WHO cảnh báo về nguy cơ bùng phát đợt dịch Covid-19 mới
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus mới đây đã tỏ ra lo ngại việc một số quốc gia đang có nguy cơ sụp đổ dịch vụ y tế do quá tải. "Chúng tôi kêu gọi lãnh đạo các nước hành động ngay lập tức, để ngăn có thêm các ca tử vong không cần thiết, ngăn dịch vụ y tế sụp đổ và ngăn trường học đóng cửa lần nữa," - người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói.
Tổng giám đốc Tedros cho biết có quá nhiều quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 tăng theo cấp số nhân. Nhiều quốc gia châu Âu đang báo cáo số ca nhiễm cao hơn hồi làn sóng dịch bệnh thứ nhất hồi tháng 3 và tháng 4. Tây Ban Nha và Pháp là 2 nước mới nhất gia nhập "câu lạc bộ triệu ca COVID-19" của thế giới.Thủ tướng Pedro Sanchez của Tây Ban Nha ngày 23-10 thừa nhận số người mắc COVID-19 thật sự của nước này có thể lên đến 3 triệu ca, do lỗ hổng trong khâu xét nghiệm và các nguyên do khác, theo Hãng tin AP. Chính phủ trên khắp châu Âu đang phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp mới để hạn chế sự lây lan của virus, trong đó Pháp kéo dài lệnh giới nghiêm đối với 46 triệu dân và Ireland buộc phong tỏa lại.
Tổng giám đốc Tedros cho biết có quá nhiều quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 tăng theo cấp số nhân. Nhiều quốc gia châu Âu đang báo cáo số ca nhiễm cao hơn hồi làn sóng dịch bệnh thứ nhất hồi tháng 3 và tháng 4. Tây Ban Nha và Pháp là 2 nước mới nhất gia nhập "câu lạc bộ triệu ca COVID-19" của thế giới.Thủ tướng Pedro Sanchez của Tây Ban Nha ngày 23-10 thừa nhận số người mắc COVID-19 thật sự của nước này có thể lên đến 3 triệu ca, do lỗ hổng trong khâu xét nghiệm và các nguyên do khác, theo Hãng tin AP. Chính phủ trên khắp châu Âu đang phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp mới để hạn chế sự lây lan của virus, trong đó Pháp kéo dài lệnh giới nghiêm đối với 46 triệu dân và Ireland buộc phong tỏa lại.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết tất cả các nước châu Âu, trừ Cyprus, Estonia, Phần Lan và Hi Lạp, đều đang trong tình trạng "quan ngại nghiêm trọng". Theo WHO, nhiều chính phủ đang phải vật lộn để cân bằng giữa các biện pháp hạn chế chống dịch mới với việc phục hồi các nền kinh tế vốn đang rơi vào trì trệ do ảnh hưởng từ các biện pháp cách ly hà khắc từ những tháng đầu năm.Tuy nhiên, sự chán nản của người dân trước các biện pháp cách ly chống dịch, cùng với những khó khăn kinh tế đã khiến cho việc thực hiện các biện pháp hạn chế mới càng trở nên khó khăn.Trong khi đó, tại châu Á, cuối tuần vừa qua, thành phố Kashgar bất ngờ trở thành điểm nóng dịch bệnh tại Trung Quốc, sau khi giới chức phát hiện một ca nhiễm SARS-CoV-2 nhờ cơ chế kiểm tra sức khỏe thường kỳ. Quá trình truy vết dịch tễ sau đó đã phát hiện thêm 137 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Các trường hợp đều không xuất hiện triệu chứng.Nhiều chuyên gia y tế ở Trung Quốc cảnh báo, tình hình ở thành phố Kashgar là nghiêm trọng. Thành phố phát hiện hàng trăm ca không có triệu chứng chỉ trong 1 ngày, đây có thể là dấu hiệu cho thấy virus đã lây lan rộng trong cộng đồng. Bên cạnh đó, "bệnh nhân số 0" của địa phương vẫn chưa được xác định nên rủi ro dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn trong những ngày tới.
Lo ngại về nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới trên toàn cầu, tại Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới tại Đức ngày 26/10 vừa qua, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng cách duy nhất để hồi phục từ đại dịch là phối hợp và đảm bảo rằng các nước nghèo được tiếp cận vaccine Liên minh Châu Âu, một cách công bằng.Trên thế giới hiện có khoảng 10 vaccine đang được thử nghiệm giai đoạn 3 trên hàng chục ngàn tình nguyện viên. Mỹ, Anh, Nhật Bản và nhiều nước khác đã đặt hàng số lượng lớn từ các công ty tham gia phát triển các vaccine có hy vọng thành công nhất. Song song đó là lo ngại về việc các nước có hầu bao nhỏ hơn có thể sẽ phải chờ lâu hơn.
(Theo EuroNews)