Air taxi vướng cơ chế
Đã có một vài doanh nghiệp lập dự án vận tải air taxi, song đến nay đa số đều còn trong giai đoạn... nằm trên giấy
Đã có một vài doanh nghiệp lập dự án vận tải air taxi, song đến nay đa số đều còn trong giai đoạn... nằm trên giấy.
Kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi ngày càng nhiều những dịch vụ cao cấp ra đời. Trong bối cảnh giao thông đường bộ, đường thủy và cả đường hàng không truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại thuận lợi, nhanh chóng và an toàn, thì air taxi sẽ là một phương tiện được lựa chọn ưu việt. Song cho đến nay, chưa có một doanh nghiệp nào kinh doanh lĩnh vực này.
Với điều kiện tự nhiên trên 3.000 km bờ biển trải dài dọc khắp đất nước và hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện lý tưởng để ngành vận tải air taxi hoạt động - đặc biệt là loại thủy phi cơ. Còn đối với loại máy bay cánh quạt loại nhỏ dùng làm air taxi thì điều kiện hạ - cất cánh trên đất liền khá đơn giản.
Nói như ông Lương Hoài Nam, Giám đốc Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines: “Chỉ cần bãi đất trống bằng phẳng, có độ dài khoảng 1.000 m là máy bay có thể lên xuống dễ dàng, không cần tốn kém chi phí xây dựng đường băng, nhà ga như loại máy bay dân dụng khác”.
Thông thường, các loại máy bay dùng làm air taxi có loại từ 2 chỗ đến dưới 20 chỗ và giá thành có chiếc chỉ bằng một chiếc xe hơi cao cấp, tức khoảng trên 200.000 USD.
Theo một giám đốc (giấu tên), doanh nghiệp trong nước đang lập đề án cùng một số doanh nghiệp khác xin thành lập loại hình vận tải này, với số vốn khoảng vài trăm triệu USD chỉ cần huy động trong nước để thành lập, không cần phải đầu tư, liên doanh với nước ngoài. Khả năng của chúng tôi có thể thành lập một công ty bay loại này với đội bay vài chục chiếc, ít nhất đủ phục vụ cho nhu cầu du lịch, kinh tế, xã hội ở các tỉnh phía Nam.
Với giá ước khoảng vài trăm USD cho một người với quãng đường trên dưới 100 km - cũng theo doanh nhân này - không riêng gì khách du lịch, nhà đầu tư nước ngoài mà cả một số doanh nhân trong nước cũng sẽ lựa chọn air taxi vừa tiết kiệm thời gian, an toàn mà lại cơ động, hơn là sử dụng xe hơi.
Đặc điểm của air taxi là cơ động nhanh, an toàn, ngoài phục vụ du lịch, đi lại của các doanh nhân, air taxi còn phục vụ bay khảo sát địa hình, bay cấp cứu y tế. Điều này rất cần thiết khi cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, mạng đường bay của hàng không dân dụng trong nước chưa phủ khắp để đáp ứng được nhu cầu phát triển cũng như đời sống của người dân.
Một giám đốc công ty du lịch lữ hành tầm cỡ ở Tp.HCM nói: "Nhiều khách du lịch nước ngoài khi đăng ký tour với chúng tôi, họ hỏi “có air taxi không?”. Họ nói đi air taxi dù giá thành cao song họ vẫn thích lựa chọn nếu có, bởi ngoài yếu tố cơ động, an toàn, còn được ngắm nhìn phong cảnh từ trên cao."
Ông Kim, một nhà đầu tư Hàn Quốc, nói: Nếu Việt Nam có air taxi thì các nhà đầu tư khi cần có việc gấp phải di chuyển trên 100 km trở lên, họ sẽ lựa chọn thay cho việc đi đường bộ, đôi khi kẹt đường mất vài ba giờ là chuyện bình thường.
Ông kể có lần ông chủ tập đoàn sang khảo sát địa điểm để quyết định mở rộng đầu tư, ông ta muốn được quan sát địa điểm một cách bao quát từ trên không, nhưng không đáp ứng được.
Như vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thực tế thị trường có nhu cầu và khả năng đầu tư nằm trong tay các doanh nghiệp trong nước. Cơ hội “thiên thời, địa lợi” như vậy, sao chưa có một doanh nghiệp nào ra đời để tận dụng kinh doanh phục vụ đời sống xã hội?
Đa số doanh nghiệp có câu trả lời: Do... cơ chế (?). Bởi với đặc thù của loại máy bay vận tải nhẹ này là có thể bay “khắp hang cùng ngõ hẻm”, mà đó lại là hành lang thuộc về an ninh quốc phòng.
Một chuyên gia hàng không cho rằng air taxi rất cần thiết cho phục vụ đời sống, đặc biệt là bay cấp cứu y tế trong nước, khi mạng lưới y tế vùng nông thôn, miền núi, hải đảo còn quá cách biệt về chất lượng với các cơ sở y tế ở những thành phố lớn.
Ông lấy ví dụ, một ca bệnh hiểm nghèo cần được cấp cứu kịp thời từ Lâm Đồng chẳng hạn, nếu đi đường bộ về Tp.HCM mất cả 5 - 6 giờ thì cơ hội được cứu sống rất mỏng manh. Trong khi đó, nếu có air taxi thì chỉ vài chục phút.
Kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi ngày càng nhiều những dịch vụ cao cấp ra đời. Trong bối cảnh giao thông đường bộ, đường thủy và cả đường hàng không truyền thống chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại thuận lợi, nhanh chóng và an toàn, thì air taxi sẽ là một phương tiện được lựa chọn ưu việt. Song cho đến nay, chưa có một doanh nghiệp nào kinh doanh lĩnh vực này.
Với điều kiện tự nhiên trên 3.000 km bờ biển trải dài dọc khắp đất nước và hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện lý tưởng để ngành vận tải air taxi hoạt động - đặc biệt là loại thủy phi cơ. Còn đối với loại máy bay cánh quạt loại nhỏ dùng làm air taxi thì điều kiện hạ - cất cánh trên đất liền khá đơn giản.
Nói như ông Lương Hoài Nam, Giám đốc Công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines: “Chỉ cần bãi đất trống bằng phẳng, có độ dài khoảng 1.000 m là máy bay có thể lên xuống dễ dàng, không cần tốn kém chi phí xây dựng đường băng, nhà ga như loại máy bay dân dụng khác”.
Thông thường, các loại máy bay dùng làm air taxi có loại từ 2 chỗ đến dưới 20 chỗ và giá thành có chiếc chỉ bằng một chiếc xe hơi cao cấp, tức khoảng trên 200.000 USD.
Theo một giám đốc (giấu tên), doanh nghiệp trong nước đang lập đề án cùng một số doanh nghiệp khác xin thành lập loại hình vận tải này, với số vốn khoảng vài trăm triệu USD chỉ cần huy động trong nước để thành lập, không cần phải đầu tư, liên doanh với nước ngoài. Khả năng của chúng tôi có thể thành lập một công ty bay loại này với đội bay vài chục chiếc, ít nhất đủ phục vụ cho nhu cầu du lịch, kinh tế, xã hội ở các tỉnh phía Nam.
Với giá ước khoảng vài trăm USD cho một người với quãng đường trên dưới 100 km - cũng theo doanh nhân này - không riêng gì khách du lịch, nhà đầu tư nước ngoài mà cả một số doanh nhân trong nước cũng sẽ lựa chọn air taxi vừa tiết kiệm thời gian, an toàn mà lại cơ động, hơn là sử dụng xe hơi.
Đặc điểm của air taxi là cơ động nhanh, an toàn, ngoài phục vụ du lịch, đi lại của các doanh nhân, air taxi còn phục vụ bay khảo sát địa hình, bay cấp cứu y tế. Điều này rất cần thiết khi cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, mạng đường bay của hàng không dân dụng trong nước chưa phủ khắp để đáp ứng được nhu cầu phát triển cũng như đời sống của người dân.
Một giám đốc công ty du lịch lữ hành tầm cỡ ở Tp.HCM nói: "Nhiều khách du lịch nước ngoài khi đăng ký tour với chúng tôi, họ hỏi “có air taxi không?”. Họ nói đi air taxi dù giá thành cao song họ vẫn thích lựa chọn nếu có, bởi ngoài yếu tố cơ động, an toàn, còn được ngắm nhìn phong cảnh từ trên cao."
Ông Kim, một nhà đầu tư Hàn Quốc, nói: Nếu Việt Nam có air taxi thì các nhà đầu tư khi cần có việc gấp phải di chuyển trên 100 km trở lên, họ sẽ lựa chọn thay cho việc đi đường bộ, đôi khi kẹt đường mất vài ba giờ là chuyện bình thường.
Ông kể có lần ông chủ tập đoàn sang khảo sát địa điểm để quyết định mở rộng đầu tư, ông ta muốn được quan sát địa điểm một cách bao quát từ trên không, nhưng không đáp ứng được.
Như vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi, thực tế thị trường có nhu cầu và khả năng đầu tư nằm trong tay các doanh nghiệp trong nước. Cơ hội “thiên thời, địa lợi” như vậy, sao chưa có một doanh nghiệp nào ra đời để tận dụng kinh doanh phục vụ đời sống xã hội?
Đa số doanh nghiệp có câu trả lời: Do... cơ chế (?). Bởi với đặc thù của loại máy bay vận tải nhẹ này là có thể bay “khắp hang cùng ngõ hẻm”, mà đó lại là hành lang thuộc về an ninh quốc phòng.
Một chuyên gia hàng không cho rằng air taxi rất cần thiết cho phục vụ đời sống, đặc biệt là bay cấp cứu y tế trong nước, khi mạng lưới y tế vùng nông thôn, miền núi, hải đảo còn quá cách biệt về chất lượng với các cơ sở y tế ở những thành phố lớn.
Ông lấy ví dụ, một ca bệnh hiểm nghèo cần được cấp cứu kịp thời từ Lâm Đồng chẳng hạn, nếu đi đường bộ về Tp.HCM mất cả 5 - 6 giờ thì cơ hội được cứu sống rất mỏng manh. Trong khi đó, nếu có air taxi thì chỉ vài chục phút.