3G Việt: Nhà nghèo vẫn xài được "hàng hiệu"
Xu hướng người dùng có mức thu nhập trung bình lựa chọn dịch vụ Internet băng rộng 3G để lướt net đang trở nên phổ biến
Cứ ngỡ lướt web trên dế là một dịch vụ xa xỉ lắm, thế nhưng, sau ngót nghét một năm công nghệ 3G chính thức được triển khai, cung cấp tại Việt Nam, với những chính sách cước liên tục ưu đãi từ các nhà mạng, xem ra quan điểm này đã thay đổi khá nhiều.
Anh Trung là một khách hàng của dịch vụ Internet băng rộng ADSL từ năm 2006. Sau bốn năm gắn bó với dịch vụ này, anh đã quyết định cắt hợp đồng với nhà cung cấp để chuyển sang Internet 3G.
Lý do ngưng sử dụng dịch vụ của anh là dịch vụ Internet 3G chất lượng chả kém gì ADSL, mà đi đâu cũng có thể xài được, giá lại rẻ. Giờ, mạng giúp anh vào net hàng ngày là dịch vụ Fast Connect của MobiFone.
Không chỉ riêng anh Trung mà xu hướng người dùng có mức thu nhập trung bình lựa chọn dịch vụ Internet băng rộng 3G để lướt net đang trở nên phổ biến trong thời điểm hiện nay. Những khách hàng này phân tích, các gói cước ADSL giá rẻ nhất cung cấp cũng khiến họ phải bỏ ra không dưới 100 ngàn đồng/tháng.
Nhưng sử dụng dịch vụ Mobile Broadband ở thời điểm này, dù là mạng VinaPhone, MobiFone hay Viettel, người dùng đều có thể tìm được cho mình gói cước mà chi phí chỉ trong vòng 50 ngàn/tháng để vào mạng đã khá thoải mái rồi.
Ban đầu, anh Trung cũng không nghĩ rằng cước dịch vụ 3G mà lại có mức bình dân đến vậy. Thế nhưng, khi tận mắt nhìn bảng cước của nhà mạng mới thực sự tin. Giá cước dịch vụ Internet 3G của MobiFone dù chưa đầy một năm cung cấp nhưng đã được nhà mạng điều chỉnh giảm tới vài lần.
Gần đây nhất, dịch vụ Mobile Internet cước lưu lượng được giảm tới 80%, còn 10 đồng/10 Kb so vớ mứci 50 đồng trước đây, còn Fast Connect giảm mạnh tới 94%, còn 65 đồng/Mb dữ liệu so với mức 1.024 đồng trước đó.
Hiện nay, so với các doanh nghiệp viễn thông lớn khác như VinaPhone, Viettel, thì mức cước sử dụng dịch vụ 3G vẫn tồn tại những sự khác biệt nhưng ở mức không đáng kể. Người tiêu dùng có thể thỏa sức lựa chọn dựa trên những tiêu chí ưu tiên khác nhau như: mức độ quen thuộc, hình ảnh thương hiệu, chất lượng chăm sóc khách hàng…
Theo số liệu công bố của cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Thông tin và Truyền thông và từ chính các nhà mạng, lưu lượng dịch vụ trong thời gian qua cho thấy, nhu cầu sử dụng 3G của khách hàng Việt chủ yếu tập trung ở Internet di động. Nắm được xu thế này từ người tiêu dùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ 3G đã và đang đưa ra những chính sách ưu ái khách hàng hơn nữa để ngày càng phù hợp hơn với túi tiền của “thượng đế” Việt.
Dường như, dịch vụ công nghệ 3G đã dần không còn thuộc loại “hàng hiệu” nữa. Xu hướng cạnh tranh giảm giá cực mạnh cùng việc không ngừng cải tiến dịch vụ nội dung đã từng ngày hiện thực hóa mong muốn “3G cho mọi người”.
Anh Trung là một khách hàng của dịch vụ Internet băng rộng ADSL từ năm 2006. Sau bốn năm gắn bó với dịch vụ này, anh đã quyết định cắt hợp đồng với nhà cung cấp để chuyển sang Internet 3G.
Lý do ngưng sử dụng dịch vụ của anh là dịch vụ Internet 3G chất lượng chả kém gì ADSL, mà đi đâu cũng có thể xài được, giá lại rẻ. Giờ, mạng giúp anh vào net hàng ngày là dịch vụ Fast Connect của MobiFone.
Không chỉ riêng anh Trung mà xu hướng người dùng có mức thu nhập trung bình lựa chọn dịch vụ Internet băng rộng 3G để lướt net đang trở nên phổ biến trong thời điểm hiện nay. Những khách hàng này phân tích, các gói cước ADSL giá rẻ nhất cung cấp cũng khiến họ phải bỏ ra không dưới 100 ngàn đồng/tháng.
Nhưng sử dụng dịch vụ Mobile Broadband ở thời điểm này, dù là mạng VinaPhone, MobiFone hay Viettel, người dùng đều có thể tìm được cho mình gói cước mà chi phí chỉ trong vòng 50 ngàn/tháng để vào mạng đã khá thoải mái rồi.
Ban đầu, anh Trung cũng không nghĩ rằng cước dịch vụ 3G mà lại có mức bình dân đến vậy. Thế nhưng, khi tận mắt nhìn bảng cước của nhà mạng mới thực sự tin. Giá cước dịch vụ Internet 3G của MobiFone dù chưa đầy một năm cung cấp nhưng đã được nhà mạng điều chỉnh giảm tới vài lần.
Gần đây nhất, dịch vụ Mobile Internet cước lưu lượng được giảm tới 80%, còn 10 đồng/10 Kb so vớ mứci 50 đồng trước đây, còn Fast Connect giảm mạnh tới 94%, còn 65 đồng/Mb dữ liệu so với mức 1.024 đồng trước đó.
Hiện nay, so với các doanh nghiệp viễn thông lớn khác như VinaPhone, Viettel, thì mức cước sử dụng dịch vụ 3G vẫn tồn tại những sự khác biệt nhưng ở mức không đáng kể. Người tiêu dùng có thể thỏa sức lựa chọn dựa trên những tiêu chí ưu tiên khác nhau như: mức độ quen thuộc, hình ảnh thương hiệu, chất lượng chăm sóc khách hàng…
Theo số liệu công bố của cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Thông tin và Truyền thông và từ chính các nhà mạng, lưu lượng dịch vụ trong thời gian qua cho thấy, nhu cầu sử dụng 3G của khách hàng Việt chủ yếu tập trung ở Internet di động. Nắm được xu thế này từ người tiêu dùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ 3G đã và đang đưa ra những chính sách ưu ái khách hàng hơn nữa để ngày càng phù hợp hơn với túi tiền của “thượng đế” Việt.
Dường như, dịch vụ công nghệ 3G đã dần không còn thuộc loại “hàng hiệu” nữa. Xu hướng cạnh tranh giảm giá cực mạnh cùng việc không ngừng cải tiến dịch vụ nội dung đã từng ngày hiện thực hóa mong muốn “3G cho mọi người”.