AMMD không ra tuyên bố chung vì vấn đề biển Đông
Đây không phải lần đầu ASEAN không đưa ra được một tuyên bố chung có đề cập tới vấn đề biển Đông
Kế hoạch ra một tuyên bố chung sau khi kết thúc hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN (AMMD) tại Kuala Lumpur, Malaysia đã bị hủy bỏ ngày 4/11 do bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ về đề cập tới biển Đông trong văn kiện này - hãng Reuters đưa tin.
Quan chức nước chủ nhà Malaysia chưa đưa ra lý do chính thức cho việc hủy kế hoạch ra tuyên bố chung. Tuy nhiên, trong lịch làm việc được điều chỉnh của ngày 4/11, lễ ký kết tuyên bố chung Kuala Lumpur đã không được nhắc tới.
Trước đó, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói Trung Quốc đã tiến hành vận động các nước Đông Nam Á không đề cập đến quan ngại về vấn đề biển Đông trong tuyên bố chung.
“Lý do ở đây là Trung Quốc đã vận động hành lang để không đưa bất kỳ đề cập nào đến biển Đông vào tuyên bố chung”, vị quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính nói.
“Có thể hiểu rằng một số nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cảm thấy việc này không phù hợp. Điều đó phản ánh sự chia rẽ trong khu vực mà hoạt động khai hoang và quân sự hóa của Trung Quốc trên biển Đông gây ra”, vị quan chức nói thêm.
“Đây là một quyết định của ASEAN, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, không có tuyên bố nào còn tốt hơn việc có một tuyên bố nhưng né tránh vấn đề Trung Quốc khai hoang và quân sự hóa biển Đông”, vị quan chức Mỹ phát biểu.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đổ lỗi cho “một số nước” ngoài khu vực Đông Nam Á - một sự ám chỉ đến Mỹ và Nhật Bản - khiến hội nghị không ra được tuyên bố chung.
Họ “đã tìm cách cưỡng ép đưa nội dung vào bản tuyên bố chung”, và các nước này phải chịu trách nhiệm về việc hội nghị không đạt được tuyên bố chung - Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói trong một bài viết trên mạng xã hội.
Hội nghị diễn ra ngày 4/11 có sự tham gia của bộ trưởng bộ quốc phòng 10 nước ASEAN và người đồng cấp từ 8 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ. Hội nghị mở rộng diễn ra hai năm một lần này gọi là ADMM+, được xem như một diễn đàn nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đây không phải lần đầu ASEAN không đưa ra được một tuyên bố chung có đề cập tới vấn đề biển Đông.
Tháng 8 vừa qua, tuyên bố chung của hội nghị ngoại trưởng ASEAN đã bị hoãn do một số khác biệt về vấn đề biển Đông. Năm 2012, hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên không ra tuyên bố chung do không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này.
Một số nguồn tin là quan chức tuần này nói rằng Mỹ và Nhật đã nỗ lực vận động để đưa những quan ngại về biển Đông vào tuyên bố chung của hội nghị ADMM. Nước chủ nhà Malaysia đã nhất trí đề cập vấn đề biển Đông trong tuyên bố chung, theo một quan chức quốc phòng của Philippines.
Trong khi đó, theo một quan chức Mỹ, suốt từ tháng 2 năm nay, Bắc Kinh đã thể hiện rõ rằng họ không muốn vấn đề biển Đông được bàn thảo tại hội nghị này.
Vị quan chức Philippines nói nước này hài lòng với việc hội nghị ADMM không ra tuyên bố chung. “Như vậy còn tốt hơn có tuyên bố chung mà không nói đến biển Đông. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể có được một tuyên bố tốt hơn thế”, vị này nói.
Ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã có một cuộc gặp kéo dài 40 phút với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn và hai bên đã thảo luận vấn đề biển Đông.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tại cuộc gặp này, ông Thường Vạn Toàn đã nói với ông Carter rằng: “Người dân và quân đội Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ hành vi nào vi phạm chủ quyền và các lợi ích liên quan của Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi Mỹ dừng ngay mọi phát ngôn và hành động sai lầm, và không có bất kỳ động thái nguy hiểm nào khác đe dọa chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Quan chức nước chủ nhà Malaysia chưa đưa ra lý do chính thức cho việc hủy kế hoạch ra tuyên bố chung. Tuy nhiên, trong lịch làm việc được điều chỉnh của ngày 4/11, lễ ký kết tuyên bố chung Kuala Lumpur đã không được nhắc tới.
Trước đó, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói Trung Quốc đã tiến hành vận động các nước Đông Nam Á không đề cập đến quan ngại về vấn đề biển Đông trong tuyên bố chung.
“Lý do ở đây là Trung Quốc đã vận động hành lang để không đưa bất kỳ đề cập nào đến biển Đông vào tuyên bố chung”, vị quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính nói.
“Có thể hiểu rằng một số nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cảm thấy việc này không phù hợp. Điều đó phản ánh sự chia rẽ trong khu vực mà hoạt động khai hoang và quân sự hóa của Trung Quốc trên biển Đông gây ra”, vị quan chức nói thêm.
“Đây là một quyết định của ASEAN, nhưng theo quan điểm của chúng tôi, không có tuyên bố nào còn tốt hơn việc có một tuyên bố nhưng né tránh vấn đề Trung Quốc khai hoang và quân sự hóa biển Đông”, vị quan chức Mỹ phát biểu.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đổ lỗi cho “một số nước” ngoài khu vực Đông Nam Á - một sự ám chỉ đến Mỹ và Nhật Bản - khiến hội nghị không ra được tuyên bố chung.
Họ “đã tìm cách cưỡng ép đưa nội dung vào bản tuyên bố chung”, và các nước này phải chịu trách nhiệm về việc hội nghị không đạt được tuyên bố chung - Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói trong một bài viết trên mạng xã hội.
Hội nghị diễn ra ngày 4/11 có sự tham gia của bộ trưởng bộ quốc phòng 10 nước ASEAN và người đồng cấp từ 8 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ. Hội nghị mở rộng diễn ra hai năm một lần này gọi là ADMM+, được xem như một diễn đàn nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đây không phải lần đầu ASEAN không đưa ra được một tuyên bố chung có đề cập tới vấn đề biển Đông.
Tháng 8 vừa qua, tuyên bố chung của hội nghị ngoại trưởng ASEAN đã bị hoãn do một số khác biệt về vấn đề biển Đông. Năm 2012, hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần đầu tiên không ra tuyên bố chung do không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này.
Một số nguồn tin là quan chức tuần này nói rằng Mỹ và Nhật đã nỗ lực vận động để đưa những quan ngại về biển Đông vào tuyên bố chung của hội nghị ADMM. Nước chủ nhà Malaysia đã nhất trí đề cập vấn đề biển Đông trong tuyên bố chung, theo một quan chức quốc phòng của Philippines.
Trong khi đó, theo một quan chức Mỹ, suốt từ tháng 2 năm nay, Bắc Kinh đã thể hiện rõ rằng họ không muốn vấn đề biển Đông được bàn thảo tại hội nghị này.
Vị quan chức Philippines nói nước này hài lòng với việc hội nghị ADMM không ra tuyên bố chung. “Như vậy còn tốt hơn có tuyên bố chung mà không nói đến biển Đông. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể có được một tuyên bố tốt hơn thế”, vị này nói.
Ngày 3/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã có một cuộc gặp kéo dài 40 phút với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn và hai bên đã thảo luận vấn đề biển Đông.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tại cuộc gặp này, ông Thường Vạn Toàn đã nói với ông Carter rằng: “Người dân và quân đội Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ hành vi nào vi phạm chủ quyền và các lợi ích liên quan của Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi Mỹ dừng ngay mọi phát ngôn và hành động sai lầm, và không có bất kỳ động thái nguy hiểm nào khác đe dọa chủ quyền và các lợi ích an ninh của Trung Quốc”.