị trường chứng khoán Trung Quốc sang thị trường bất động sản nước này. “Triển vọng kinh tế u ám thúc đẩy nhiều người bán cổ phiếu để mua nhà, khi mà nhiều cổ phiếu vẫn còn được định giá ở mức quá cao so với giá trị thực”, ông Wang nhận định.
Trong tháng 2, Shanghai Composite Index giảm 1,8%, sau khi giảm 23% trong tháng 1.
Phiên cuối tháng 2, chỉ số Hang Seng Index của chứng khoán Hồng Kông giảm 1,3%, còn chỉ số Nikkei 225 của chứng khoán Nhật mất 1%.
Xu hướng biến động mạnh trở lại của chứng khoán Trung Quốc trong mấy phiên gần đây đang đe dọa nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tạo dựng một hình ảnh ổn định về thị trường tài chính nước này. Các nhà đầu tư đang bán ra cổ phiếu Trung Quốc ngay trước thềm kỳ họp Quốc hội thường niên của nước này dự kiến khai mạc vào thứ Bảy tới.
“Trước cuộc họp G-20, giới đầu tư đã kỳ vọng sẽ có chính sách nhằm bình ổn thị trường mới được công bố. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Và thị trường thường có xu hướng bán ra trước các kỳ họp Quốc hội”, ông Ronald Wan, Giám đốc điều hành của Partners Capital ở Hồng Kông, phát biểu.
Đồng Nhân dân tệ tại thị trường Thượng Hải hôm nay giảm giá 0,1%, đánh dấu ngày mất giá thứ 7 liên tục, chuỗi phiên giảm giá dài nhất từ đầu năm. PBoC hôm nay tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu đồng nội tệ so với USD.
Giá nhà tại các thành phố lớn nhất ở Trung Quốc đang tăng mạnh song song với đà lao dốc của thị trường chứng khoán.
Trong tháng 1, giá nhà ở Thẩm Quyến tăng 4% so với tháng 12/2015, nâng mức tăng trong 12 tháng qua lên 52% - thống kê công bố tuần trước cho thấy. Giá nhà ở Thượng Hải cũng đã tăng 18% trong vòng 1 năm qua.
Trái lại, dư nợ ký quỹ chứng khoán trên sàn Thượng Hải ngày 29/2 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014.