Yêu cầu đẩy mạnh tích tụ đất đai, công khai quỹ đất nông nghiệp
Tích tụ, tập trung đất đai phải đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của người nông dân.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có chỉ đạo đối với chủ trương tích tụ, tập trung đất đai, tạo điều kiện để tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp, bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tài sản đất đai.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh việc thực hiện tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của người nông dân; tích tụ, tập trung đất đai phải đi đôi với phát triển công nghiệp, dịch vụ nói chung, phát triển ngành nghề ở nông thôn nói riêng, tạo công ăn, việc làm để từng bước giảm lao động trong nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và cơ giới hóa nhằm tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp.
Tích tụ, tập trung đất đai phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn với việc cơ cấu các ngành kinh tế nói chung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng, gắn với nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất.
Đồng thời phải phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục khảo sát, tổng hợp, đánh giá chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai để xác định rõ các quy định hiện không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn về tích tụ, tập trung đất đai để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 cho phù hợp.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất quy trình thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững; vấn đề đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các dự án nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thế chấp tài sản hợp pháp gắn liền với đất để huy động vốn đầu tư.
Đồng thời, chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức công bố công khai quỹ đất nông nghiệp, nhu cầu chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Trên cơ sở đó hình thành quỹ đất nhằm chủ động kêu gọi đầu tư, cùng với doanh nghiệp tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp; phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về đất đai, đặc biệt là quy định về các quyền, nghĩa vụ cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và nhu cầu của thị trường, trong đó lấy thị trường quốc tế làm mục tiêu, đồng thời coi trọng thị trường trong nước. Trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp cho phù hợp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh việc thực hiện tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và đặc biệt là lợi ích của người nông dân; tích tụ, tập trung đất đai phải đi đôi với phát triển công nghiệp, dịch vụ nói chung, phát triển ngành nghề ở nông thôn nói riêng, tạo công ăn, việc làm để từng bước giảm lao động trong nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và cơ giới hóa nhằm tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp.
Tích tụ, tập trung đất đai phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn với việc cơ cấu các ngành kinh tế nói chung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng, gắn với nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất.
Đồng thời phải phù hợp với đặc điểm về đất đai, địa hình, khí hậu, văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng, từng khu vực, từng địa phương.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương tiếp tục khảo sát, tổng hợp, đánh giá chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai để xác định rõ các quy định hiện không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn về tích tụ, tập trung đất đai để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 cho phù hợp.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất quy trình thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững; vấn đề đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các dự án nông nghiệp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện thế chấp tài sản hợp pháp gắn liền với đất để huy động vốn đầu tư.
Đồng thời, chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức công bố công khai quỹ đất nông nghiệp, nhu cầu chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
Trên cơ sở đó hình thành quỹ đất nhằm chủ động kêu gọi đầu tư, cùng với doanh nghiệp tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp; phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về đất đai, đặc biệt là quy định về các quyền, nghĩa vụ cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và nhu cầu của thị trường, trong đó lấy thị trường quốc tế làm mục tiêu, đồng thời coi trọng thị trường trong nước. Trên cơ sở đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của các cấp cho phù hợp và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.