6 điểm đáng chú ý của tiêu dùng 9 tháng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng trên 23% so với cùng kỳ năm trước
Các chỉ số thống kê của 9 tháng đầu năm nay cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng - một biểu hiện tổng hợp và chủ yếu nhất của tiêu thụ trong nước - đã tăng trên 23% so với cùng kỳ năm trước.
Bình luận về những con số này, các chuyên gia đã đưa ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Thứ nhất, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khá, tính bình quân đầu người một tháng đã vượt qua mốc 660 nghìn đồng.
Thứ hai, tốc độ tăng thuộc loại rất cao. Tốc độ tăng này do hai yếu tố tạo thành. Một yếu tố quan trọng là do giá bình quân trong 9 tháng này đã tăng 7,53% so với cùng kỳ. Một yếu tố quan trọng và tăng cao hơn là tốc độ tăng về lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng lên đến gần 14,5%, cao gấp 1,7 tốc độ tăng GDP, một tốc độ tăng mà không phải kỳ nào, năm nào cũng đạt được. Tiêu thụ trong nước vì thế cùng với xuất khẩu đã trở thành động lực quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Thứ ba, tốc độ tăng cao của lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng do cả hai yếu tố tác động đều rất tích cực. Trước hết là lượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đã tăng khá cao. Điều này thể hiện mức sống của dân cư nhìn chung đã tăng và đạt quy mô khá.
Một yếu tố khác là tỷ lệ tiêu dùng thông qua việc mua bán trên thị trường đã tăng khá, thể hiện tính hàng hoá của nền kinh tế cao lên, tính tự cấp tự túc giảm đi. Bản thân người nông dân cũng giảm tính tự cấp tự túc, tăng tính mua bán trên thị trường; tỷ lệ dân số nông thôn giảm, tỷ lệ dân số thành thị tăng; ngay tỷ lệ tự phục vụ trong một số lĩnh vực dịch vụ (như ăn uống, giặt giũ, vệ sinh nhà cửa...) của người dân thành thị cũng giảm đi, tỷ lệ mua bán trên thị trường hay thuê ngoài đã tăng lên.
Thứ tư, khi tiêu thụ trong nước tăng cao, lại có quy mô dân số trên 85 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, sẽ làm cho dung lượng thị trường của Việt Nam đang lớn lên nhanh chóng, trở thành thị trường tiềm năng mơ ước, có tác dụng "mời gọi" nhiều nhà đầu tư, sản xuất, bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.
Điều đó lý giải tại sao thế giới đã xếp hạng Việt Nam là thị trường bán lẻ có tốc độ tăng đứng thứ tư thế giới và đầu tư nước ngoài đã tăng tốc trong mấy năm qua (năm 2006 đạt 12 tỷ USD đăng ký, gần 4 tỷ USD thực hiện, 9 tháng năm 2007 đạt trên 9,6 tỷ USD đăng ký, trên 3,5 tỷ USD thực hiện, ước cả năm có thể đạt trên 13 tỷ USD đăng ký và trên 4,5 tỷ USD thực hiện).
Thứ năm, tăng trưởng của tổng mức bán lẻ đạt được cả ở 5 loại hình kinh tế. Trong năm loại hình này, tăng cao nhất là loại hình kinh tế tư nhân. Nhờ đó, tỷ trọng của loại hình này trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã đạt, cao hơn tỷ lệ đã đạt được của cùng kỳ năm trước, cao gần gấp đôi tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước.
Đây là một tín hiệu khả quan và nếu được liên kết tốt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ quốc tế khi nước ta mở rộng cửa hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy còn chiếm tỷ trọng thấp, nhưng lại có tốc độ tăng, cao thứ hai và cao hơn tốc độ chung.
Sự tăng lên của khu vực này sẽ còn cao hơn nữa khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, bởi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây sẽ là sự cạnh tranh khốc liệt đối với các nhà kinh doanh bán lẻ Việt Nam vốn có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn nghèo, trình độ quản lý còn thấp, lại thiếu tính liên kết...; nhưng lại là cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận với hàng hoá dịch vụ chất lượng cao, giá cả hạ, tính tiện lợi tăng...
Khu vực có thể hiện chiếm tỷ trọng cao nhất (62,9%) và cũng tăng rất cao; khu vực này có lợi thế là "len lỏi" vào khắp các hang cùng ngõ hẻm, phù hợp với thu nhập sức mua có khả năng thanh toán còn thấp của nông dân - một bộ phận lớn dân cư, quen với thị hiếu tiêu dùng...
Thứ sáu, cơ cấu tiêu dùng của dân cư đã có xu hướng thay đổi. Du lịch hiện tăng với tốc độ cao nhất, tiếp đến là dịch vụ, khách sạn, nhà hàng (21%); còn thương nghiệp (tức là hàng hoá vật chất) tăng thấp nhất, mặc dù tỷ trọng của nhóm hàng này vẫn chiếm cao nhất.
Đó cũng là sự chuyển dịch tích cực, bởi một bộ phận dân cư có thu nhập cao đã thay đổi nhu cầu tiêu dùng, bởi nhu cầu tiêu dùng đang có tác dụng quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất...
Bình luận về những con số này, các chuyên gia đã đưa ra một số nhận xét đáng lưu ý.
Thứ nhất, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khá, tính bình quân đầu người một tháng đã vượt qua mốc 660 nghìn đồng.
Thứ hai, tốc độ tăng thuộc loại rất cao. Tốc độ tăng này do hai yếu tố tạo thành. Một yếu tố quan trọng là do giá bình quân trong 9 tháng này đã tăng 7,53% so với cùng kỳ. Một yếu tố quan trọng và tăng cao hơn là tốc độ tăng về lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng lên đến gần 14,5%, cao gấp 1,7 tốc độ tăng GDP, một tốc độ tăng mà không phải kỳ nào, năm nào cũng đạt được. Tiêu thụ trong nước vì thế cùng với xuất khẩu đã trở thành động lực quan trọng nhất để tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Thứ ba, tốc độ tăng cao của lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng do cả hai yếu tố tác động đều rất tích cực. Trước hết là lượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đã tăng khá cao. Điều này thể hiện mức sống của dân cư nhìn chung đã tăng và đạt quy mô khá.
Một yếu tố khác là tỷ lệ tiêu dùng thông qua việc mua bán trên thị trường đã tăng khá, thể hiện tính hàng hoá của nền kinh tế cao lên, tính tự cấp tự túc giảm đi. Bản thân người nông dân cũng giảm tính tự cấp tự túc, tăng tính mua bán trên thị trường; tỷ lệ dân số nông thôn giảm, tỷ lệ dân số thành thị tăng; ngay tỷ lệ tự phục vụ trong một số lĩnh vực dịch vụ (như ăn uống, giặt giũ, vệ sinh nhà cửa...) của người dân thành thị cũng giảm đi, tỷ lệ mua bán trên thị trường hay thuê ngoài đã tăng lên.
Thứ tư, khi tiêu thụ trong nước tăng cao, lại có quy mô dân số trên 85 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, sẽ làm cho dung lượng thị trường của Việt Nam đang lớn lên nhanh chóng, trở thành thị trường tiềm năng mơ ước, có tác dụng "mời gọi" nhiều nhà đầu tư, sản xuất, bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Việt Nam.
Điều đó lý giải tại sao thế giới đã xếp hạng Việt Nam là thị trường bán lẻ có tốc độ tăng đứng thứ tư thế giới và đầu tư nước ngoài đã tăng tốc trong mấy năm qua (năm 2006 đạt 12 tỷ USD đăng ký, gần 4 tỷ USD thực hiện, 9 tháng năm 2007 đạt trên 9,6 tỷ USD đăng ký, trên 3,5 tỷ USD thực hiện, ước cả năm có thể đạt trên 13 tỷ USD đăng ký và trên 4,5 tỷ USD thực hiện).
Thứ năm, tăng trưởng của tổng mức bán lẻ đạt được cả ở 5 loại hình kinh tế. Trong năm loại hình này, tăng cao nhất là loại hình kinh tế tư nhân. Nhờ đó, tỷ trọng của loại hình này trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã đạt, cao hơn tỷ lệ đã đạt được của cùng kỳ năm trước, cao gần gấp đôi tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước.
Đây là một tín hiệu khả quan và nếu được liên kết tốt hơn sẽ có khả năng cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ quốc tế khi nước ta mở rộng cửa hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy còn chiếm tỷ trọng thấp, nhưng lại có tốc độ tăng, cao thứ hai và cao hơn tốc độ chung.
Sự tăng lên của khu vực này sẽ còn cao hơn nữa khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, bởi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây sẽ là sự cạnh tranh khốc liệt đối với các nhà kinh doanh bán lẻ Việt Nam vốn có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn nghèo, trình độ quản lý còn thấp, lại thiếu tính liên kết...; nhưng lại là cơ hội cho người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận với hàng hoá dịch vụ chất lượng cao, giá cả hạ, tính tiện lợi tăng...
Khu vực có thể hiện chiếm tỷ trọng cao nhất (62,9%) và cũng tăng rất cao; khu vực này có lợi thế là "len lỏi" vào khắp các hang cùng ngõ hẻm, phù hợp với thu nhập sức mua có khả năng thanh toán còn thấp của nông dân - một bộ phận lớn dân cư, quen với thị hiếu tiêu dùng...
Thứ sáu, cơ cấu tiêu dùng của dân cư đã có xu hướng thay đổi. Du lịch hiện tăng với tốc độ cao nhất, tiếp đến là dịch vụ, khách sạn, nhà hàng (21%); còn thương nghiệp (tức là hàng hoá vật chất) tăng thấp nhất, mặc dù tỷ trọng của nhóm hàng này vẫn chiếm cao nhất.
Đó cũng là sự chuyển dịch tích cực, bởi một bộ phận dân cư có thu nhập cao đã thay đổi nhu cầu tiêu dùng, bởi nhu cầu tiêu dùng đang có tác dụng quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất...